Văn mẫu 10

Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, hệ thống kiến thức về bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.

*****

Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10

Sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Luận điểm 1: Giới thiệu nhân vật Ngô Tử Văn

Luận điểm 2: Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của Ngô Tử Văn

Luận điểm 3: Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti.

Luận điểm 4: Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên.

Đằng sau nhân vật Ngô Tử Văn, ta còn thấy Nguyễn Dữ dựng lên bức tranh hiện thực xã hội với thái độ phê phán sâu sắc của tác giả. Tác phẩm mượn bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất tác giả muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang sống – đầu thế kỉ XVI với đầy những bất công ngang trái: tên hung thần đã cướp đền miếu, giả mạo tên họ của vị Thổ thần nước Việt, hắn được hưởng tất cả quyền lợi của vị Thổ thần, nhưng tác yêu tác quái trong dân gian, đẩy nhân dân vào tình cảnh khốn khổ. Người lương thiện: vị Thổ thần làm chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lý Nam Đế, chết vì việc cần vương, giúp dân đã hơn nghìn năm nay, nhưng bị đánh đuổi nên phải đến nương tựa ở đền Tản Viên đã vài năm. Tử Văn chính vì cương trực thẳng thắn, thấy sự tà gian không thể để yên nên đã bị đẩy xuống âm phủ “Tội sao ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm”. Thánh thần ăn của đút để bênh vực cho kẻ ác: Đền miếu đều tham của đút, bênh vực cho hung thần nên dẫu Thổ công có đi kiện cũng sẽ thua. Dưới âm ti Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí bị lấp tai, che mắt, bị tên tướng giặc lừa phỉnh, thiếu chút nữa đã xử oan cho người chính trực.

Xem chi tiết dàn ý và các bài văn mẫu hay: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Luận điểm 1: Lai lịch và tính cách của Ngô Tử Văn

Luận điểm 2: Ngô Tử văn và hành động đốt đền

Luận điểm 3: Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti

Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn tác giả chủ yếu phác họa tính cách nhân vật qua hệ thống ngôn ngữ và hành động, không chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật. Đặt nhân vật vào lát cắt, tình huống có vấn đề để từ đó làm nổi bật những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật. Ngoài ra, cũng cần kể đến những yếu tố li kì giúp hoàn thiện vẻ đẹp phẩm chất nhân vật và giúp truyện phát triển hợp lý.

Qua nhân vật Ngô Tử Văn nói riêng và tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói chung, Nguyễn Dữ đã đề cao vẻ đẹp kẻ sĩ cương trực, sẵn sàng đứng lên tiêu diệt cái xấu, cái ác. Đồng thời cũng thể hiện triết lí ở hiền gặp lành của dân tộc ta.

Sơ đồ tư duy phân tích việc đốt đền của Ngô Tử Văn

Luận điểm 1: Nguyên nhân dẫn đến việc đốt đền

Luận điểm 2: Quá trình đốt đền

Luận điểm 3: Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền.

Luận điểm 4: Ý nghĩa chi tiết đốt đền của Tử Văn.

Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn là một hành động dũng cảm: trong khi tất cả mọi người ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, can ngăn, lo sợ cho Tử Văn thì chàng là người trong cuộc lại “vung tay không cần gì cả”. Vì đây là việc nghĩa nên không thể không làm. Đây cũng không phải là biểu hiện của sự hung hăng, liều lĩnh nhất thời vì Tử Văn có sự chuẩn bị: tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi mới thực hiện châm lửa đốt đền. Chính hành động khấn trời của chàng nói lên mong muốn nhận được sự phù trợ của thần linh. Như vậy đây không phải là hành động đả phá, bài trừ mê tính dị đoan mà chỉ là muốn hủy diệt nơi nương tựa của hồn ma tên tướng giặc.

Sơ đồ tư duy nội dung và nghệ thuật Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Luận điểm 1: Giá trị nội dung: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời, thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả.

Luận điểm 2

: Giá trị nghệ thuật:

– Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc nét.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Vàn, một người trí thức Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Truyện không chỉ đạt được thành công ở nội dung mà còn ở nghệ thuật. Nghệ thuật kì ảo được tác giả sử dụng triệt để trong tác phẩm của mình. Một người trần mắt thịt mà có thể trừng trị được một hồn vất vưởng của tên giặc. Thông qua đó tác giả muốn khẳng định vị trí của con người ở trong trời đất. Không những thế, yếu tố kì ảo còn được thể hiện ở việc thần thánh và con người nói chuyện với nhau như chuyện thường, người nho sĩ Tử Văn chết hai ngày mà vẫn còn sống lại được. Điều đó thể hiện sự gần gũi của con người với thần thánh thời xưa, người xưa rất hay tin vào tâm linh, vào thần thánh.

Xem chi tiết: Phân tích nội dung và nghệ thuật Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên

Tác giả Nguyễn Dữ và bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

I. Tác giả Nguyễn Dữ

– Nguyễn Dữ (có người đọc là Nguyễn Tự), chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỉ XVI

– Quê quán: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

– Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông)

– Ông từng đi thi và đã ra làm quan, sau đó không bao lâu thì từ quan lui về ẩn dật.

– Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.

II. Tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

1. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”

    a) Thể loại truyền kì

– Truyền kì là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.

– Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Điều này đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại

– Đằng sau những chi tiết phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm và thái độ của tác giả.

    b) Truyền kì mạn lục

– Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết ằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI

– Nội dung:

+ Hiện thực xã hội đương thời

+ Số phận con người

+ Tinh thần dân tộc

– Nghệ thuật: có sự tham gia của các yếu tố hoang đường, kì ảo

→ Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực, vừa có giá trị nhân đạo

2. Tóm tắt “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

Tham khảo thêm: Tóm tắt Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

3. Bố cục (4 phần)

– Phần 1 (từ đầu …không cần gì cả) : Tử Văn đốt đền.

– Phần 2 (tiếp…khó lòng thoát nạn) : Tử Văn với viên Bách hộ họ Thôi và Thổ công.

– Phần 3 (tiếp…sai lính đưa Tử Văn về) : Tử Văn thắng kiện.

– Phần 4 (còn lại) : Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên.

4. Giá trị nội dung

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt; đồng thời, thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà của tác giả.

5. Giá trị nghệ thuật

– Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…

– Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.

– Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.

– Nhân vật được xây dựng sắc nét.

Xem thêm một số tài liệu về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

:

  • Nghị luận văn học Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  • Cảm nhận của em về nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

*****

Trên đây là sơ đồ tư duy Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 10 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button