Tổng hợp

Võ Tắc Thiên là ai? Con đường trở thành Hoàng đế của Võ Tắc Thiên

Võ Tắc Thiên là ai?

Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2 năm 624 và mất ngày 16 tháng 12 năm 705, thường được gọi là Võ hậu hoặc Thiên hậu. Khi nhắc đến Võ Tắc Thiên, mọi người sẽ nhớ đến bà là Nữ hoàng đế duy nhất được sự công nhận chính thức trong lịch sử phong kiến của Trung Hoa.

Võ Tắc Thiên từng là phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau đó bà đã trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị và cuối cùng lên làm Hoàng đế của triều đại Võ Chu. Lấy Đường Cao Tông, Võ Tắc Thiên đã sinh được 6 người con, gồm 4 hoàng tử và 2 công chúa, trong đó có 2 người mất sớm.

Sau khi Đường Cao Tông qua đời, bà đã từng bước thay mặt cho hoàng đế cai quản công việc triều chính trong sự phản đối của các đại thần lúc bấy giờ. Trải qua các đời Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông với tư cách Hoàng thái hậu. Cuối cùng, bà trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu, triều đại mà bà sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705

Bên cạnh nhân vật Tần Thủy Hoàng, Võ Tắc Thiên bị người dân xem như vị hoàng đế tàn bạo và máu lạnh bậc nhất trong lịch sử.

Võ Tắc Thiên là ai?
Võ Tắc Thiên là ai?

Con đường trở thành Hoàng đế của Võ Tắc Thiên

Trải qua nhiều sóng gió trong đời, từ phi tần thành Hoàng hậu và cuối cùng là 15 năm chính thức trở thành nữ hoàng duy nhất được lịch sử Trung Quốc ghi nhận. Con đường đi đến ngôi vị Hoàng đế của Võ Tắc Thiên đã được sử sách lưu truyền như thế nào?

Giai đoạn mới bước chân vào hậu cung nhà Đường

Võ Tắc Thiên được sinh ra trong một gia đình quý tộc, cha là Võ Sĩ Hoạch, mẹ là Kế thất phu nhân Dương thị. Trong bối cảnh gia đình khá giả, Võ Tắc Thiên có cơ hội học hành vì vậy bà am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như có nhiều kiến thức uyên bác hơn các nữ nhân cùng thời.

Năm 637, hoàng đế Đường Thái Tông vì nghe danh Võ Tắc Thiên thông minh xinh đẹp nên đã quyết định triệu bà vào cung và phong chức Tài nhân. Cho nên từ năm 14 tuổi, Võ Tắc Thiên bắt đầu vào cung hầu Đường Thái Tông.

Võ thị làm Tài nhân 10 năm nhưng chưa có con thế nên sau khi Đường Thái Tông băng hà bà đã phải cạo tóc xuất gia tại Cảm Nghiệp Tự. Nhưng vì Thái tử Đường Cao Tông say mê nhan sắc bà từ trước nên trong một lần gặp lại tại Cảm Nghiệp tự, ông đã nảy ý định rước bà về cung.

Năm 652, Võ thị chính thức quay lại hậu cung đồng thời cũng là lúc bà đang mang thai đứa con đầu lòng Lý Hoằng – con của vua Đường Cao Tông. Với việc hạ sinh con trai thì Võ Tắc Thiên đã được vua phong làm Chiêu Nghi. Đây là một vị trí rất cao trong hàng ngũ cung tần.

Tháng giêng năm 654, Võ Tắc Thiên hạ sinh một cô công chúa tên là An Định Tư nhưng không bao lâu sau thì cô qua đời. Sự việc được ghi chép theo hai cuốn sách An Đường Tư và Tư Trị Thông Giám thì chính Chiêu Nghi đã giết con gái mình để đổ lỗi cho Vương hoàng hậu ngay sau khi Hoàng hậu đến thăm công chúa và ra về. Sau sự kiện đó, Đường Cao Tông muốn “Phế Vương lập Võ”.

Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng hậu nhà Đường

Năm 655, Vương Hoàng hậu bị phế truất. Đường Cao Tông muốn đưa Võ Tắc Thiên lên làm Hoàng hậu nhưng đã phải chịu nhiều sự phản đối. Không chấp nhận điều này, Võ Tắc Thiên đã âm thầm lôi kéo một số đại thần ủng hộ mình lên ngôi. Trong sách Tư trị thông giám ở trang 200 có chép lại câu nói của bà với các đại thần rằng “Đây là việc nhà của Bệ hạ, người ngoài không có tư cách can thiệp”.

Với lý lẽ đó của mình, Võ Tắc Thiên đã thành công và có được quyền hành trong tay. Sau khi Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng hậu và bắt đầu trả thù những ai đã từng không ủng hộ mình. Năm 656 Lý Trung bị phế truất và con của Võ hậu là Lý Hoằng lên làm Hoàng thái tử.

Với sự trợ giúp của Võ Tắc Thiên, Đường Cao Tông đã có nhiều chính sách giúp đất nước phát triển tốt hơn. Quyền lực mà Võ Tắc Thiên có được ngày càng lớn, nên lúc Đường Cao Tông mắc bệnh nặng đã giao việc triều chính cho bà quản lý.

Mặc dù từng bị tố là lạm quyền Hoàng hậu nhưng Võ Tắc Thiên đã không ngồi yên để bị phế truất. Trong những ngày cuối đời của Cao Tông, mọi việc lớn nhỏ trong triều đều phải qua sự đồng ý của bà. Năm 675, sự kiện Thái tử Lý Hoằng chết, Đường Cao Thông lập Hoàng lục tử là Ung vương Lý Hiền làm thái tử.

Thế nhưng, thời điểm Lý Hiền lên làm thái tử cũng là lúc Võ hậu tham quyền nhất muốn thao túng triều chính, nên bà luôn tìm cách lật đổ thái tử. Năm 680, bà tố cáo Thái tử mưu đồ bất chính nên Thái tử bị phế truất.

Vào năm 683, Đường Cao Tông băng hà. Sau đó, Võ Tắc Thiên đã đưa con trai của mình là Lý Hiển lên ngôi nhưng vì không vừa lòng mà bà đã tự mình điều hành vương triều với danh nghĩa Thái hậu. Sự kiện này gây ra ba cuộc binh biến nhưng tất cả đều bị đánh bại.

Võ Tắc Thiên lập nên nhà Võ Chu, xưng danh Thánh Thần Hoàng Đế

Với thế lực đang nắm trong tay, Võ thái hậu đã quyết định diệt trừ ngôi vị của nhà họ Lý, lên ngôi hoàng đế. Khi đã nhận được sự đồng ý từ hơn 6 vạn người dân cùng các quan lớn nhỏ trong triều, Võ Tắc Thiên chính thức lập ra nhà Võ Chu (690 – 705), tự xưng danh là Thánh Thần Hoàng đế.

Trải qua nhiều sóng gió, Võ Tắc Thiên đã có 15 năm cuối cùng chính thức trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Năm 705, Đường Trung Tông Lý Hiển lên làm vua còn Võ Tắc Thiên nay đã ốm yếu và hơn 80 tuổi với chức danh là Thái thượng hoàng.

Ít lâu sau, vào tháng 11 năm 705, Võ Tắc Thiên đã qua đời. Mộ của bà được đặt cạnh mộ Đường Cao Tông với tấm bia mộ để trống hoàn toàn, được gọi là “Vô tự bia”.

Con đường trở thành Hoàng đế của Võ Tắc Thiên
Con đường trở thành Hoàng đế của Võ Tắc Thiên

Những ấn tượng về Võ Tắc Thiên

Với khoảng thời gian cai trị đất nước ngắn ngủi, Võ Tắc Thiên đã để lại rất nhiều ấn tượng, có tốt có xấu trong lòng người dân. Dưới thời Võ Tắc Thiên, đất nước yên ổn lớn mạnh, không có tranh quyền trong triều. Bởi vậy, nhiều đại thần đã ủng hộ và coi bà là người có tài trị nước, thông minh và quyết đoán.

Võ Tắc Thiên cũng đã có công to lớn trong việc mở mang lãnh thổ Trung Hoa, chinh phục bán đảo Triều Tiên. Bà coi trọng vấn đề duy trì ổn định tình hình đất nước, ưu tiên hàng đầu việc phát triển kinh tế, vươn tầm ảnh hưởng sang các nước ở Trung Á. Phật giáo dưới thời Võ Tắc Thiên ngày càng phổ biến hơn.

