Giáo dụcLớp 6

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá. Bài học hôm nay, thầy cô sẽ gửi đến các em 21 bài mẫu hay nhất, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.
Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình

Nội dung chính

Dàn ý viết đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình

1. Mở đoạn: Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ với người thân trong gia đình.

2. Thân đoạn:

– Kể lại thời gian, bối cảnh, diễn biến của sự việc.

– Nêu cảm xúc của bản thân về sự việc đã diễn ra.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc của bản thân mỗi khi nhớ tới kỉ niệm đó

21 Bài mẫu Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 1

Hôm qua, em đã có một chuyến đi chơi với bố mẹ. Gia đình em đã đến thăm thành phố Hà Nội. Sau khoảng hai tiếng, xe cũng đến thành phố. Đầu tiên, em được đến viếng lăng Bác. Em và bố mẹ cùng xếp hàng để được vào trong lăng. Từng dòng người nối tiếp nhau. Bên trong lăng Bác khá lạnh. Các chú bộ đội mặc quân phục màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang. Em đã được tận mắt nhìn thấy Bác Hồ. Khuôn mặt Bác thật hiền từ. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Đôi môi thì như đang mỉm cười. Lòng em cảm thấy vô cùng xúc động và tự hào. Tiếp đến, em được đi thăm hồ Gươm. Hồ nằm ở quận Hoàn Kiếm, gần trung tâm thành phố. Nước hồ trong xanh, phẳng lặng. Xung quanh hồ, những hàng cây cổ thụ đứng trầm ngâm. Ở chính giữa là tháp Rùa cổ kính. Sau đó, em còn được đi ăn rất nhiều món đặc sản của Hà Nội. Cả gia đình đã có nhiều kỉ niệm đẹp cùng nhau.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Xung quanh hồ, những hàng cây cổ thụ đứng trầm ngâm.”
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: “Các chú bộ đội mặc quân phục màu trắng, đứng gác rất nghiêm trang.”

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 2

Hôm đó là ngày chị em vào đại học. Mặt Trời vừa tỉnh giấc, chị đã sửa soạn đồ đạc sắp xong rồi. Thấy chị sắp không ở nhà cùng mình nữa, trong lòng em bỗng nhiên cảm thấy rất buồn. Em chạy ngay lại, ngồi ôm khư khư chân chị, nhõng nhẽo đòi chị ở lại. Bố mẹ trông cảnh này thì “dở khóc dở cười”. Mẹ trêu em là “con bé mít ướt, ở nhà toàn trêu chị, giờ chị đi thì lại nhớ”. Chị em lúc đó gõ đầu em, vừa cười vừa bảo: “Chị đi rồi thi thoảng lại về chứ có đi luôn đâu. Phải đi học cho giỏi còn kiếm tiền cho Tít đi chơi chứ”. Nghe đến vậy, em mới buông tay để chị đi cho kịp giờ xe chạy. Đến tận bây giờ, thi thoảng chị vẫn còn nhắc lại lần ăn vạ đó, khiến cho em ngượng chín mặt.

  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Mặt Trời vừa tỉnh giấc, chị đã sửa soạn đồ đạc sắp xong rồi.”.
  • Câu có nhiều vị ngữ: “Em chạy ngay lại, ngồi ôm khư khư chân chị, nhõng nhẽo đòi chị ở lại.”.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 3

Có một lần, em đã được bà dẫn đi hái lá cọ để làm nón. Hôm ấy là một buổi chiều mùa thu đẹp trời hơi se lạnh. Em cầm hai chiếc liềm đi theo bà ra đồi cọ ở cuối làng. Vừa đi em vừa nhảy chân sáo thật vui vẻ. Khi đến nơi, em ngơ ngác ngắm nhìn những cây cọ cao lớn, những tầng lá xanh um đến quên cả việc cần làm. Còn bà thì đã quen tay lẹ mắt mà bắt đầu tìm kiếm những chiếc lá đẹp. Vừa tìm lá, bà vừa chỉ em cách chọn lá sao cho thật đẹp, để có thể làm ra chiếc nón đẹp nhất. Lúc này, bà bỗng khác quá. Bà trở nên nghiêm túc, kĩ càng và chuyên nghiệp như các nghệ nhân trên tivi. Những chiếc lá cọ xung quanh cũng đứng im, không nô đùa với gió nữa, như để giúp em dễ nghe lời bà dạy hơn. Kết thúc buổi lấy lá hôm ấy, em cảm thấy rất vui vì đã được biết thêm nhiều điều từ cô giáo “bà”.

