Tổng hợp

Xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu? Xe không chính chủ có bị thu giữ xe không?

Quy định về sang tên xe không chính chủ? Điều khiển xe không chính chủ có bị phạt không? Có thể làm lại đăng ký xe không chính chủ không? Đi xe của công ty có bị xử phạt là xe không chính chủ? Xe không chính chủ bị xử phạt có được lấy lại không?

Việt Nam là đất nước đang phát triển và phương tiện giao thông phổ biến được người dân sử dụng là xe mô tô, xe gắn máy. Theo thống kê tính đến nay số lượng môtô, xe máy đã đăng ký ở Việt Nam ước tính trên 42 triệu chiếc. Tuy nhiên thực tế cho thấy tình trạng giấy đăng kí xe không mang tên người sở hữu đang rất phổ biến bởi người dân khi mua xe hoặc được tặng cho, thừa kế xe từ người khác thường giữ luôn giấy đăng kí xe mang tên chủ sở hữu xe mà không đi thực hiện thủ tục sang tên mình.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần cũng là do người dân ngại thủ tục và mặc dù trước đây vấn đề này đã được pháp luật quy định nhưng lại chưa có chế tài để xử lí. Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng thất thu thuế cho nhà nước mà còn gây ra khó khăn trong việc kiểm soát phương tiện. Chính vì vậy, khi Nghị định 46/2016/NĐ-CP áp dụng xử phạt đối với xe không chính chủ nhằm siết chặt hơn trong việc quản lí về việc chuyển quyền sở hữu đối với phương tiện có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017 đã khiến cho nhiều người dân lo lắng với câu hỏi: Liệu xe không chính chủ có thể bị thu hồi?

Bạn đang xem: Xe không chính chủ bị xử phạt bao nhiêu? Xe không chính chủ có bị thu giữ xe không?

1. Như thế nào là xe không chính chủ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, xe là một trong những loại tài sản phải đăng kí sở hữu. Đối với những xe mua mới chủ sở hữu có trách nhiệm phải đưa xe đến cơ quan đăng kí xe để kiểm tra và nộp lệ phí đăng ký, cấp biển số xe theo quy định. Còn riêng những trường hợp xe được chuyển quyền sở hữu từ việc mua bán, tặng cho, thừa kế, điều chuyển thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA chủ xe cũng phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký sang tên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.

Như vậy, trường hợp chủ sở hữu xe trong thời hạn quy định trên đã thực hiện thủ tục đăng kí sang tên xe, được cơ quan đăng ký xe cấp giấy đăng ký xe mang tên mình mới được coi là xe chính chủ. Những trường hợp nếu hết thời hạn này mà chủ xe vẫn không đến cơ quan đăng ký xe để thực hiện thủ tục đăng kí sang tên, giấy tờ xe vẫn mang tên của chủ sở hữu trước đó sẽ bị coi là xe không chính chủ. Và pháp luật quy định chỉ xử phạt lỗi xe không chính chủ đối với những trường hợp này chứ không bao gồm những trường hợp tham gia giao thông bằng xe mượn của bạn bè, vợ, chồng, người thân,… như người dân vẫn đang lầm tưởng.

2. Xe không chính chủ có bị thu giữ xe không?

Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Những trường hợp chủ sở hữu xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, thừa kế có thể bị xử phạt về hành chính với mức phạt sau:

– Đối với cá nhân: Phạt tiền 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

– Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

 Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện nay ngoài quy định áp dụng hình thức xử phạt hành chính đối với lỗi xe không chính chủ thì chưa có quy định nào khác quy định về việc sẽ thu hồi xe đối với trường hợp này.

Mặt khác, cũng cần lưu ý: Không phải trong mọi trường hợp chủ sở hữu xe không làm thủ tục sang tên đổi chủ đều bị kiểm tra để xử phạt về lỗi xe không chính chủ. Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua công tác đăng ký xe. Như vậy, chủ sở hữu xe khi tham gia giao thông sẽ không bị kiểm tra chỉ để xử phạt về lỗi này.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy không thể vì vậy mà chủ sở hữu xe xem nhẹ việc thực hiện thủ tục đăng kí sang tên xe. Trong pháp luật dân sự, xe được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi tham gia giao thông và việc chủ sở hữu xe không thực hiện sang tên đổi chủ sẽ dễ gặp rủi ro khi xảy ra tai nạn hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào  người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh về trách nhiệm và như vậy, trong nhiều trường hợp, người đứng tên chủ sở hữu phương tiện sẽ gặp phải rắc rối không đáng có. Mặt khác, đối với chủ sở hữu xe khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng mà không sang tên xe sang tên mình cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong quá trình quản lí, sử dụng và thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản.

