Giáo dục

7 Đề đọc hiểu Phong cách sống của người đời có đáp án chi tiết

Phong cách sống của người đời đọc hiểu

7 Đề đọc hiểu Phong cách sống của người đời có đáp án chi tiết được THPT Ngô Thì Nhậm chọn lọc từ các bài kiểm tra học kì sẽ là tài liệu giúp các em ôn tập thật tốt tại nhà, nắm vững kiến thức trước khi bước vào bài thi sắp tới. Các em hãy ôn luyện thật kỹ 7 đề Phong cách sống của người đời đọc hiểu để trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trong phần đọc hiểu nhé.

7 Đề đọc hiểu Phong cách sống của người đời có đáp án chi tiết
7 Đề đọc hiểu Phong cách sống của người đời có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người. Ngay một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, nếu biết xem nó, đọc nó, vẫn có thể rút ra những điều bổ ích.

Đặc biệt, một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó. Một sai lầm do chuẩn bị không đầy đủ của ai đó rất bổ ích cho những người tinh thần trách nhiệm còn hạn chế hay tư tưởng chủ quan, tác phong đại khái. Một sai lầm của ai đó do áp dụng trật kỹ thuật, do biện pháp thực thi không thích hợp cũng rất có lợi cho những cán bộ chuyên môn chưa thành thạo nghề nghiệp. Một sai lầm của ai đó do thiếu sự phối hợp tốt giữa các bộ phận do quy trình thực hiện nó lộn xộn lại rất có ích về mặt tổ chức cho những người đóng vai trò tổ chức điều hành. Đó là những bài học kinh nghiệm.

Thành ngữ của phương Đông “Sai lầm của người này là bài học của người khác” là rất chính xác. Tất nhiên, nhấn mạnh điều này không hề có ý nghĩa khuyến khích mắc sai lầm. Bởi một trong những yêu cầu hạnh phúc của con người là ít mắc sai lầm và đạt nhiều thắng lợi.

(Trích Phong cách sống của người đời – Nhà báo Trường Giang)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Lời giải:

– Phong cách ngôn ngữ: Chính luận;

– Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2: Xác định câu chủ đề của đoạn trích. Tác giả đã dẫn những dẫn chứng nào để làm sáng tỏ cho câu chủ đề?

Lời giải:

– Câu chủ đề của đoạn trích: Trong cuộc sống không có điều gì diễn ra mà không có ý nghĩa đối với con người.

– Tác giả đã dẫn những dẫn chứng: một vở kịch dở, một cuốn sách nhạt nhẽo, một sai lầm.. vẫn khiến chúng ta có thể học được điều gì đó.

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu văn in nghiêng.

Lời giải:

– Biện pháp tu từ: Phép điệp “Một sai lầm”, “rất” kết hợp với phép liệt kê (liệt kê những kiểu sai lầm khác nhau: Chuẩn bị không đầy đủ, áp dụng sai kí thuật, thiếu phối hợp)

– Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu ăn in nghiêng:

+ Làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn, tăng tính nhạc

+ Nhấn mạnh ý nghĩa của sai lầm: Giúp mọi người có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Câu 4: Em có đồng tình với quan niệm: “Sai lầm của người này là bài học của người khác” không? Vì sao?

Lời giải:

Em có đồng tình với quan niệm: “Sai lầm của người này là bài học của người khác” . Vì: Một người khi mắc sai lầm, có thể giúp cho người khác biết được nguyên nhân, quá trình, hậu quả của sai lầm đó ra sao. Từ đó rút kinh nghiệm để bản thân không lặp lại sai lầm ấy.

Câu 5. Hãy rút ra bài học gì từ đoạn trích trên?

Lời giải:

Bài học gì từ đoạn trích trên:

– Hãy biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác;

– Không nên sợ sai lầm, vì sai lầm cũng có ý nghĩa nhất định;

– Không nên nhìn sai lầm của người khác bằng sự dè bỉu, chê cười;

– Nếu bản thân mắc sai lầm thì hãy tự rút kinh nghiệm sửa chữa.

Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa việc biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác.