  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: Khi đến nơi, em ngơ ngác ngắm nhìn những cây cọ cao lớn, những tầng lá xanh um đến quên cả việc cần làm.
  • Câu có nhiều vị ngữ: Những chiếc lá cọ xung quanh cũng đứng im, không nô đùa với gió nữa, như để giúp em dễ nghe lời bà dạy hơn.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 4

Bà ngoại của em là một người bà tuyệt vời. Em thích nhất là những tối mùa hè được cùng bà ngắm sao và nghe bà kể chuyện. Lúc ấy, trời vừa bắt đầu vào khuya, cơm nước cũng đã xong xuôi. Em sẽ đem gối và một cái quạt nan ra chiếc chõng trên sân gạch, rồi nằm sẵn lên đó chờ bà ra. Bà sẽ từ từ lại gần, ngồi lên chõng, bàn tay dịu dàng vuốt tóc em, và khuôn miệng thì bỏm bẻm nhai trầu. Bà sẽ gãi cho em ở lưng, rồi vỗ nhẹ từng cái một thật nhẹ nhàng. Thỉnh thoảng bà lại xoa lên mái tóc em thật trìu mến. Em thì cứ nằm yên mà tận hưởng cảm giác thư giãn bình yên mà bà đem lại. Rồi bà cũng nằm xuống bên cạnh em, tay phe phẩy cái quạt nhỏ và bắt đầu kể chuyện. Bà kể những câu chuyện cổ tích từ lâu đời, thú vị và hấp dẫn. Trong đó có cô Tấm dịu hiền, có chàng Thạch Sanh dũng cảm, có em bé thông minh, có chú mèo đi hia khôn khéo… Những ngôi sao trên cao cũng chăm chú lắng nghe bà kể chuyện, đến quên cả chớp sáng. Nằm trong lòng bà như thế, chẳng mấy mà em chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành. Những giấc ngủ ấy đem đến cho em cảm giác bình yên, mà dù sau này được sống trong căn phòng to đẹp cũng không thể sánh bằng được.

Câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa: Những ngôi sao trên cao cũng chăm chú lắng nghe bà kể chuyện, đến quên cả chớp sáng.

Câu có nhiều vị ngữ:

  • Em sẽ đem gối và một cái quạt nan ra chiếc chõng trên sân gạch, rồi nằm sẵn lên đó chờ bà ra.
  • Bà sẽ từ từ lại gần, ngồi lên chõng, bàn tay dịu dàng vuốt tóc em, và khuôn miệng thì bỏm bẻm nhai trầu.
  • Bà sẽ gãi cho em ở lưng, rồi vỗ nhẹ từng cái một thật nhẹ nhàng.
  • Rồi bà cũng nằm xuống bên cạnh em, tay phe phẩy cái quạt nhỏ và bắt đầu kể chuyện.
  • Trong đó có cô Tấm dịu hiền, có chàng Thạch Sanh dũng cảm, có em bé thông minh, có chú mèo đi hia khôn khéo…

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 5

Em yêu bố của em lắm. Lúc còn nhỏ, em thường theo bố ra vườn cây chơi vào mỗi buổi chiều hè. Chỉ là một khu vườn nhỏ, mà bố nghĩ ra biết bao nhiêu là trò để chơi. Em và bố đã chơi đá bóng, chơi đá cầu, thi bơi dưới sông, thi trèo cây hái quả… Bao trò chơi tuổi thơ đơn giản mà mãi cũng chẳng biết chán. Chơi mệt, thì lại nằm trên chiếc chõng tre dưới gốc mít, nghe bố kể những câu chuyện từ ngày xửa ngày xưa. Những câu chuyện ấy chẳng phải là những câu chuyện cổ tích nhiệm màu như bà vẫn kể. Mà toàn là các câu chuyện về tuổi thơ ấu nghịch ngợm của bố, là những lần bố bị bà mắng, bị thầy phạt. Nghe thật là thú vị và hấp dẫn. Em vẫn còn nhớ rõ, cái cảm giác khoan khoái khi được nằm dưới bóng mát của cây, tận hưởng những làn gió mát rười rượi, được bố vỗ về sau lưng và chìm vào giấc ngủ. Trong giấc ngủ ấy, có những trái bòng, trái mít, trái na chín thơm nhảy múa cùng nhau dưới ánh nắng vàng. Những kỉ niệm tuổi thơ vui vẻ và hạnh phúc bên cha ấy, em sẽ khắc ghi mãi trong tâm trí của mình.