Trong Tư trị thông giám có ghi chép lại về Võ Tắc Thiên qua lời đánh giá của Sử gia Trung Quốc Tư Mã Quang như sau: “Nếu bà nhìn thấy một đại thần nào đó là không đủ năng lực, sẽ ngay lập tức sẽ bãi chức. Thái hậu có óc quan sát và phán đoán tốt, vì vậy những nhân tài đương thời cũng đều có cơ hội được dùng”.

Tuy nhiên, việc Võ Tắc Thiên lên nắm quyền cai trị đất nước đã bị chỉ trích mạnh mẽ bởi nền văn hóa Nho giáo của Trung Quốc không cho phép phụ nữ lên ngôi. Võ Tắc Thiên cùng với hai vị “Nữ hoàng không miện” là Từ Hi Thái hậu và Lã hậu là ba người phụ nữ đã từng nắm quyền lực cao nhất ở các triều đại phong kiến Trung Hoa. Nhưng họ lại bị dân gian coi là những người tàn ác, cả với chính những người thân.

Bên cạnh những điểm đáng kính như biết thưởng phạt nghiêm minh, trọng dụng người tài, giúp dân an cư lạc nghiệp, thì Võ Tắc Thiên cũng có một số điểm tàn ác là đã giết hại nhiều người máu mủ ruột thịt, làm lòng dân khiếp sợ bởi sự hà khắc, chuyên quyền, độc ác.

Năm 705, Võ Tắc Thiên đã phải thoái vị và bị giam lỏng tại Lạc Dương cho đến khi qua đời hưởng thọ 82 tuổi. Bà cũng là một trong ba vị Hoàng đế ở Trung Quốc có tuổi thọ cao nhất cùng Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế (89 tuổi) và Lương Vũ Đế Tiêu Diễn (87 tuổi).

Nhắc đến Võ Tắc Thiên, chắc hẳn nhiều khán giả phim truyền hình, điện ảnh cũng hay theo dõi nhân vật lịch sử này qua sự dàn dựng, diễn xuất của các diễn viên. Có thể nói rằng, Võ Tắc Thiên là một hiện tượng “độc nhất vô nhị” trong việc dám xưng danh Hoàng đế. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin đáng giá.

Thực hư về sự tàn độc của Võ Tắc Thiên

Nhắc đến nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, nhiều người nghĩ ngay đến một Võ hậu tài năng về chính trị nhưng tàn độc, mưu mô và xảo quyệt còn lưu truyền mãi về sau.

Trong bộ phim Võ Mỵ Nương truyền kỳ, hình tượng Võ Mỵ Nương (Phạm Băng Băng) được biên kịch cố gắng khắc họa nét ngây thơ, cả tin, thay vì đi sâu vào những vụ hãm hại chốn hậu cung, giết con ruột, người tình và lũng đoạn triều chính.

Tuy vậy, những hành động bị đánh giá là tàn độc và thâm hiểm của Võ Mỵ Nương cũng được khai thác từ tập 70 trở đi (trong tổng số hơn 100 tập phim). Lúc này, Võ Mỵ Nương đã được phong chức Chiêu Nghi.

Nàng lập kế hãm hại nhằm phế truất Vương hoàng hậu (Thi Thi) và Tiêu Thục Phi (Trương Hinh Dư) vì nghi hai người bày mưu ám sát con gái bà, công chúa An Định.

Thế nhưng sự thật lại không phải vậy, bởi kẻ thủ mưu giết hại hai người con của Võ Thị lại chính là công chúa Cao Dương (Mễ Lộ), người chị em luôn sát cánh cùng hội cùng thuyền với Mỵ Nương, thân thiết không kém Từ Huệ (Trương Băng Ninh).

Rút cục, hai người phụ nữ được Mỵ Nương tin tưởng coi như ruột thịt đều đứng sau hãm hại nàng. Quá đau đớn và không thể tha thứ, Võ Thị đã ép Cao Dương phải thắt cổ tự tử.

Võ Mỵ Nương được phong hoàng hậu, nhiếp chính và phê tấu thay chồng Lý Trị (Lý Trị Đình) do thường xuyên mắc chứng phong đau đầu kinh niên.

