Phân tích 2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong Rừng Xà Nu
2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Rừng Xà Nu cùng những phân tích chi tiết giúp bạn bổ sung thêm kiến thức quan trọng và hiểu thêm về tác phẩm.
Đôi bàn tay Tnú và hình ảnh Tnú tự ghì đá vào đầu chảy máu là 2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất trong Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành.
Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu và phân tích chi tiết về 2 chi tiết này…
Tham khảo tài liệu hướng dẫn soạn bài Rừng xà nu
1. Đôi bàn tay Tnú
– Minh chứng cho tội ác dã man của kẻ thù. Chúng đốt bàn tay Tnú trước hết là để trả thù, hành hạ kẻ đã dám cầm súng chống lại chúng, sau nữa là để đe dọa dân làng khiến họ run sợ mà không dám nổi dậy “đứa nào muốn cầm rựa, cầm giáo thì coi bàn tay thằng Tnú đây!”)
– Cho thấy phẩm chất phi thường của người anh hùng Tnú. Nỗi đau lớn đến mức Tnú có cảm giác cả thân thể anh bị thiêu đốt nhưng anh quyết không kêu van. Khi cả nỗi đau và lòng căm thù lên đến đỉnh điểm, Tnú thét lên một tiếng, tiếng thét của anh lập tức vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Dân làng Xô Man dưới sự lãnh đạo của cụ Mết đã đồng loạt nổi dậy. Mười đầu ngón tay Tnú trở thành bó đuốc sống không những không làm nao núng tinh thần của người dân như kẻ thù mong muốn, ngược lại, nó cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho người dân.
– Hình ảnh được miêu tả bằng những câu văn ngắn, nhịp văn chậm, nhà văn xoáy sâu miêu tả kĩ từng chi tiết, qua đó làm bật lên sự man rợ của kẻ thù. Đó là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đẩy mâu thuẫn lên cao trào, đồng thời góp phần khắc họa hình tượng nhân vật, tạo màu sắc sử thi cho tác phẩm…
Tham khảo những bài phân tích hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong truyện Rừng xà nu hay khác tại THPT Ngô Thì Nhậm
2. Tnú tự ghì đá vào đầu chảy máu
Tnú nghe theo anh Quyết, cố học chữ để sau này thay anh lãnh đạo cách mạng. Quyết tâm học chữ của Tnú thể hiện dứt khoát trong hành động tự đạp hòn đá vào đầu, máu chảy ròng ròng khi cậu thua Mai trong việc nhớ những con chữ. Tnú từ nhỏ đã tâm niệm trong đầu câu nói của cụ Mết: Cán bộ là Đảng, Đảng còn, núi nước này còn.
Dù chỉ là một tiểu tiết, nhưng hành động vì học chữ thua Mai mà tự trừng phạt bản thân để ta thấu hiểu con người Tnú, anh ngay thẳng trung thực với chính lòng mình, cái nét ấy của Tây Nguyên thấm đẫm trong anh từ ngôn ngữ tới hành động, Tnú hiểu rằng chỉ có cái chữ của Đảng dạy cho, của anh Quyết dạy cho nó mới có thể viết hết những gì trong bụng mình suy nghĩ, có thể được giác ngộ lý tưởng cách mạng và lãnh đạo buôn làng chống lại kẻ thù.
Xem thêm một số bài phân tích hình tượng Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu để hiểu hơn về nhân vật này.
(St: FB Phạm Minh Nhật)