Lời giải:

Voltaire từng nói: Chúng ta đầy khiếm khuyết và sai lầm; hãy để chúng ta cùng tha thứ cho sự nực cười của nhau – đó là luật đầu tiên của tự nhiên. Sai lầm là những bước đi sai nhịp, những cách thức “lệch pha” khiến mục tiêu chưa đạt được. Ai cũng từng mắc sai lầm trong đời. Sai lầm của bản thân không nên thất vọng mãi, sai lầm của người khác không nên vội chê cười. Biết sửa chữa sai lầm của bản thân là cần thiết, biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của những người xung quanh cũng cần thiết không kém. Khi ta biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác, ta sẻ trưởng thành hơn. Bản thân nhìn nhận được bước đi sai nhịp của người khác mà không lặp lại. Khi ta biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác, ta sẽ tránh được sai lầm cho chính mình trên đường chinh phục mục tiêu, con đường đi đến thành công sẽ giảm thiểu được những rủi ro mà ta đã lường trước. Rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác còn giúp ta không rơi vào cạm bẫy, trí óc tỉnh táo thông suốt, hình thành phản xạ nhanh trước những tình huống tương tự. “Một sai lầm, thậm chí một sai lầm nghiêm trọng của ai đó càng có ý nghĩa đối với những người chứng kiến nó, hiểu rõ về nó.” Vì vậy, hãy biết rút ra kinh nghiệm từ sai lầm của những người xung quanh để không mắc sai lầm như họ, để bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.

Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.

Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.

Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.

Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.

(Theo Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Khái quát nội dung chính của đoạn

Lời giải:

– Trong mỗi người luôn có hai mặt tốt và xấu, không ai là hoàn hảo nên phải cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ để thành người tốt và hoàn hảo hơn.

Câu 3. Hình ảnh vầng trăng và đám mây đen trong câu ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen ẩn dụ cho điều gì?

Lời giải:

– Vầng trăng: Ẩn dụ cho thái độ tích cực, mặt tốt, nét đẹp của con người

– Đám mây đen: Ẩn dụ cho suy nghĩ tiêu cực, mặt xấu, hạn chế của con người

=> Hai hình ảnh này tồn tại trong 1 con người, ẩn dụ cho bản chất của một con người: Trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt, xấu và tốt.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong câu: Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây riêng

Lời giải:

– Đối lập: Mặt tốt (vầng trăng) đối lập với mặt xấu (đám mây đen) tồn tại trong mỗi người

– Ẩn dụ: Vầng trăng (ẩn dụ cho thái độ tích cực, mặt tốt, nét đẹp của con người), đám mây đen (ẩn dụ cho suy nghĩ tiêu cực, mặt xấu, hạn chế của con người)

Tác dụng:

  • Gây ấn tượng, làm tăng sức gợi hình, gợi cảm
  • Nhấn mạnh, làm nổi bật bản chất của một con người: Trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt, xấu và tốt.
  • Làm nổi bật cái nhìn thấu đáo, bao quát, tổng thể, toàn diện của tác giả khi nhìn nhận, đánh giá người khác.

Câu 5. Theo em, việc xóa dần màu xám xịt của đám mây đen có tác dụng gì?

Lời giải:

Tác dụng:

– Nhìn ra đám mây đen có tác dụng giúp con người tìm thấy điểm yếu của bản thân

– Giúp con người vượt ra khỏi vùng an toàn của bản thân để làm những điều chưa bao giờ dám nghĩ.

– Xóa dần đám mây đen giúp ta bản lĩnh, quyết tâm, cầu tiến để cải thiện bản thân, thay đổi bản thân để thành công.

Câu 6. Lời khuyên về người tốt và người xấu gợi em suy nghĩ gì?

Lời giải:

(Các em làm theo 2 bước: Bước 1: Nêu lời khuyên của tác giả. Bước 2: Nêu ra những suy nghĩ, nhận xét của bản thân nhé)

Trả lời cụ thể:

– Lời khuyên của tác giả:

+ Hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen (hãy luôn phát huy mặt tốt để che mờ, làm giảm và xóa dần đi mặt xấu)

+ Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được (tính tốt và tính xấu của con người sẽ luôn dễ dàng thay đổi theo thời gian)

+ Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.

– Suy nghĩ của bản thân:

+ Lời khuyên của tác giả giúp em ý thức được rằng trong mỗi người luôn tồn tại hai mặt tốt và xấu. Đặc biệt, tính tốt và tính xấu của con người sẽ luôn dễ dàng thay đổi theo thời gian.