  • Câu có nhiều vị ngữ: “Em và bố đã chơi đá bóng, chơi đá cầu, thi bơi dưới sông, thi trèo cây hái quả…”; “Em vẫn còn nhớ rõ, cái cảm giác khoan khoái khi được nằm dưới bóng mát của cây, tận hưởng những làn gió mát rười rượi, được bố vỗ về sau lưng và chìm vào giấc ngủ.”
  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Trong giấc ngủ ấy, có những trái bòng, trái mít, trái na chín thơm nhảy múa cùng nhau dưới ánh nắng vàng.”

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 6

Cuối tuần trước, em được mẹ chở ra chợ hoa để sắm Tết. Ở đây, mẹ chỉ cho em vô số loài hoa mới lạ. Khóm cúc họa mi trong trắng, e ấp còn cẩm tú cầu lại vô cùng kiêu sa. Khung cảnh xung quanh em lúc đó ngập tràn màu sắc và mùi hương, khiến em cảm nhận rõ ràng không khí mùa xuân đang ùa về. Sau khi chọn lựa một hồi, mẹ đã chọn được một gốc đào rất đẹp cùng bó hoa li to. Em cũng được mẹ mua cho cành đào nhỏ hết sức đáng yêu. Em ôm nó trong lòng mà háo hức vô cùng, chỉ mong về nhà thật nhanh để trưng nó trên chiếc bàn học quen thuộc. Kết thúc buổi mua sắm, tâm trạng em rất vui vẻ. Cành đào bây giờ vẫn được để trong phòng ngủ, trở thành món đồ trang trí yêu thích của em.

  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Khóm cúc họa mi trong trắng, e ấp còn cẩm tú cầu lại vô cùng kiêu sa.”.
  • Câu có nhiều vị ngữ: “Cành đào bây giờ vẫn được để trong phòng ngủ, trở thành món đồ trang trí yêu thích của em.”.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 7

Mùa hè năm ngoái, em đã có một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ với mẹ. Hôm đó, mẹ đưa em đi siêu thị để mua sắm, chuẩn bị cho chuyến du lịch sắp tới của cả nhà. Lúc ngang qua khu trò chơi, em đã bị thu hút bởi những chiếc máy bắn cá. Chúng mời gọi em với hình thù ngộ nghĩnh, sắc màu cùng bài nhạc vui tai. Thấy em hứng thú như vậy, mẹ bảo mua đồ xong rồi sẽ cho em quay lại thử các trò này. Với tính tò mò, em không đợi được mà nhân lúc mẹ không để ý tự mình trốn đi chơi trước. Do quá mải chơi, em đã quên mất cả thời gian. Đến lúc nghe thấy loa thông báo của siêu thị, em mới hoảng hốt chạy đi tìm mẹ. Em vừa đi vừa lo, chắc mẩm rằng mẹ sẽ mắng mình một trận. Nhưng khi ấy mẹ chỉ im lặng nhìn em, đôi mắt tràn đầy sự thất vọng. Suốt cả đoạn đường, mẹ không hề trách em lấy một câu, khiến em càng thêm hoang mang. Về đến nhà, em rón rén xin lỗi mẹ. Lúc này mẹ mới nhẹ nhàng nói: “Mẹ không trách con, nhưng con đã làm mẹ hết sức lo lắng đấy”. Em hối hận vô cùng, tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ trái lời mẹ nữa. Đó là một bài học, một kỉ niệm vô cùng khó quên đối với em.