Lúc này, những kẻ đối đầu với Võ hậu vẫn là bè phái của Trưởng tôn Vô Kỵ và thái tử nhiếp chính Lý Trung. Việc của Võ hậu là dàn xếp và trừ khử dần những kẻ ngáng đường của bà và công việc triều chính mà hai vợ chồng vẫn thống nhất với nhau.

Võ hậu đã loại bỏ được những mỹ nhân chốn hậu cung đáng gờm. 

Đến hình tượng Võ hậu giết con, giết người thân không gớm tay So với hình ảnh được khai thác theo hướng tích cực trong phim ảnh, ghi chép lịch sử và những câu chuyện dân gian về Võ Tắc Thiên lại hiện lên là một nữ nhân tài sắc vẹn toàn nhưng nham hiểm, độc ác và dâm đãng không ai sánh kịp. Hơn 10 ngày sau khi Mỵ Nương sinh hạ công chúa An Định cho nhà vua là Lý Cao Tông, hoàng hậu sang thăm. Nhân cơ hội này Mỵ Nương bóp mũi con đến chết rồi vu cho hoàng hậu. Những năm sau, Mỵ Nương lần lượt sinh con trai Hoằng, Hiền, Triết và Đán, vì thế càng được nhà vua ân sủng. Năm 656, người ta đào được dưới gầm giường hoàng hậu hình nhân bằng gỗ khắc tên họ Cao tông với một cây sắt nhọn cắm vào tim. Tình ngay nhưng lý gian, hoàng hậu uất nghẹn không nói nên lời.

Võ Tắc Thiên lập mưu hãm hại Tiêu phi và Vương hoàng hậu. 

Bị Mỵ Nương giật dây, Cao tông bất chấp triều đình, phế Vương hậu, phong Mỵ Nương làm chánh cung hoàng hậu. Năm ấy bà 33 tuổi, hơn vua 5 tuổi. Từ đây bà được đổi tên là Võ Tắc Thiên, tức Võ hậu. Vương hậu và Tiêu phi bị giam vào lãnh cung. Có lần vua lén thăm hai người, Võ hậu biết chuyện đã ra lệnh đánh mỗi người một trăm roi, chặt hết tay chân, ngâm trong thùng rượu cho đến chết. Những cung nữ biết chuyện cũng bị Võ hậu cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời này.

Thực hư về sự tàn độc của Võ Tắc Thiên
Thực hư về sự tàn độc của Võ Tắc Thiên

Võ hậu đăng quang và lấn át chồng là vua Cao Tông.

Cao tông ngày càng sợ Võ hậu, bị khủng hoảng tinh thần nên mắc bệnh thần kinh, để mặc cho Võ hậu thao túng việc triều chính. Lúc này, cái gai trong mắt Võ hậu là Vô Kỵ (cậu ruột của vua) đã bị bà vu tội cấu kết với Lý Trung âm mưu làm phản. Võ hậu đày Vô Kỵ ra Quý Châu, sau đó ép ông phải tự thắt cổ chết. Trong khi thái tử Lý Trung (con nuôi của Vương hậu) vì là con vua nên được hưởng ân huệ tự treo cổ tự tử, bà lập con trưởng Lý Hoằng làm thái tử. Giết hai anh cùng cha khác mẹ Tại bữa tiệc gia đình ở trong cung, một trong hai người anh cùng cha khác mẹ của Võ hậu đã vô ý nói rằng họ làm quan là nhờ cha chứ không phải nhờ em làm hoàng hậu. Tức giận, Võ hậu đuổi hai anh tới biên tái, một người chết ở Lũng Châu, người còn lại ít lâu sau bị buộc tội phản nghịch và bị xử tử.

Ngay đến con đẻ mà Võ hậu cũng không tha. 