+ Khi lỡ làm điều sai lầm, rơi vào cái xấu, cần phải tìm cách sửa sai kịp thời. Người tốt càng phải giữ vững và phát huy những điều tốt đẹp, không rơi vào tự cao, tự mãn.

+Bởi thế, mỗi người cần biết phấn đấu hoàn thiện bản thân không ngừng, phát huy mặt tốt khắc phúc, từ bỏ tính xấu để có cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Câu 7. Bài học sâu sắc rút ra từ văn bản

Lời giải:

– Cần đánh giá đúng bản thân, nhìn ra mặt yếu để khắc phục và sửa sai kịp thời.

– Cần bản lĩnh, quyết tâm, cầu tiến để cải thiện bản thân, thay đổi bản thân để thành công.

+ Không nên chủ quan, tự cao, tự mãn.

+ Mỗi người cần biết không ngừng phấn đấu hoàn thiện bản thân, phát huy mặt tốt khắc phục, từ bỏ tính xấu để có cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.

Câu 8. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ ý nghĩa sự phấn đấu không ngừng nghỉ của con người

Lời giải:

Trả lời:

* Giới thiệu, nêu vấn đề:

– Cuộc sống của chúng rất muôn màu, muôn vẻ nhưng cũng có nhiều chông gai và thử thách. Để thành công thì cần cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ

* Giải thích:

– Phấn đấu: Nỗ lực, cố gắng, gắng sức liên tục, bền bỉ nhằm đạt tới mục đích cao đẹp

+ Phấn đấu không ngừng nghỉ là quá trình nỗ lực, cố gắng, gắng sức liên tục, liền mạch, bền bỉ nhằm đạt tới mục đích cao đẹp.

* Phân tích, chứng minh:

+ Phấn đấu không ngừng sẽ giúp cho con người sự bền bỉ, gắng sức nhằm đạt tới mục đích cao đẹp.

+ Sự phấn đấu không ngừng giúp bồi đắp nhiều phẩm chất đẹp khác cho mỗi người như năng động, cần cù, nhẫn nại, sáng suốt.

+ Giúp bản thân tôi luyện ý chí, nghị lực, quyết tâm theo đuổi đến cùng kế hoạch đã đặt ra để chạm đến thành công.

* Mở rộng:

– Phê phán những người sống không biết phấn đấu, cố gắng; ỷ lại, dựa dẫm vào người khác; nhụt chí, bi quan.. những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải.

* Bài học nhận thức và hành động.

+ Cần hiểu được rằng sự phấn đấu không ngừng là rất cần thiết.

+ Tích cực trau dồi tri thức, bồi đắp nhân cách

+ Mỗi người cần có hành động đúng đắn, sáng suốt, phấn đấu không ngưng nghỉ để biến ước mơ, hoài bão thành hiện thực.

*Khẳng định vấn đề: Tóm lại, sự phấn đấu không ngừng của con người có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 3

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.

Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.

Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.

Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”. Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.

Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục.

(Theo Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang)

Bạn đang xem: 7 Đề đọc hiểu Phong cách sống của người đời có đáp án chi tiết

Câu 1. Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là vấn đề gì?

Lời giải:

Theo tác giả, vấn đề ta thường thấy là:

+ Có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít

+ Hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu (đoạn 3)

Câu 2. Phân tích cấu trúc ngữ pháp rồi xác định kiểu câu của câu văn sau: Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.

Lời giải:

Người tốt: C1

Cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất: V1

Người xấu: C2

Cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được: V2

=> là câu ghép

Câu 3. Chỉ ra câu nêu dẫn chứng trong đoạn trích. Tác giả đưa ra dẫn chứng để làm gì?

Lời giải:

– Câu nêu dẫn chứng: Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: “Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen”.

– Tác dụng:

  • Để lôi cuốn bạn đọc
  • Để lập luận, dẫn dắt ý
  • Để tăng tính thuyết phục cho bài viết

Câu 4. Ý nghĩa của văn bản

Lời giải:

– Hãy chín chắn, sáng suốt, khiêm tốn, không ngừng tu dưỡng bản thân, nỗ lực để thành người tốt hơn và hoàn hảo hơn.