  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Chúng mời gọi em với hình thù ngộ nghĩnh, sắc màu cùng bài nhạc vui tai.”.
  • Câu có nhiều vị ngữ: “Em vừa đi vừa lo, chắc mẩm rằng mẹ sẽ mắng mình một trận.”

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 8

Kỉ niệm cùng mẹ mà em nhớ nhất là những ngày thuở còn bé, được mẹ đưa đi chợ quê. Lúc ấy, mẹ vẫn còn đi một chiếc xe đạp cũ, có lót miếng đệm nhỏ ở yên sau. Em sẽ được mẹ bế lên ngồi trên miếng đệm ấy, ngồi thật chắc chắn rồi mẹ mới đạp xe. Cảnh vật ven đường đến chợ ngày nào cũng đi qua, nhưng lần nào em cũng ngắm nhìn thật thích thú. Đó là cảnh những cô chú đi chợ về, các bạn nhỏ theo mẹ đến chợ, những xe máy chở hàng phóng thật nhanh. Đến chợ, em sẽ ngồi ở một quầy hàng, chờ mẹ vào mua đồ. Những món đồ hàng lúc ấy còn ít mẫu mã, nhưng vẫn rất hấp dẫn. Mấy cái kẹo nhỏ cứ như vẫy tay chào em, khiến em nhìn chăm chú mãi. Hôm nào được mẹ mua cho chiếc kẹo đó, thì em có thể vui suốt cả ngày. Kỉ niệm ấy tuy giản đơn, cũng chẳng có gì đặc biệt, nhưng em vẫn nhớ mãi không bao giờ quên.

  • Câu có hình ảnh nhân hóa: Mấy cái kẹo nhỏ cứ như vẫy tay chào em, khiến em nhìn chăm chú mãi.
  • Câu có nhiều vị ngữ: Đó là cảnh những cô chú đi chợ về, các bạn nhỏ theo mẹ đến chợ, những xe máy chở hàng phóng thật nhanh.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 9

Mẹ của em là một người phụ nữ nông thôn bình thường như bao người khác. Nhưng tình thương của mẹ dành cho em thì lớn lao, vĩ đại vô cùng. Mỗi ngày mẹ lả người đưa đón em tới trường. Kỉ niệm em nhớ nhất cũng chính là vào một chiều mẹ chở về nhà sau khi tan học. Đó là một chiều có mưa dông rất lớn. Mẹ mặc chiếc áo mưa rộng vào người, rồi nhắc em chui vào vạt sau của áo mưa. Vì có mưa lớn nên không ai có thể đi nhanh, thành ra mọi người nhích từng chút một. Rõ là trời mưa lạnh lẽo, nhưng em thì cảm thấy ấm áp lắm. Bởi em đang được ngồi trong chiếc áo mưa, tay ôm lấy mẹ. Hơi ấm của mẹ khiến cả không gian chật hẹp trở nên ấm cúng lạ lùng. Có lẽ chính bởi vì có mẹ kề bên, mà bên trong chiếc áo mưa cũng có thể trở thành tổ ấm. Kề má lên lưng mẹ, em nhìn xuống mặt đường đang chạy nhanh vùn vụt. Những giọt nước mưa nghịch ngợm thi nhau gõ vào vạt áo mưa như đang muốn nói lời chào với em. Thỉnh thoảng, em lại hỏi mẹ xem đã đến đoạn đường nào rồi. Còn mẹ thì vẫn kiên nhẫn trả lời từng câu hỏi nhỏ ấy. Những lúc đừng đèn đỏ, mẹ sẽ quay đầu lại, quan tâm hỏi xem em có bị ướt chỗ nào không, có bị đau khi phải ngồi sát vào mẹ không. Sự dịu dàng trong những lời nói ấy khiến em cảm giác mình là đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian. Chính nhờ những kỉ niệm bình dị bên cạnh mẹ đó, mà em có cả một hành trang hạnh phúc để bước vào tương lai.

Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: Những giọt nước mưa nghịch ngợm thi nhau gõ vào vạt áo mưa như đang muốn nói lời chào với em.

