Các đề đọc hiểu Trao duyên của Nguyễn Du
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Trao duyên của Nguyễn Du để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về bài thơ này trong các kì thi em nhé!
Đoạn trích Trao duyên ca ngợi tình yêu sâu sắc của Thuý Kiều đối với Kim Trọng qua việc thể hiện nỗi đau đớn tột cùng mà nàng phải chịu đựng khi phải trao duyên; qua đó thể hiện lòng cảm thông, thương yêu sâu sắc của Nguyễn Du đối với con người “bạc mệnh”. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo soạn bài Trao duyên – Nguyễn Du cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:
Đề đọc hiểu Trao duyên – Nguyễn Du
Đề số 1
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“…Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào, của ai? Thể thơ của đoạn thơ trên là gì? Nội dung chính của nó?
Câu 2. Xác định hai biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Tác giả sử dụng từ “chịu lời” ở đây có hàm ý gì?
Câu 4: Hành động “Lạy, thưa” của Thúy Kiều có điều gì khác lạ.
Đáp án đề đọc hiểu Trao duyên số 1
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ “Truyện Kiều” – Nguyễn Du.
– Thể thơ của đoạn thơ trên là: thể thơ lục bát.
– Nội dung chính của nó là: Kiều nhờ em (Thúy Vân) thay mình lấy Kim Trọng.
Câu 2:
Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:
- Điệp từ “em” tha thiết khẩn cầu Thúy Vân.
- Ẩn dụ: “đứt gánh tương tư” -> mối tình tan vỡ; “chắp mối tơ thừa”
Câu 3: Hàm ý của từ “chịu lời”: Đồng nghĩa với “nhận lời” nhưng “nhận lời” nó còn bao hàm sắc thái tự nguyện, có thể đồng ý hoặc không đồng ý, còn “chịu lời” thì bắt buộc phải chấp nhận, không thể từ chối bởi nó mang sắc thái nài nỉ, nài ép của người nhờ cậy.
Câu 4
: Hành động “Lạy, thưa” của Thúy Kiều có điều khác lạ là:
- Là hành động của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại lạy, thưa em mình.
- Đây là hành động bất thường nhưng lại hoàn toàn bình thường trong hoàn cảnh này bởi hành động của Kiều là lạy đức hi sinh cao cả của Thúy Vân. Bởi vậy, việc Thúy Kiều nhún nhường, hạ mình van nài Thúy Vân là hoàn toàn hợp lí
=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.
Đề số 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“…Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai…”
(Trao duyên – Trích Truyện Kiều,
Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai).
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
Câu 2: Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó?
Câu 3
: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”?
Đáp án đề đọc hiểu Trao duyên số 2
Câu 1: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng và kể cho Thúy Vân nghe về mối tình của mình với sự kìm nén tình cảm và nỗi đau.
Câu 2: Các từ ngữ được sử dụng: cậy, lạy, thưa.
- Từ cậy: thể hiện niềm tin tuyệt đối vừa nhờ cậy, vừa tin cậy, sự nài ép, bắt buộc người nghe không thể chối từ.
- Từ lạy, thưa: thể hiện thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc người mình hàm ơn.
→ Các từ ngữ mang sắc thái trang trọng.
Câu 3: Qua đoạn trích ta thấy được:
– Tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều khi trao duyên cho em.
– Thân phận bất hạnh của Thúy Kiều – thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
– Nhân cách cao thượng của Thúy Kiều.
Đề số 3
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
(Trích Trao duyên, Trang 104,
Ngữ văn 10, Tập II,NXBGD, 2006)
Có thể bạn quan tâm: Phân tích đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều
1/ Nêu nội dung chính của văn bản trên. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
3/ Xác định thành ngữ và nêu tác dụng của các thành ngữ trong 2 câu thơ:Chị dù thịt nát xương mòn,Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
4/ Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình như thế nào?
Đáp án đề đọc hiểu Trao duyên số 3
Câu 1: Nội dung chính của văn bản trên là: Thuý Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.
– Phong cách ngôn ngữ của văn bản là: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: Biện pháp tu từ trong hai câu thơ: Kể từ khi gặp chàng Kim/Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề là:
- Phép điệp từ: khi 3 lần ;
- Phép liệt kê: khi gặp chàng Kim ; Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
– Hiệu quả nghệ thuật: Một loạt điệp từ, liệt kê đem lại cho lời kể của Kiều giọng điệu tha thiết, dồn dập, tha thiết. Kiều không chỉ kể lại mà nàng dường như đang trở về để sống với quá khứ đẹp một lần nữa.
Câu 3: Thành ngữ: thịt nát xương mòn ; ngậm cười chín suối
– Tác dụng của các thành ngữ : chứng tỏ Nguyễn Du am hiểu và vận dụng khéo léo thành ngữ dân gian trong Truyện Kiều. Những thành ngữ đó có tác dụng thuyết phục, đưa Vân vào tình thế phải nhận lời. Điều đó thể hiện sự thông minh, khéo léo của Kiều.
Câu 4: Kiều đã ràng buộc Vân nhận lời trao duyên của mình:
– Thuý Kiều đã dùng cách nói nhún nhường nhưng mang hàm nghĩa giao phó: cậy (rất khác với nhờ)…câu hỏi tu từ vẻ như ướm hỏi nhưng mang hàm ý bắt buộc .
– Thuý Kiều đã dùng nghi thức rất trang trọng: ngồi lên-lạy-thưa .
– Kiều sử dụng cách cậy nhờ vào tuổi thanh xuân của em ( ngày xuân em hãy còn dài) qua đó ràng buộc Vân bằng lí- không thể từ chối .
– Kiều dựa vào tình máu mủ, quan hệ huyết thống ( xót tình máu mủ) qua đó ràng buộc Vân bằng tình;
– Cuối cùng, nàng lấy chính cái chết của mình tỏ lòng biết ơn để Vân không thể thoái thác ( Chị dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây).
————–
Trên đây là một số đề đọc hiểu Trao duyên của Nguyễn Du mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!