Đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi (Azim Jamal & Harvey McKinnon)
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi của Azim Jamal & Harvey McKinnon để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!
Cuộc sống là quá trình trao tặng và đón nhận không ngừng, mỗi người chúng ta là một mắt xích quan trọng trong vòng liên kết ấy. Vì vậy, đừng do dự khi mở rộng lòng mình với mọi người đó là những gì quyển sách Cho đi là còn mãi của Azim Jamal & Harvey McKinno muốn gửi đến người đọc. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến văn bản, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:
Đọc hiểu Cho đi là còn mãi
Đề số 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục đích, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối hiểm nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lý hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.
Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dàn mối quan hệ với hàng xóm. Chính lối sống ích kỷ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là còn mãi –Azim Jamal & Harvey McKinnon)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là gì?
Câu 3: Chỉ ra tác dụng của sự chia sẻ được đề cập đến trong đoạn trích trên
Câu 4: Theo tác giả những cái kén người là gì?
Câu 5: Theo anh chị việc chỉ ra những cái kén người có ý nghĩa như thế nào?
Câu 6: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là gì?
Câu 7: Anh chị có cho rằng: Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận sự việc đó không? Vì sao?
Tham khảo thêm
:
Nghị luận xã hội về câu nói cho đi là còn mãi
Đáp án đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi số 1
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là: hãy đối mặt với chúng, từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt.
Câu 3: Tác dụng của sự chia sẻ được đề cập đến trong đoạn trích trên là:
– Làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta
– Thúc đẩy những mối giao tiếp sau khô và làm tăng cảm giác sống có mục đích cảm giác an toàn trong mỗi người.
Câu 4: “ Những cái kén người” có nghĩa là người ta tự tạo cho mình một lớp vỏ an toàn, sống khép mình, sợ hãi với tất cả mối quan hệ xung quanh mình.
Câu 5: Chỉ ra cái kén người, tác giả muốn phê phán những ý nghĩ hành vi đó đồng thời nêu lên bài học cho người đọc: sống cởi mở, chan hòa, dám thử thách bản thân
Câu 6: Học sinh có thể nêu ra quan điểm riêng của mình.
Ví dụ: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản là: Muốn khuyên chúng ta sẻ chia để vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân trong cuộc sống.
Câu 7: “Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận sự việc đó” là ý kiến xác đáng bởi mỗi người đều có tầm nhìn và nhận thức khác nhau, dẫn đến suy nghĩ khác nhau. Cách mà con người suy nghĩ trước những sự việc sẽ quyết định hành động của họ. Cùng 1 sự việc, có người sẽ cho rằng nó quá lớn lao, to tát, nhưng có người lại không.
Đề số 2
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người. Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc. Người trưởng thành cũng gặp những tổn thương tương tự. Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc.
Thật vậy, cuộc sống của chúng ta được hình thành từ các mối quan hệ khác nhau, là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ta nhận thức về thế giới, về bản thân và ngay cả “số phận” của mình: Những người có mối quan hệ tốt đẹp với người khác thì mau trưởng thành hơn, sống hạnh phúc hơn, tâm hồn trở nên rộng rãi hơn. Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”. Các cơ bắp sẽ trở nên yếu đi nếu không được luyện tập thường xuyên và đầy đủ. Tâm hồn của bạn cũng như thế! Và cách luyện tập tuyệt vời nhất là hãy biết chia sẻ và làm điều tốt cho người khác những khi có thể.
(Theo: Azim Jamal & Harvey McKinnon)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2: Tại sao tác giả khẳng định: “Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc”?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả biện pháp tu từ trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình”?
Câu 4: Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?
Đáp án đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi số 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận.
Câu 2: Tác giả khẳng định: “Thiếu vắng những mối giao lưu thân tình với người khác, tâm hồn chúng ta thường bị lệch lạc” vì:
– Vì các nhà tâm lý học nhận thấy từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành đều luôn khao khát mối quan hệ tác động qua lại giữa người với người.
– Những đứa trẻ không được lớn lên trong tình yêu thương thì khi trưởng thành, dù rất khao khát nhưng vẫn rất khó để có được một đời sống ổn định về cảm xúc.
Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Linh mục Thomas Merton đã từng viết: “Tâm hồn của chúng ta cũng giống như các vận động viên, luôn cần có đối thủ ngang sức ngang tài để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình” là: Biện pháp so sánh: “Tâm hồn của chúng ta” – “các vận động viên”.
– Hiệu quả: Tác giả so sánh tâm hồn chúng ta như các vận động viên, luôn cần có đối thủ để thể hiện đầy đủ sức mạnh của mình, đồng thời chúng ta cần có các mối quan hệ để có thể nhìn nhận về thế giới và hiểu rõ về bản thân mình hơn.
Câu 4: Học sinh có thể đưa ra các thông điệp khác nhau tùy quan điểm của cá nhân.
Ví dụ: Luôn biết chia sẻ và làm những điều tốt nhất khi có thể. Hoặc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
—————-
Trên đây là một số đề đọc hiểu Cho đi là còn mãi của Azim Jamal & Harvey McKinno mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!