Lớp 8Văn mẫu 8

Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Đại Việt

Chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? Tuyển chọn các bài văn mẫu hay.

Lí Thái Tổ là một bậc quân nhân mẫu mực, luôn nhìn xa trông rộng. Cùng chứng minh việc Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Để thấy được sự quan tâm và đau xót khi thấy con dân khổ cực của ông.

Đề bài: Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Hướng dẫn lập dàn ý chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt

1. Mở bài

– Giới thiệu về Lý Công Uẩn và tác phẩm Chiếu dời đô.

– Dẫn dắt vấn đề: “Chiếu dời đô” đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt .

2. Thân bài

– Trong bản chiếu, Lý Công Uẩn đã khẳng định việc dời đô là một việc đúng đắn, “tính kế muôn đời” cho con cháu mai sau:

+ Lý Công Uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân là mong muốn non sông được thu về một mối, người người được đoàn tụ, thống nhất, cùng nhau xây dựng một Đại Việt vững mạnh, tự lực, tự cường.

+ Vùng đất Đại La là nơi “trung tâm của trời đất” với thế “rồng cuộn hổ ngồi” – một mảnh đất lí tưởng để “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”.

+ Quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của tác giả nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung.

– “Chiếu đời đô” còn phản ánh niềm tin về một Đại Việt ngày càng vững mạnh, phát triển:

+ Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh thì việc chọn Đại La thể hiện sự chủ động và quyết tâm xây dựng, phát triển đất nước của nhà Lý.

+ Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố, đã có thể chủ động hơn trong việc chống ngoại xâm hơn các triều đại trước.

+ Thăng Long nơi đóng đô lí tưởng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài của Đại Việt.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của “Chiếu dời đô”.

Văn mẫu Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt

Bài mẫu 1

Lý Công Uẩn là vị minh quân sáng lập ra nhà Lý. Ông là người con Kinh Bắc, sinh năm 974, mất năm 10284 (mất năm 4). Năm 1010, nhân sự kiện dời đô về Đại La (Thăng Long – Hà Nội ngày nay), nhà vua đã viết nên “Chiếu dời đô” để thông báo rộng rãi cho quần chúng nhân dân. Bản chiếu đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt .

Trong bản chiếu, Lý Công Uẩn đã khẳng định việc dời đô là một việc đúng đắn. Điều đó không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của các bậc tiền bối mà còn là việc mang tính trọng đại tới vận mệnh dân tộc, qua đó thể hiện ý thức tự cường, “tính kế muôn đời” cho con cháu mai sau. Lý Công Uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân là mong muốn non sông được thu về một mối, người người được đoàn tụ, thống nhất, cùng nhau xây dựng một Đại Việt vững mạnh, tự lực, tự cường. Vùng đất Đại La là nơi “trung tâm của trời đất” với thế “rồng cuộn hổ ngồi” – một mảnh đất lí tưởng để “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Dân an thì nước mới thịnh, dân giàu thì nước mới mạnh. Có thể thấy việc quyết định dời đô đã thể hiện một khát vọng vô cùng mãnh liệt về một đất nước độc lập và phát triển giàu đẹp, thịnh trị trong tương lai của Lý Công Uẩn nói riêng và nhân dân Đại Việt nói chung. Thật cảm động biết bao khi có một bậc minh quân sống hết mình vì nhân dân, lấy dân làm gốc. Tìm chốn lập đô vì an thịnh của nhân dân, dời đô vì mong cầu hạnh phúc của nhân dân.

Mặt khác, Chiếu đời đô còn phản ánh niềm tin về một Đại Việt có tầm vóc và khao khát xây dựng một đất nước Đại Việt ngày càng lớn mạnh, phát triển. Nếu trước đó hai triều Đinh, Lê vì thế và lực chưa đủ lớn mạnh nên nên chỉ dám chọn Hoa Lư làm nơi đóng đô nhằm phòng thủ trước quân thù thì Đại Việt lúc này đã chọn Đại La, một vùng đồng bằng rộng lớn, tuy khả năng phòng thủ thấp nhưng thuận lợi cho giao thương phát triển. Qua đó, ta thấy được Đại Việt lúc này thế và lực đã được củng cố nên chủ động hơn trong việc chống ngoại xâm hơn các triều đại trước. Chúng ta không cần phải sống trong cảnh dựa vào núi non khô cằn để phòng thủ nữa mà đã có tiềm lực để lập đô nơi có đất nước phát triển, sánh ngang với các triều đại phương Bắc. Có thể nói Kinh đô Thăng Long là một cái nôi đầy tiềm năng cho sự phát triển bền vững muôn đời của Đại Việt.