3. Quy định về sang tên xe không chính chủ:

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Cuối năm 2014 tôi có mua 01 chiếc oto cũ (biển số Sóc Trăng) nhưng không sang tên được do không tìm được chủ cũ, hơn nữa chủ cũ là cty nên rất khó khăn cho việc xác nhận để tôi có chứng từ hợp lệ cho việc sang tên. Do mới biết lái xe, và không hiểu nhiều về luật giao thông nên tôi không biết thông tư 12 là sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2014. Nên hôm nay tôi có đến CSGT tỉnh Vĩnh Long để đăng ký sang tên thì các đ/c CSGT nói không thể làm được nếu không tìm được chủ cũ vì thông tư 12 hết hạn. Có cách nào giải quyết cho trường hợp của tôi không luật sư, nếu không thì tôi phải làm như thế nào? Hay là phải chấp nhận đóng phạt suốt đời. Trân trọng!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt  Nghị định số 107/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của  Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì trường hợp chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định sẽ bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với cá nhân; từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua bán, cho – tặng…

Theo quy định, ngay khi có quyết định điều chuyển, bán, cho, tặng xe, chủ xe phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đó cấp giấy chứng nhận đăng ký xe đó để theo dõi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.

Tuy nhiên, bạn không liên lạc được với chủ cũ, vậy để sang tên đối với chiếc ô tô cũ của bạn cần:

– Đến cơ quan Công an xin tờ khai sang tên di chuyển xe

– Về Công an Phường nơi sinh sống theo hộ khẩu xin xác nhận vào Tờ khai cam kết chiếc xe trên là của mình

– Ra cơ quan Thuế và nộp thuế trước bạ

– Cầm hồ sơ giấy tờ đến Cơ quan Công an đăng ký sang tên
Sau 30 ngày nếu không có vấn đề tranh chấp hay phát sinh thì xe   ô tô của bạn sẽ được sang tên và khi đó, bạn có thể dễ dàng lưu thông trên đường hợp pháp với giấy tờ xe đầy đủ.

4. Điều khiển xe không chính chủ có bị phạt không?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin cho hỏi mượn xe và đăng kí xe khi tham gia giao thông có bi xử phạt hay không? Nếu phạt là bao nhiêu tiên và có tạm giữ xe hay không và tạm giữ là bao nhiêu ngày? Xin cho biết thêm một gương có bị xử  phạt không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008:

Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

a) Đăng ký xe;

b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo quy định trên, khi tham gia giao thông bạn bắt buộc phải mang theo Giấy phép lái xe của bạn, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe và Đăng ký xe. Như vậy pháp luật không bắt buộc khi người điều khiển xe phải điều khiển xe chính chủ. 

Bên cạnh đó trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định xử phạt hành vi tham gia giao thông bằng xe không chính chủ nên việc bạn mượn xe và đăng ký xe của người khác để tham gia giao thông sẽ không bị xử phạt.

5. Có thể làm lại đăng ký xe không chính chủ không?

Tóm tắt câu hỏi:

Anh trai em mua xe đăng ký tại Hà Nội, năm 2015 anh trai em đi Đài Loan có giao lại đăng ký xe cho em, nhưng em đã làm mất. Giờ chỉ còn giấy mua bán xe không có công chứng(viết tay bán cho anh trai). Vậy giờ em có làm lại đăng ký mang tên em biển số 35 được không và thủ tục thế nào(em ở Ninh Bình)?

Luật sư tư vấn:

Tại Điều 13 Thông tư 15/2014/TT-BTC có quy định về đăng ký xe từ tình khác chuyển đến như sau :

Điều 13. Đăng ký xe từ tỉnh khác chuyển đến

1. Chủ xe phải xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp hồ sơ gồm:

a) Giấy khai đăng ký xe (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).

b) Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

c) Giấy khai sang tên, di chuyển xe (mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này) và phiếu sang tên di chuyển kèm theo chứng từ chuyển quyền sở hữu xe quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

d) Hồ sơ gốc của xe theo quy định.

Tại Điều 9 Điều 10 Thông tư 15/2014/TT-BTC có quy định như sau:

Điều 9. Giấy tờ của chủ xe

1. Chủ xe là người Việt Nam, xuất trình một trong những giấy tờ sau:

a) Chứng minh nhân dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.

b) Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng).

Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.

c) Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.

…….

5. Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác.

Điều 10. Giấy tờ của xe

1. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

a) Quyết định bán, cho, tặng hoặc hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật.

b) Văn bản thừa kế theo quy định của pháp luật.

c) Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính.

d) Văn bản của cấp có thẩm quyền đồng ý thanh lý xe theo quy định (đối với xe Công an); của Bộ Tổng tham mưu (đối với xe Quân đội).