Câu có nhiều vị ngữ:

  • Mẹ mặc chiếc áo mưa rộng vào người, rồi nhắc em chui vào vạt sau của áo mưa.
  • Bởi em đang được ngồi trong chiếc áo mưa, tay ôm lấy mẹ.
  • Những lúc đừng đèn đỏ, mẹ sẽ quay đầu lại, quan tâm hỏi xem em có bị ướt chỗ nào không, có bị đau khi phải ngồi sát vào mẹ không.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 10

Tết vừa rồi, em đã có dịp về quê chơi và được bà trực tiếp dạy gói bánh chưng. Công đoạn chuẩn bị cũng không quá phức tạp. Em cùng các anh chị đua nhau chạy đi bê đồ giúp bà. Nào là những tàu lá chuối to bản, xanh mướt, nào là rổ gạo trắng, đỗ xanh đẹp mắt,… Mỗi người một tay một chân, chẳng mấy chốc mà tất cả các nguyên liệu đã sẵn sàng. Bà tỉ mỉ dạy chúng em cách đặt lá, rải đỗ, xếp thịt sao cho đẹp mắt. Đến tối hôm đó, mọi người đều ngồi ở sân trông nồi bánh. Ngọn lửa nhảy nhót sáng rực và phát ra tiếng “tách tách” nghe rất vui tai.Anh trai em cầm sẵn một cái xô lớn, phụ trách việc châm nước. Cả nhà ngồi quây quần cùng nhau, cùng nướng ngô và chuyện trò rôm rả. Hôm đó ai cũng rất vui vẻ.

  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Ngọn lửa nhảy nhót sáng rực và phát ra tiếng “tách tách” nghe rất vui tai.”.
  • Câu có nhiều vị ngữ: “Anh trai em cầm sẵn một cái xô lớn, phụ trách việc châm nước.”.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 11

Ngày còn bé, em thường theo anh hai trốn ngủ trưa để ra sau hè chơi. Sau hè nhà em là một dòng sông tươi mát, với hàng dừa đứng soi mình xuống mặt nước. Những trưa hè nóng nực, chờ bố mẹ ngủ say, em và anh sẽ cùng nhau ra đó để tắm mát. Chúng em lội từng bước xuống sông để cảm nhận rõ cái sự mát rượi của làn nước, rồi mới ngụp lặn hết cả cơ thể xuống dòng sông. Cảm giác tự do vẫy vùng dưới làn nước trong xanh ấy dù là bãi biển đẹp đến thế nào cũng không mang lại được. Tắm mát xong, chúng em cùng nhau lên bờ, nằm dưới bóng mát của cây dừa, thủ thỉ tâm sự cùng nhau. Những cơn gió trưa mát rượi thổi từ sông lên, vỗ về đưa chúng em vào giấc ngủ. Để buổi chiều tỉnh dậy, chúng em lại tíu tít vui chơi dưới dòng sông yêu quý.

  • Câu sử dụng hình ảnh nhân hóa: Những cơn gió trưa mát rượi thổi từ sông lên, vỗ về đưa chúng em vào giấc ngủ.
  • Câu có nhiều vị ngữ: Chúng em lội từng bước xuống sông để cảm nhận rõ cái sự mát rượi của làn nước, rồi mới ngụp lặn hết cả cơ thể xuống dòng sông; Tắm mát xong, chúng em cùng nhau lên bờ, nằm dưới bóng mát của cây dừa, thủ thỉ tâm sự cùng nhau.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 12

