Lớp 12

Các đề đọc hiểu Tự sự

Cùng tham khảo các đề đọc hiểu tác phẩm Tự sự để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!

Bài thơ Tự sự là bài thơ mà tác giả dùng để gửi gắm bao điều về quan niệm hạnh phúc mà theo tác giả là hạnh phúc cuộc đời mình chính do mình tạo ra bằng nghị lực của bản thân tới tất cả mọi người. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ này, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Tự sự dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Các đề đọc hiểu Tự sự

Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

 Tự Sự

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

Dù người phàm tục hay kẻ tu hành

Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm ?

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mâm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Ai trong đời cũng có thể tiến xa

Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.

Hạnh phúc củng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

Câu 1. Xác định hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào về ý nghĩa hai câu thơ sau:

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng:

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Câu 4

. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

Đáp án đề đọc hiểu Tự sự số 1

Câu 1: Hai phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản là: nghị luận và biểu cảm.

Câu 2: Ý nghĩa hai câu thơ

Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm

Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng.

– “Đất” – nguồn sống, nguồn dinh dưỡng cho hạt nảy mầm. Nhưng đất không phải của riêng cho một hạt mầm nào. Cũng như cuộc sống trong cõi đời này không dành riêng cho một ai mà cho tất cả chúng ta. Hạnh phúc ở quanh ta nhưng không tự nhiên đến. Nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp, muốn có hạnh phúc, tự mỗi người phải có suy nghĩ và hành động tích cực; phải nỗ lực vươn lên, như “những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng”.

Câu 3: Tác giả nói rằng:

Nếu tất cả đường đời đều trơn láng

Chắc gì ta đã nhận ra ta

Bởi vì, “đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn cảnh có khó khăn, thách thức, không phải nỗ lực hết mình để vượt qua trở ngại, thử thách để đến được đích, khi đó con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

Câu 4: Thí sinh có thể chọn ra cho mình thông điệp mà bản thân thấy tâm đắc nhất sau đó trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp ấy

Ví dụ: có thể chọn một trong những thông điệp dưới đây:

– Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sổng mới có được hạnh phúc lớn lao.

– Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.

– Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.

– Cuộc sống khống phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan, biết cho đi thì mới được nhận lại.

Đề số 2

Đọc bài thơ sau đây sau đó thực hiện yêu cầu

Tự Sự

Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy

Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh

…………..

Hạnh phúc củng như bầu trời này vậy

Đâu chỉ dành cho một riêng ai.

(Lưu Quang Vũ)

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ trên

Câu 2: Bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ nào?

Câu 3

: Em hiểu gì về hai câu thơ:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Câu 4 Trình bày suy nghĩ của em về hai khổ thơ cuối của bài thơ (trình bày trong khoảng 10-12 dòng)

Đáp án đề đọc hiểu Tự sự số 2

Câu 1: Thể thơ của bài thơ trên là thể thơ tự do

Câu 2: Bài thơ sử dụng những biện pháp tu từ là: Đối lập tương phản; nhân hóa ẩn dụ ; So sánh.

Câu 3: Ý nghĩ của hai câu thơ:

Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó

Sao ta không tròn ngay tự trong tâm.

Cuộc sống luôn chứa đựng những điều đối lập nhau hạnh phúc xen lẫn khổ đau; niềm vui, nụ cười xen lẫn giọt nước mắt ; thành công xen lẫn sự thất bại ; cơ hội xen lẫn thách thức, khó khăn…. Đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những nỗi buồn, sự thất bại, khó khăn, trở ngại và những điều ấy dễ làm ta có những ý nghĩ tiêu cực, ca thán cuộc đời không như mình mong muốn (Chế cuộc đời méo mó). Những lúc như vậy thay vì ca thán, trách cứ số phận ta hãy làm thay đổi hoàn cảnh bằng chính nghị lực, sự nỗ lực, quyết tâm của ta (Tròn ngay tự trong tâm).

Câu 4: Các em có thể dựa theo gợi ý dưới đây để hoàn thành đoạn văn

– Cuộc đời luôn công bằng với sự nỗ lực, quyết tâm của mỗi người. Những gì bạn gieo ngày hôm nay sẽ là thành quả bạn gặt hái được ngày mai. Đứng dậy sau những 
thất bại, vấp ngã là điều ta nên làm thay vì chán chường, thất vọng rồi gục ngã.

– Hạnh phúc như bầu trời vậy, không dành riêng cho ai. Ai cũng có cơ hội nắm bất hạnh phúc, cơ hội thành công nếu ta biết vươn lên, kiên cường trong giông tố, khó khăn, thử thách.

—————

Trên đây là một số đề Đọc hiểu Tự sự mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button