Trong giọng điệu vừa sắc bén, vừa thấu tình đạt lý của vị vua anh minh, nhân hậu tuyệt vời, ta không khỏi cảm phục và tự hào trước một người cầm quên hết mình vì vận mệnh dân tộc, hết lòng vì nhân dân. Những lý lẽ thuyết phục mà Lý Công Uẩn đưa ra đã tác động tới lý trí, tình cảm của quần thần, của nhân dân để từ đó tất cả đều quyết tâm một lòng, gắng dựng xây một Đại Việt thái bình, thịnh trị.

Bài mẫu 2

“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý, một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của 1 đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, ko có ý chí quyết tâm lớn, ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lý Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô.

Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chức thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô ko phải là hành động, là ý chí của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về 1 mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Thật cảm động, vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Trong niềm tin của vua, có 1 kinh đô như vậy, nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời. Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy!

Có thể nói, với trí tuệ anh minh tuyệt vời, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách. Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô, không chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm. Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ, tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách, tài năng của Lý Công Uẩn, 1 vị vua anh minh vĩ đại.

Xem thêm: Soạn bài Chiếu dời đô chi tiết để lưu ý lại những nội dung cần thiết để viết bài văn đầy đủ ý chính và sắp xếp trình tự các luận điểm hợp lí cho bài văn chứng minh của mình.

Bài mẫu 3

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt, vì:

– Chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối ” Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?” Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.

Bài mẫu 4

“Chiếu dời đô” đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt”. Qua hàng ngàn năm phát triển của dân tộc Việt Nam ta, kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đất nước ta đã phát triển lớn mạnh như thế nào? Nhân dân ta đã bớt cực khổ ra sao? điều ấy ai ai cũng biết . Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự anh minh, sáng suốt khi dời đô của Lý Công Uẩn, cũng là phản ánh cho ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc ta. Ý thức rất sâu sắc vấn đề vùng đất Hoa Lư không còn phù hợp cho việc đóng đô nữa, vua Lý đã quyết định chuyển dời. Dời đô là điều tất yếu, hợp với ý trời. Trong bài chiếu của mình, vua Lý đã chỉ ra hai nhà Đinh, Lê vì làm trái với mệnh trời mà không chịu chuyển dời nên đã chuốc lấy hậu quả và kết cục là tồn tại chẳng được bao lâu thì sụp đổ. Nhưng với vua Lý thì khác, ông không cam tâm nhìn dân khổ cực, cũng không muốn triều đại của mình sớm sụp đổ chỉ vì trái với mệnh trời, không hợp ý dân. Với ý chí xây dựng một đất nước độc lập, tự cường và phát triển lớn mạnh, nhà vua đã cân nhắc rất kĩ và chọn Đại La làm kinh đô mới của triều đại mình. Mảnh đất Đại La được xem xét là mảnh đất vàng hội tụ đầy đủ những thuận lợi của một vùng địa linh: cao mà rộng, bằng phẳng mà thoáng đãng, muôn vật rất mực phong phú, tốt tươi, người dân khỏi chịu cảnh ngập lụt. Nghĩ tới người dân, nghĩ đến vận mệnh đất nước muôn đời, nhà vua đã quyết định chuyển kinh đô về nơi đất tốt này. Và lịch sử đã chứng minh, quyết định ấy của vua Lý là một quyết định đúng đắn, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó chẳng phải là minh chứng cho ý chí độc lập, tự cường, mở ra sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt trong suốt những triều đại sau này đó sao?

-/-

Hy vọng với tuyển chọn bài văn mẫu lớp 8 chứng minh Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt trên đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài học tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button