Hôm qua, tôi đã có một chuyến đi chơi cùng gia đình đến thăm thủ đô Hà Nội. Sau hơn hai giờ, chúng tôi đã đến đặt chân đến thành phố thủ đô ngàn năm văn hiến đông đúc, nhộn nhịp. Tôi và bố mẹ đã xếp hàng ngay ngắn để vào lăng viếng Bác Hồ. Khi vào bên trong lăng, tôi cảm thấy khá lạnh, không khí nơi đây trang trọng và linh liêng, khiến cho lòng tôi trào dâng lên những cảm xúc lẫn lộn, bồi hồi và đầy tự hào… Chú bộ đội mặc quân phục trắng, đứng gác nghiêm trang, canh cho Bác trong giấc ngủ ngàn thu. Lần đầu tiên tôi được ngắm nhìn khuôn mặt Bác từ khoảng cách gần đến vậy. Trông Bác thật hiền từ. Vầng trán cao và rộng của Người như tỏa ra ánh hào quang hiền hòa. Sau đó, tôi còn đi dạo quanh hồ Gươm ngay trung tâm thành phố. Nước hồ trong xanh, in bóng tháp Rùa, cầu Thê Húc đỏ son, cổ kính mà đầy thơ mộng. Xung quanh hồ là hàng cây cổ thụ có lẽ đã hàng trăm năm tuổi đứng trầm ngâm. Không chỉ ngắm cảnh, tôi còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của Hà Nội như bún chả, phở bò… Cả gia đình tôi ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp sau chuyến đi này.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Xung quanh hồ là hàng cây cổ thụ có lẽ đã hàng trăm năm tuổi đứng trầm ngâm.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Chú bộ đội mặc quân phục trắng, đứng gác nghiêm trang, canh cho Bác trong giấc ngủ ngàn thu.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 14

Bố em vốn là lính hải quân, thường phải đi làm nhiệm vụ xa nhà suốt nhiều tháng liền. Gần đến sinh nhật của mình, em chợt biết tin tuần này bố không thể về được. Tuy rất buồn nhưng em hiểu công việc của bố là phục vụ Tổ quốc. Nhờ bố cùng các chiến sĩ mà em mới có được một cuộc sống bình yên. Vậy nên em cố giấu đi sự tủi thân, nhõng nhẽo, bảo bố khi nào về thì nhớ mua quà bù cho mình. Đến ngày sinh nhật, em được mẹ tổ chức cho một bữa tiệc nhỏ tại nhà với sự tham gia của họ hàng và những người bạn thân thiết. Vô số món quà cùng lời chúc của mọi người tới tấp bay đến bên em. Đang đến lúc chuẩn bị thổi nến, đột nhiên một bóng dáng cao lớn xuất hiện ngoài cửa. Bố đã về, mang theo một chú gấu bông cùng bó hoa rất to. Khoảnh khắc đó, em vui mừng khôn xiết, chạy ào ra ôm lấy người mình hằng mong nhớ. Sinh nhật năm ấy quả thật là một kỉ niệm vô cùng đáng nhớ đối với em. Chú gấu mà bố tặng vẫn luôn thay bố lắng nghe em trò chuyện mỗi ngày.

  • Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa: “Chú gấu mà bố tặng vẫn luôn thay bố lắng nghe em trò chuyện mỗi ngày.”.
  • Câu có nhiều vị ngữ: “Bố đã về, mang theo một chú gấu bông cùng bó hoa rất to.”

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 15

Trong gia đình mình, có lẽ người gắn nhất chính là ông nội của tôi. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông rất yêu thích công việc trồng cây nên khu vườn nhà tôi luôn xanh tốt quanh năm. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Cứ mỗi buổi chiều, ông lại ra vườn để chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông đã dạy tôi phải chăm chút chúng một cách nâng niu, cẩn thận. Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi. Cây ổi cho tôi leo trèo cùng lũ bạn trong xóm. Cây cam cho trái thơm ngọt ngào. Những khóm hoa: đồng tiền, cẩm tú cầu, mười giờ… giúp tôi cảm thấy thư giãn sau một ngày học tập mệt mỏi. Có thể nói, nhờ có ông mà tôi đã trở thành “người làm vườn tài ba”. Không chỉ vậy, tôi còn được nghe ông kể rất nhiều câu chuyện hay về cuộc sống. Đó là những bài học bổ ích giúp tôi sống tốt hơn mỗi ngày. Tôi rất yêu ông nội của mình. Tôi mong ông sẽ thật khỏe mạnh để sống cùng gia đình tôi thật lâu.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi loài cây trong vườn đã trở thành người bạn của tôi.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Lúc đó, tôi lại chạy theo ông, đòi được giúp ông tưới tắm cho cây cối trong vườn.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 16