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 4

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 3. Theo tác giả, vì sao “lãng phí thời gian là mất tuyệt đối”?

Lời giải:

Tác giả cho rằng “lãng phí thời gian là mất tuyệt đối” vì:

– Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại.

– Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất.

– Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già.

– Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?

Lời giải:

– Thời gian: Là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại.

– Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ: Thời gian sẽ liên tục vận động, trôi qua mà không bao giờ dừng lại, quay trở lại, nên cho dù con người có sống nhanh hay chậm thì thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi, không chờ đợi ai.

=> Câu văn nhắc nhở mọi người hãy biết quý trọng thời gian, không để thời gian trôi vô ích, sử dụng thời gian hợp lý để học tập, làm việc, thực hiện thực hóa ước mơ của mình, có cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc.

Câu 5. Dụng ý của câu văn “Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay.” Là gì?

Lời giải:

– Xu thế toàn cầu hiện nay đang ở giai đoạn công nghệ 4.0, chuẩn bị toàn cầu hóa công nghệ 5.0, đây là thời đại của kinh tế tri thức, công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo thúc đẩy nền kinh tế – văn hóa – xã hội phát triển nhanh, mạnh như vũ bão.

– Câu văn “Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay” chỉ rat rong thời đại trí tuệ kinh tế tri thức này thì thời gian càng quý giá; càng cần con người trân trọng thời gian, sử dụng thời gian thật hiệu quả. Cho nên lối sống chậm, sống thụ động, đủng đỉnh, bàng quan sẽ bị lạc lõng, sẽ đào thải, sẽ sống thừ, sống vô ích.

=>Câu nói khuyên tất cả chúng ta cần phải biết quý trọng từng giây từng phút.

Câu 6. Tác giả viết: “Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.”, em có đồng tình với ý kiến của tác giả không? Vì sao? Em cần làm gì để không lãng phí thời gian?

Lời giải:

– Em đồng tình với quan niệm của tác giả.

– Vì:

+Giải trí là cần thiết: nghĩa là sau những giờ học tập, lao động, làm việc căng thẳng cần có thời gian giải trí để giúp chúng ta xua tan đi cái mệt, cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng; để ta có hứng thú hơn khi làm công việc tiếp theo.

+Nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước: Nghĩa là song nếu chơi bời, giải trí quá nhiều, quá lâu, quá giới hạn, không tương xứng với thời gian để học tập, làm việc thì con người sẽ không còn thời gian làm việc khác có ích cho bản thân, gia đình, xã hội; sẽ trở nên buông thả, lười biếng, ỷ lại; dần dần sẽ trở nên lạc lõng.. ; dẫn đến tương lai sẽ không có cuộc sống tốt đẹp; nghĩa là làm hại tương lai bản thân và đất nước.

Câu 7. Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu những bài học ý nghĩa đối với bản thân.

Lời giải:

– Hãy biết trân quý thời gian.

– Không nên để thời gian trôi qua một cách vô ích; không lãng phí thời gian vào việc vô bổ

– Hãy sử dụng quỹ thời gian hữu ích, hiệu quả

Câu 8. Trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian (đoạn văn khoảng 100 chữ)

Lời giải:

Định hướng:

* Giới thiệu, nêu vấn đề

* Giải thích vấn đề

– Thời gian: Là một khái niệm để diễn tả thuộc tính của sự vận động được gắn với vật chất, vật thể và tồn tại vô hình, mang 1 chiều duy nhất từ quá khứ đến hiện tại đến tương lai, không bao giờ ngừng trôi, không bao giờ quay trở lại.

– Lãng phí thời gian: Cách sử dụng thời gian của mình không hợp lí, không hiệu quả hoặc để thời gian trôi qua một cách vô ích.

=> lãng phí thời gian đồng nghĩa với lãng phí cuộc đời của chính mình. Ý kiến khuyên không nên lãng phí thời gian.

* Bàn luận, chứng vấn đề:

– Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách? Vì thời gian của tự nhiên là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là có giới hạn. Vì lãng phí thời gian sẽ gây tổn hại cho tương lai chính mình và xã hội.

– Sử dụng thời gian hợp lí sẽ giúp con người tạo ra các giá trị hữu ích cho bản thân, giúp co nngười ngày một trưởng thành, sống tốt, sống đẹp hơn.

