Văn mẫu 11

Dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Tham khảo dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng để nắm được các luận điểm chính và cách triển khai thành bài.

Dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Trước khi bắt tay làm bài, các em hãy tham khảo dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm và tổng hợp dưới đây để có thêm những gợi ý hay cho bài viết của mình nhé!

Đề bài

Phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng

Dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Dàn ý 1

I. Mở bài

– Trong văn chương, ta đã từng bắt gặp một con người say mê cái đẹp, đó là nhân vật quản ngục trong Chữ Người tử tù.

– Đến với vở kịch Vũ Như Tô (cụ thể là đoạn trích Vĩnh biệt Cửu trùng đài) của Nguyễn Huy Tưởng, một lần nữa ta bắt gặp nhân vật Đan Thiềm – nhận vật như một biểu tượng cho niềm say mê và yêu thích cái đẹp

II. Thân bài

1. Giới thiệu về nhân vật Đan Thiềm

– Đan Thiềm là một cung nữ trong cung vua

– Nếu Vũ Như Tô mê cái đẹp, Đan Thiềm mê cái tài

⇒ Đan Thiềm là tri kỉ, tri âm duy nhất ở triều đình của Vũ Như Tô

2. Đan Thiềm – con người say mê cái đẹp, cái tài

– Đan Thiềm ngưỡng mộ tài năng của Vũ Như Tô

– Chính bởi sự ngưỡng mộ người tài, không muốn tài năng uổng phí, Đan Thiềm đã khuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, mong muốn để lại một tòa lâu đài vĩ đại “bền như trăng sao”

– Luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ Vũ Như Tô xây đài, bảo vệ đài.

– Biết Đài không giữ được, Đan Thiềm hết lòng khuyên Vũ Như Tô chạy trốn: “Ông Cả! Ông chạy đi! Ông có nghe tiếng gì không? Quân giặc đang tìm ông đấy: trốn đi!”

– Đan Thiềm tiếc cho người tài như Vũ Như Tô, không muốn ông phải chịu bi kịch: “Không được! Tôi chết đi không hại cho đời. Còn ông, ông phải đi đi mới được”

– Đan Thiềm yêu quý, trân trọng cái đẹp, cái tài còn được thể hiện qua mong muốn được chết hay cho Vũ Như Tô: “Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết!”

⇒ Đau đớn vì không cứu được người tài

⇒ Đan Thiềm là hiện thân của một người say mê cái đẹp, cái tài chân chính

3. Đan Thiềm – con người yêu lẽ phải và say mê cái đẹp một cách tỉnh táo

– Đan Thiềm là người tỉnh táo, nhận thức được đám thợ thuyền nổi loạn ⇒ Biết Cửu Trùng Đài không giữ được ⇒ khuyên Vũ Như Tô

– Nhận rõ tình cảnh, khuyên Vũ Như Tô: “Ông đừng mơ mộng nữa. Dân chúng nông nổi, dễ sinh tàn ác. Họ không hiểu công việc của ông”

– Khi quân khởi loạn vu oan “Mày chết để chồng mày sống à.”, Đan Thiềm đã phản kháng: “Các người chỉ nói những điều quá quắt” ⇒ tôn trọng lẽ phải, không cho phép điều trái sự thật tồn tại

⇒ yêu lẽ phải, bảo vệ cái tài một cách tỉnh táo

III. Kết bài

– Khái quát những nét nghệ thuật tiêu biểu xây dựng thành công nhân vật Đan Thiềm: khắc họa tính cách qua ngông ngữ, hành động…

– Khẳng định Đan Thiềm là một nhân vật yêu cái đẹp, cái tài, yêu lẽ phải một cách tỉnh táo. Đó là nhân vật với những phẩm chất đáng quý

Tham khảo:

Dàn ý phân tích tấn bi kịch của Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Phân tích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng

Dàn ý 2

I. Mở bài: giới thiệu nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Ví dụ:

Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn có thiên nhướng khai phá và sáng những chủ đề lịch sử. cách thể hiện trong văn của Nguyễn Huy Tưởng rất giản dị, đôn hậu, sâu sắc. ông có những tác phẩm nổi tiếng như Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), Sống mãi với Thủ đô (1961),… Nổi tiếng nhất có bài Vĩnh biệt Cửu trùng Đài. Nổi bật nhất trong tác phẩm có nhân vật Đan Thiềm rất nổi bật, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhân vật này.

II. Thân bài: Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

1. Người cung nữ mê cái đẹp và yêu quý người tài:

– Đan Thiềm là người khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài

– Khi đám thợ thuyền nổi loạn, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô chạy trốn

– Niềm yêu quý cái đẹp xuất phát từ lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc

– Xin chết thay cho Vũ Như Tô

2. Người rất tỉnh táo, yêu lẽ phải:

– Rất tỉnh táo, thấu hiểu lẻ đời

– Lo lắng cho sự an nguy của Vũ Như Tô

– Nàng tôn thờ cái đẹp một cách tỉnh táo

3. Nhận xét về Đan Thiềm:

– Yêu cái đẹp, mến người tài

– Chứng kiến cái tài, cái đẹp bị hủy diệt

– Yêu cái tài, cái đẹp mà không làm được gì

– Khích lệ cái tài, cái đẹp

III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Ví dụ:

Nhân vật Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một người phụ nữ yêu cái đẹp, quý trọng người tài. Đồng thời là người có tấm lòng cao quý, tỉnh táo trong mọi trường hợp.

————–

Từ dàn ý phân tích hình tượng Đan Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài mà THPT Ngô Thì Nhậm đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 11 hay nhất phục vụ việc học văn của các em. Chúc các em luôn học vui và học tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button