Kì nghỉ hè năm nay, em được về thăm quê ngoại. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa mới đến nơi. Từ xa, em đã thấy bà ngoại đang đứng ở ngoài cổng. Em háo hức chạy đến chào bà. Buổi trưa, em được thưởng thức những món ăn bà nấu. Món nào cũng ngon miệng, hấp dẫn. Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ. Những cây cối trong vườn được bà chăm vô cùng tươi tốt. Em thích nhất là chị hồng nhung đang khoe sắc ở góc vườn. Tối hôm đó, em ngồi ngoài sân nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã được đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Giây phút đó, em cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Em thích nhất là chị hồng nhung đang khoe sắc ở góc vườn.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 17

Bà ngoại là người tôi yêu mến nhất. Tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ cùng với bà. Mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được về quê thăm bà và ở lại chơi khoảng một tháng. Hôm đó là buổi sáng chủ nhật, mẹ đưa tôi ra bến xe. Khoảng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Gần trưa, xe mới đến nơi. Tôi xuống xe, rồi đi bộ theo con đường làng về nhà bà ngoại, vừa đi vừa hát vang. Hai hàng cây bên đường rung rinh trong gió, như đang chào đón tôi. Từ xa, tôi đã thấy bà ngoại đứng đón ở ngoài cổng. Tôi háo hức chạy đến ôm lấy bà. Hai bà cháu vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Bà hỏi han chuyện học hành, bài vở của tôi. Buổi trưa, tôi được thưởng thức rất nhiều món ngon do bà nấu. Tối hôm đó, hai bà cháu ra ngoài sân ngồi hóng mát. Tôi được nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Bà giống như những bà tiên trong các truyện cổ tích vậy. Tôi cảm thấy vô cùng yêu mến và kính trọng bà ngoại.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Hai hàng cây bên đường rung rinh trong gió, như đang chào đón tôi.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Hai hàng cây bên đường rung rinh trong gió, như đang chào đón tôi.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 18

Bố là người mà em vô cùng yêu quý trong gia đình. Năm nay, bố bốn mươi tư tuổi. Bố em làm nghề lái xe. Công việc của bố là chuyển những chuyến hàng đi đến khắp mọi miền tổ quốc. Vì vậy, bố thường xuyên phải xa nhà. Vào những ngày nghỉ, bố thường dành thời gian cho gia đình. Bố đã dạy em học bài, giúp mẹ nấu cơm, đưa em và mẹ đi chơi. Sau mỗi chuyến đi, bố đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi bố đã từng đi qua. Tháng trước, bố chuyển hàng đến Nha Trang. Khi về, bố đã mang về cho em một chiếc chuông gió làm bằng vỏ ốc. Đó là món quà do chính tay bố làm. Chiếc chuông gió được em treo trên cửa sổ. Mỗi khi có gió thổi qua, những chú ốc nhỏ lại đập vào nhau tạo ra âm thanh thật vui tai. Nhìn chiếc chuông gió, em lại nhớ đến những câu chuyện mà bố kể về chuyến công tác của mình. Em mong rằng tương lai có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch để được đi đến nhiều nơi, giống như bố vậy.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Mỗi khi có gió thổi qua, những chú ốc nhỏ lại đập vào nhau tạo ra âm thanh thật vui tai.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Bố đã dạy em học bài, giúp mẹ nấu cơm, đưa em và mẹ đi chơi.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 19