– Giúp con người có cuộc sống thành công, hạnh phúc, góp phần xây dựng xã hội tiến bộ

* Bài học: Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí

– Mỗi người cần biết quý trọng thời gian, nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời,

– Sử dụng thời gian để học tập – lao động – làm việc – vui chơi hợp lí, hiệu quả.

– Xây dựng thời gian biểu khoa học

– Có thói quen làm việc đúng giờ.

* Khẳng định vấn đề, liên hệ bản thân

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 5

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang)

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên?

Lời giải:

– Đề tài: Vai trò của thời gian với cuộc sống con người hiện đại.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã triển khai lập luận theo cách nào?

Lời giải:

– Triển khai lập luận theo cách diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn)

Câu 3. Tìm dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá.

Lời giải:

Dẫn chứng sử dụng:

– Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã sản xuất ra một tấn thép;

– Con tàu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilomet.

Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép liên kết về hình thức? Hãy chỉ ra trong đọạn trích 01 phép liên kết về hình thức và nêu tác dụng của phép liên kết đó.

Lời giải:

– Các phép liên kết sử dụng:

  • Phép nối
  • Phép thế
  • Phép liên tưởng
  • Phép đối

– 1 phép liên kết tiêu biểu trong đoạn văn: Phép lặp “với” (với đời, với tương lai đất nước).

=> Tác dụng: Tạo ra sự liên kết cho ý văn, nhấn mạnh, làm nổi bật vấn đề cần nghị luận: Không nên để thời gian trôi qua vô vị, cần sử dụng thời gian hữu ích.

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 6

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2: Hãy chỉ ra trong đoạn trích 01 phép liên kết về hình thức.

Lời giải:

1 phép liên kết về hình thức là phép lặp: Thời gian

Câu 3: Em hiểu như thế nào về câu văn: “Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”?

Lời giải:

“Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ”: Thời gian sẽ liên tục trôi qua mà không biện pháp nào có thể ngăn cản; nó không phụ thuộc vào bất cứ điều gì. Dù bạn có nhanh hay chậm, thời gian vẫn sẽ cứ tuần hoàn trôi đi.

Câu 4: Thông qua đoạn trích trên, em hãy nêu ngắn gọn bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân.

Lời giải:

Bài học có ý nghĩa nhất: Con người cần biết quý trọng thời gian, biết sử dụng quỹ thời gian của mình cho hợp lí để không bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc đời hay hối tiếc vì những gì đã qua.

Câu 5: Từ nội dung đoạn trích ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc phải làm gì để không lãng phí thời gian.

Lời giải:

1. Nêu vấn đề.

2. Giải thích vấn đề.

– Lãng phí thời gian là sử dụng quỹ thời gian của mình không hợp lí, để thời gian trôi qua một cách vô ích.

=> Lãng phí thời gian là điều đáng chê trách, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với việc lãng phí cuộc đời của chính mình.

3. Bàn luận vấn đề:

– Tại sao lãng phí thời gian lại đáng chê trách: Thời gian vũ trụ là vô tận nhưng thời gian cho một đời người là hữu hạn. Nếu lãng phí thời gian bạn sẽ không làm gì được cho cuộc đời của chính mình và cho xã hội.

– Nguyên nhân con người thường lãng phí thời gian: Con người mải miết rong chơi. Con người chưa biết quản lí quỹ thời gian hợp lí.

– Biện pháp khắc phục và sử dụng quỹ thời gian hợp lí:

  • Mỗi người cần tự nhận thức được giá trị của thời gian với cuộc đời để từ đó biết quý trọng thời gian mình có.
  • Lập thời gian biểu để sử dụng thời gian hợp lí.
  • Tận dụng tối đa thời gian để học tập và làm việc.
  • Tạo bản thân thói quen làm việc đúng giờ.
  •  …

4. Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để sử dụng quỹ thời gian của mình hợp lí?

Đọc hiểu Phong cách sống của người đời – Đề số 7

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng, không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lại. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời, cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấm thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh, rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giá trị là cần thiết những chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước.

(Phong cách sống của người đời, nhà báo Trường Giang)

Câu 1. Xác định đề tài của văn bản trên?