đ) Văn bản đồng ý cho bán xe của Bộ trưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp kèm theo hợp đồng mua bán và bản kê khai bàn giao tài sản đối với xe là tài sản của doanh nghiệp nhà nước được giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.

e) Quyết định phân bổ, điều động xe của Bộ Công an (xe được trang cấp) hoặc chứng từ mua bán (xe do các cơ quan, đơn vị tự mua sắm) đối với xe máy chuyên dùng phục vụ mục đích an ninh của Công an nhân dân.

g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Trường hợp chủ xe là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Quân đội nhân dân hoặc cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà đăng ký xe theo địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

2. Chứng từ lệ phí trước bạ xe

a) Biên lai hoặc giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt hoặc séc qua kho bạc nhà nước (có xác nhận của kho bạc nhà nước đã nhận tiền) hoặc giấy ủy nhiệm chi qua ngân hàng nộp lệ phí trước bạ theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp nhiều xe chung một chứng từ lệ phí trước bạ thì mỗi xe đều phải có bản sao có chứng thực theo quy định hoặc xác nhận của cơ quan đã cấp chứng từ lệ phí trước bạ đó.

b) Xe được miễn lệ phí trước bạ, thì chỉ cần tờ khai lệ phí trước bạ có xác nhận của cơ quan thuế (thay cho biên lai hoặc giấy nộp lệ phí trước bạ).

Theo thông tin bạn trình bày anh trai bạn mua xe đăng ký tại Hà Nội. Năm 2015 anh trai bạn đi Đài Loan có giao lại đăng ký xe cho bạn, nhưng bạn đã làm mất. Giờ chỉ còn giấy mua bán xe không có công chứng(viết tay bán cho anh trai). Căn cứ theo thông tin bạn trình bày và căn cứ theo vào các quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BTC thì hiện nay bạn sẽ không làm lại giấy đăng ký xe mang tên bạn và chuyển sang biển số 35 được bởi vì hợp đồng mua xe của anh bạn trước đó chỉ là giấy viết tay không có công chứng, do vậy anh trai bạn chưa được xác định là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe.

6. Đi xe của công ty có bị xử phạt là xe không chính chủ?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: tôi mới đọc trên báo thấy nói là xe máy không chính chủ thì sẽ bị phạt từ ngáy 1/1/2017. Vậy cho tôi hỏi tôi đi xe máy do công ty tôi đứng tên trên giấy đăng ký xe thì có bị phạt không?  Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về vấn đề sang tên như sau:

1.Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.

Chủ phương tiện ở đây được hiểu theo khoản 5 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP được xác định:

e) Đối với phương tiện chưa làm thủ tục đăng ký xe hoặc đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản thì cá nhân, tổ chức đã mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là đối tượng để áp dụng xử phạt như chủ phương tiện.

Trong trường hợp của bạn, bạn không thuộc đối tượng nêu trên. Bởi lẽ đối tượng nêu trên chỉ áp dụng khi bạn thực hiện mua, được cho, được tặng, được phân bổ hay điều chuyển. Còn bạn có thể do thực hiện công việc mà đi xe của công ty chứ không phải mua xe hay được tặng cho.

Do đó, bạn vẫn được điều khiển xe công ty mà không bị xử phạt về việc đi xe không chính chủ.

7. Xe không chính chủ bị xử phạt có được lấy lại không?

Tóm tắt câu hỏi:

Em lưu thông xe máy hiệu Luvias trên đường bị các anh cảnh sát hình sự tình nghi kiểm tra hành chính em không mang theo giấy tờ chính chỉ mang theo giấy photo nên bị các anh đưa về phường và thử nghiệm má túy kết quả âm tính em được người nhà mang giấy tờ đầy đủ lên bảo lãnh nhưng xe em mua lại đã qua sử dụng em chưa làm giấy sang tên và giấy mua bán chủ xe hiện tại đi nước ngoài lao động sau đó em được về còn xe bị giữ lại cho em hỏi như vậy em có nhận xe lại được không ạ

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 15/2014/TT-BCA có quy định:

“Điều 6. Trách nhiệm của chủ xe

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe.”

Như vậy, khi bạn có mua bán xe với cá nhân, tổ chức khác thì trong thời gian 30 ngày kể từ ngày làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, bạn phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký xe (Sở giao thông vận tải của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương) tiến hành làm thủ tục đăng ký sang tên. Sau thời gian 30 ngày bạn không làm thủ tục đăng ký sang tên, bạn sẽ bị xử lý vi phạm về việc đi xe không chính chủ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định:

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô.”

Khi bạn không làm thủ tục sang tên trong thời hạn 30 ngày, bạn sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng (về mặt nguyên tắc, bạn sẽ bị phạt ở mức giữa là 150.000 đồng).

Cho đến hiện tại, không có quy định về việc giữ xe khi chưa làm thủ tục sang tên trừ trường hợp bạn không chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với chiếc xe. Vì vậy, để chứng minh quyền sở hữu của chiếc xe, bạn cần xuất trình các giấy tờ sau:

– Hợp đồng chuyển quyền sở hữu chiếc xe (hợp đồng mua bán)

– Đăng ký xe

– Các giấy tờ khác có liên quan

Nếu trường hợp bạn không xuất trình được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, xe của bạn sẽ bị tạm giữ để điều tra đối với các trường hợp có dấu hiệu của hành vi phạm tội.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button