Tết năm nay, tôi được đi chợ hoa cùng với bố. Chiều hai bảy Tết, chợ rất đông đúc và nhộn nhịp. Tiếng người mua, người bán rộn ràng. Sắc xuân đang tràn ngập khắp muôn nơi. Hàng trăm loài hoa thi nhau khoe sắc thắm. Nhưng có lẽ hoa đào, hoa mai vẫn là nổi bật nhất. Những cánh đào hồng duyên dáng. Những cánh mai vàng ấm áp. Hai bố con đi dạo một vòng quanh chợ, ngắm nghía những chậu hoa. Bố nói rằng sẽ mua một chậu hoa đào về chơi Tết. Mất một lúc lâu, tôi và bố mới chọn được một chậu ưng ý. Cây khá cao, được trồng trong một chiếc chậu màu trắng. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, khoác lên mình một chiếc áo màu nâu đậm. Từ thân cây tỏa đâm ra nhiều cành cây được tạo dáng độc đáo. Trên cành, những chiếc lá xanh non cùng với nhiều nụ đào đang chúm chím. Sau đó, tôi và bố lại tiếp tục dạo quanh chợ. Khi đi qua khu bán cây quất, tôi đã đề nghị bố mua thêm một chậu về cho căn nhà thêm phần rực rỡ. Hai bố con lại vào chọn cây. Dạo quanh chợ hoa, tôi mới cảm nhận không khí mùa xuân đang đến rất gần. Tết năm nay, tôi đã có một kỉ niệm thật đẹp cùng với bố của mình.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Hàng trăm loài hoa thi nhau khoe sắc thắm.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Hai bố con đi dạo một vòng quanh chợ, ngắm nghía những chậu hoa.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 20

Ông ngoại chính là người tôi yêu thương thật trên đời. Cứ mỗi dịp nghỉ hè, tôi lại được háo hức vì sắp được về quê ở cùng ông ngoại. Suốt ba tháng hè, tôi đã có rất nhiều kỉ niệm đẹp đẽ. Quê hương của tôi vô cùng thơ mộng. Dòng sông nhỏ chảy qua bản làng. Con đường làng rợp bóng tre xanh. Cánh cò trắng bay nghiêng trên vòm trời. Cánh đồng lúa chín mênh mông. Trước cổng làng, cây đã già cỗi đã đứng đó hàng chục năm. Tôi về quê trong sự chào đón của ông ngoại. Những ngày ở quê, tôi thích nhất là được cùng ông ra vườn dạo chơi. Khu vườn nhà rộng lớn với biết bao cây trái. Những khóm rau xanh mướt và những hàng trái cây như táo, xoài, cam… Bầy chim hót lanh lảnh trên ngọn cây cao. Ngồi trong vườn, tôi lắng nghe những âm thanh quen thuộc của làng quê. Sau đó, hai ông cháu còn tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông ngoại còn hái cho tôi biết bao nhiêu là trái cây. Bây giờ, ông ngoại đã mất, tôi cũng ít về quê hơn. Nhưng những kỉ niệm về ông vẫn còn in đậm trong kí ức, trở thành một điều thật đáng quý với tôi.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Trước cổng làng, cây đã già cỗi đã đứng đó hàng chục năm.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Nhưng những kỉ niệm về ông vẫn còn in đậm trong kí ức, trở thành một điều thật đáng quý với tôi.

Viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình – Mẫu 21

Trong cuộc đời, mỗi người chắc hẳn đều từng mắc lỗi, tôi cũng vậy. Khi còn nhỏ, không ít lần tôi đã khiến mẹ phải lo lắng. Đặc biệt, có một kỉ niệm mà tôi vẫn ấn tượng mãi. Năm học lớp sáu, tôi mải chơi nên rất lười học. Cô giáo chủ nhiệm đã phải gọi điện về cho bố mẹ để trao đổi. Những lúc ấy, mẹ đều nhẹ nhàng khuyên bảo tôi. Tôi chỉ nghe xong, xin lỗi mẹ và rồi cũng quên ngay sau đó. Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi bị ngã và cảm thấy chân tay đều rất đau. Đến khi tỉnh dậy, tôi đã ở trong bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Tôi nhìn vào đôi mắt của mẹ. Đôi mắt nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào. Tôi biết mẹ đã rất lo lắng cho mình. Mấy hôm sau, tôi được về nhà. Khi trở về, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ kỉ niệm đó, tôi luôn cố gắng ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Tôi tự hứa sẽ khiến cho bố mẹ cảm thấy tự hào về tôi.

  • Câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa: Đôi mắt nói cho tôi biết rằng mẹ đã lo lắng và buồn bã thế nào.
  • Câu văn có nhiều vị ngữ: Tôi chỉ nghe xong, xin lỗi mẹ và rồi cũng quên ngay sau đó.

*****

Trên đây là 21 bài mẫu viết một đoạn văn khoảng 150 đến 200 chữ kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá lớp 6 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất.

Đăng bởi: thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button