Lời giải:

– Đề tài: Vai trò, tầm quan trọng của thời gian với cuộc sống con người hiện đại.

Câu 2. Tác giả đã triển khai lập luận (trình bày văn bản) theo cách nào?

Lời giải:

– Trình bày theo cách: diễn dịch.

Câu 3. Chỉ ra dẫn chứng mà tác giả dùng để minh họa cho lí lẽ: nền kinh tếtrí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá.

Lời giải:

– Dẫn chứng: Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã sản xuất ra một tấn thép; con tàu tốc hành của các nước phát triển trong vài giờ đã có thể vượt qua được vài ngàn kilomet.

Câu 4. Tại sao tác giả viết: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? (trình bày 3 – 4 câu).

Lời giải:

– Bởi: Giải trí giúp chúng ta cân bằng lại cuộc sống, cân bằng lại tâm trạng sau những giờ lao động mệt nhọc để ta bắt đầu tiếp công việc. Còn chơi bời lại là sự ăn chơi quá mức, không lo đến tương lai, công việc, để thời gian trôi đi một cách vô nghĩa. Bởi vậy, giải trỉ trong một thời gian nhất định sẽ giúp ta làm việc tốt hơn, còn chơi bời là tiêu tốn thời gian một cách vô ích nên sẽ làm hại tương lai bản thân và đất nước

Câu 5. Từ thông điệp của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói của Steve Jobs: Tương lai được mua bằng hiện tại.

Lời giải:

* Giới thiệu vấn đề:

* Giải thích vấn đề:

– Tương lai là những diễn biến, sự kiện diễn ra ở phía trước, cái mà ta không thể đoán trước, biết trước được

– Hiện tại là bây giờ, thời điểm này, lúc này, không gian và thời gian mà chúng ta đang hít thở, đang sống.

– Vậy tại sao lại nói Tương lai được mua bằng hiện tại?

  • Cuộc sống của mỗi chúng ta không phải ngẫu nhiên mà có, cứ vậy mà diễn ra mà nó là cả một quá trình, là mối quan hệ nguyên nhân, kết quả.
  • Tương lai ngày mai sẽ là kết quả của những cố gắng, nỗ lực của chúng ta trong thời điểm hiện tại.

=> Câu nói hoàn toàn chính xác. Chỉ khi chúng ta cố gắng, nỗ lực ở hiện tại thì kết quả ở tương lai mới tốt đẹp.

* Bàn luận vấn đề:

– Bất cứ một kết quả nào cũng là hệ quả của cả một quá trình mà trong đó sự chuẩn bị là điều quan trọng nhất. Sự chuẩn bị cho tương lai chính là những việc làm của hiện tại. Nếu chúng ta không hành động – không học tập, không lao động thì ở tương lai chúng ta sẽ không có gì cả.

– Để không lãng phí thời gian, chuẩn bị tốt cho tương lai chúng ta cần:

  • Phân bố thời gian hợp lí cho việc học tập và giải trí.
  • Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho mỗi giai đoạn và phải hoàn thành được các mục tiêu đó.
  • Có ý chí, quyết tâm thực hiện, không ngại khó khăn, gian khổ.

– Chứng minh: học sinh lấy dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của đề, có phân tích ngắn gọn.

– Bên cạnh đó còn không ít những bạn trẻ còn ham chơi, hoang phí thời gian, chưa xác định được mục tiêu cuộc đời, chỉ biết lao vào các cuộc chơi và hưởng thụ. Làm như vậy không chỉ ảnh hưởng đến tương lai bản thân mà còn anh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

* Liên hệ bản thân:

– Em đã làm những gì để chuẩn bị cho tương lai của mình?

* Kết thúc vấn đề: Để tương lai không vượt ra khỏi tầm tay, ngay từ hôm nay các bạn trẻ phải biết quý trọng thời gian, lao động, làm việc hăng say, tích lũy tri thức kinh nghiệm. Chỉ có như vậy, tương lai của các bạn mới thực sự tốt đẹp.

*******

Trên đây là 7 Đề đọc hiểu Phong cách sống của người đời có đáp án chi tiết do thầy cô biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em ôn luyện tại nhà thật tốt và tự tin trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới. Chúc các em thi thật tốt và đạt điểm cao.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button