Giết chị ruột, cháu gái và anh họ Khi Hàn quốc phu nhân (Hồ Lan), chị ruột Võ hậu, dắt theo cô con gái 18 tuổi San San vào thăm. Cao Tông tỏ ý mến mộ Hồ Lan nhưng bị Võ hậu biết được. Mấy ngày sau, bà Hồ nằm chết co quắp trong phòng riêng. Dịp lễ Phong sơn ở Sơn Đông, Võ hậu gặp hai người anh họ là Vị Lương và Hoài Nguyên đang làm quan tại đây. San San mừng rỡ gặp lại cậu, vô ý kể cho hai cậu nghe chuyện Võ hậu hại hai người anh cùng cha khác mẹ của bà và đầu độc mẹ nàng. Võ hậu biết được lập mưu hạ sát. Bà cho mời hai anh họ về cung dự yến, dặn hai người mang vài món đặc sản của Sơn Đông để cùng ăn, nhưng lén bỏ thuốc độc vào. San San ăn phải, chết ngay tức khắc. Vua Cao tông tới, Võ hậu vin cớ buộc tội hai anh họ âm mưu giết vua nên sai ra chém.

Nữ hoàng đế họ Võ luôn gắn liền với những câu chuyện tai ác.

Giết con dâu và bốn con trai Con trai thứ ba của Võ hậu tên Triết có vợ là Đào Phi. Mẹ nàng là công chúa Trường Lạc chơi rất thân với vua Cao tông. Võ hậu biết chuyện nên ghen tuông, đuổi vợ chồng công chúa khỏi triều. Đào Phi thì bị Võ hậu bắt giam và bỏ đói cho đến chết. Hoằng oán giận và trách mẹ nhưng bị Võ hậu quở trách. Không lâu sau, trong một cuộc du ngoạn với cha mẹ, thái tử Hoằng đã đột tử vì ăn phải thức ăn có thuốc độc. Hoàng tử Hiền, con trai thứ hai của Võ hậu được lập làm thái tử. Khôn ngoan hơn thái tử Hoằng, Hiền luôn giữ một khoảng cách với mẹ, không ăn cơm chung với bà và cũng ít khi qua Lạc Dương thăm bà. Võ hậu biết được nên rất tức giận, truất ngôi thái tử của Hiền và đày đi Tứ Xuyên. Sau đó bà sai người đến Tứ Xuyên bắt Hiền nhốt vào phòng kín và buộc chàng tự treo cổ.

Võ hậu đã lần lượt giết chết 3 người con trai ruột của mình. 

Hoàng tử Triết, con trai thứ ba của Võ hậu được lập làm thái tử. Năm 683, vua Cao tông băng hà, hưởng dương 55 tuổi. Lý Triết lên nối ngôi, tức vua Đường Trung tông. Nhưng chưa đầy hai tháng, Võ hậu lại phế Trung tông xuống làm Lư Lăng vương và đày đi Phòng Châu, chỉ vì một câu nói thiếu suy nghĩ của Triết. Tháng 2 năm 684, hoàng tử thứ tư và cuối cùng là Lý Đán (phụ vương của Đường Minh Hoàng sau này) được đưa lên làm vua tức Đường Duệ tông, nhưng mọi việc chính sự đều do Võ hậu quyết. Tất cả bốn con trai của bà (Hoằng, Hiền, Triết, Đán) đều bị loại khỏi vũ đài chính trị. Giờ đây, bà nắm trọn quyền trong tay và muốn trở thành chúa tể nước Trung Hoa.

Võ Tắc Thiên đã chính thức lên nắm quyền lực, xóa sổ nhà Đường. 

Đánh ghen với nữ quan Thượng Quan Uyển Nhi được Võ Tắc Thiên giao nhiệm vụ cai quản các văn thư trong hoàng cung và ngoài triều đình. Bấy giờ, người tình Trương Xương Tôn tuy hầu hạ Võ Tắc Thiên nhưng lại có tư tình với Uyển Nhi và bị bắt gặp. Tức giận, Võ Tắc Thiên đã ném cái bát vào giữa trán Uyển Nhi (một thuyết khác là Võ Tắc Thiên sai người dùng dao rạch), tạo thành một cái sẹo lớn chính giữa trán. Vết sẹo ngược lại đã khiến Thượng Quan Uyển Nhi trở nên xinh đẹp hơn.

Vết sẹo trên chán Uyển Nhi giúp tạo nên trào lưu trang điểm độc đáo cho cung tần mỹ nữ thời Đường.

Các tiểu thư, phi tần trong cung đều bắt chước vẽ chấm đỏ hoặc hình hoa mai vào giữa trán, trở thành trào lưu trang điểm thịnh hành dưới triều nhà Đường.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button