Giáo dục

Viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (13 Mẫu)

Viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra bao gồm 10 bài mẫu hay nhất do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập trên lớp của mình với điểm số cao nhất.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Bạn đang xem: Viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (13 Mẫu)

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Xem thêm: Giải thích ý nghĩa của câu ca dao Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Nội dung chính

10 Bài mẫu viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra hay nhất

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 1

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Bài ca dao trên được viết theo thể thơ lục bát nói về nói về công lao của cha mẹ đối với con cái. Ở hai dòng thơ đầu “công cha” được ví với “núi Thái Sơn” nói lên công ơn của người cha cao lớn, hùng vĩ như núi Thái Sơn. Còn “nghĩa mẹ” thì được so sánh với “nước trong nguồn chảy ra” ý nói lên tình nghĩa của người mẹ rộng bao la, không thể nào đếm xuể. Nghệ thuật so sánh đã được tác giả sử dụng một cách khéo léo, cụ thể làm cho bài thơ trở nên lôi cuốn người đọc hơn. Hai dòng thơ cuối là lời răn dạy của tác giả dành cho chúng ta-những người con cần phải đền đáp công ơn sinh thần của cha mẹ. Với nhịp điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao trên đã cho chúng ta lời khuyên: Phận làm con phải đặt chữ hiếu lên hàng đầu, chúng ta cần phải hiếu thảo và ghi nhớ công lao to lớn của cha mẹ đối với chúng ta.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 2

Chúng ta được bố mẹ sinh ra để làm con người, hãy sống cho xứng đáng làm con người. Trên thực tế không phải mọi lúc mọi nơi những đứa con đều giữ trọn đạo hiếu. Có biết bao đứa con khinh rẻ cha mẹ mình, thậm chí còn đối cử rất tệ bạc với cha mẹ. Tình cảm của bài ca dao này là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, nhắc nhở người con phải có hiếu với cha mẹ – một truyền thống qúy báu của dân tộc Việt Nam ta. Và chúng ta đã cảm nhận rõ tình cảm đó qua từng câu thơ của tác giả. Bài thơ giúp em hiểu được rằng đạo làm con là trách nhiệm của mỗi người.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 3

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi sự yêu thương to lớn mà cha mẹ đã dành trọn vẹn cho chúng ta. Bài ca dao làm em nhớ đến hình ảnh của cha mẹ đã làm lụng vất vả để nuôi em khôn lớn như ngày nay. Tác giả ví công lao của cha như ngọn núi cao ngất trời còn tình nghĩa của mẹ như nước trong nguồn chảy ra bất tận. Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao! Công cha nghĩa mẹ vô bờ bến suốt đời con không bao giờ trả hết .Qua bài ca dao, giúp em hiểu được công lao như trời biển của cha mẹ và phải biết kính trọng hiếu thảo với cha mẹ cho tròn chữ hiếu. Nên câu ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn…” được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 4

.“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Bài ca dao đã sử dụng biện pháp tu từ quen thuộc để cho thấy công to lớn của cha mẹ. “Công cha” so sánh với “núi Thái Sơn” – vốn là một ngọn núi cao lớn, có địa hình hiểm trở. Tiếp đến là “nghĩa mẹ” được so sánh với hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” – đó là dòng nước mát mẻ và tinh khiết, trong lành. Ông cha ta đã so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể để giúp con cháu thấu hiểu được công ơn của cha mẹ. Người cha cả cuộc đời vất vả bươn chải cũng mong con có được cuộc sống no đủ. Người mẹ mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày, sinh con ra và chăm sóc con từng miếng ăn giấc ngủ. Còn ở hai câu sau “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” nhằm khuyên nhủ con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con. Bài ca dao đã để lại bài học to lớn cho mỗi người. Đó là lời nhắc nhở cần phải giữ vững tấm lòng của hiếu thảo đối với cha mẹ – những người có công ơn sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 5

Tình cảm cha mẹ dành cho con cái thật thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, suốt đời con không thể trả hết:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 6

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Công cha được ví như núi Thái Sơn – Nghĩa mẹ sánh với nước trong nguồn. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả dân gian mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao cha mẹ. Bởi lẽ cha mẹ sinh thành ra ta và nuôi dưỡng ta khôn lớn nên người. Công lao của cha mẹ thật lớn, nó sánh với núi cao biển thẳm. Núi Thái Sơn không chỉ hoành tráng về hình dạng, chiều cao mà là biểu tượng của sự bất diệt thiêng liêng. Vì thế, còn nhỏ thì phải biết giúp cha mẹ những công việc vừa sức mình. Khi lớn thì phải báo đáp tình cảm bằng cách hiếu thuận với cha mẹ.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 7

Bài ca dao đã cụ thể hoá công lao của cha mẹ bằng việc so sánh với núi, với biển. Đó là những hình ảnh to lớn, mênh mông tượng trưng cho sự vĩnh hằng: “Công cha” được ví với chiều cao không cùng của “núi ngất trời”, “nghĩa mẹ” được tả với chiều rộng vô bờ bến của “nước ngoài biển Đông”, chiều nào cũng tận, như công lao của cha mẹ không gì đo đếm được. Hai câu thơ trên ngụ ý nhắc nhở công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái. Hai câu trên là lời khuyên cho những người con phải ý thức đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Phận làm con phải đặt chữ hiếu làm đầu, nghĩa là phải kính cha yêu mẹ và sống sao cho xứng đáng với công ơn trời bể của cha mẹ, của chín chữ cù lao. Hình ảnh “núi”, “biển” được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ: núi – ngất trời, cao; biển – rộng mênh mông, khiến ta cảm nhận thấy công lao cha mẹ to lớn dường nào. Hơn nữa lời nhắc nhở răn dạy được thể hiện qua hình thức bài hát dân gian. Với âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng, lời răn dạy đó dễ đi vào tâm hồn của người đọc. Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao về tình cảm gia đình là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn ta. Nhờ lời ru của mẹ trong bài ca dao trên, chúng ta đã lớn dần và trưởng thành, đã hiểu về công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ và bổn phận, trách nhiệm của người làm con.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 8

“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao đã sử dụng hình ảnh so sánh “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Trước hết, “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc, còn “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Khi so sánh “công cha, nghĩa mẹ” với hai hình ảnh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định ơn nghĩa to lớn, sâu nặng biết bao. Bài ca dao đã đem đến cho chúng ta một lời khuyên quý giá. Có thể khẳng định cha mẹ chính là những người yêu thương chúng ta nhất trong cuộc đời này.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 9

“Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những điều lớn lao, vĩ đại trong cuộc đời. Khi so sánh công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muốn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái. Còn hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra” được dùng để khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ. Bài ca dao thật ý nghĩa, đem lại cho con người bài học sâu sắc về cuộc sống. Mỗi người hãy tự nhủ phải luôn biết giữ trọn tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 10

“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Câu ca dao đã gợi ra trong mỗi người nhiều suy ngẫm. So sánh “công cha” với núi Thái Sơn nhằm khẳng định sự lớn lao của cha với mỗi người. Người cha mang trên đôi vai mình vô vàn gánh nặng. Cùng với cha là mẹ và đức hi sinh cao cả. So sánh trong câu góp phần cho thấy mẹ gắn với mạch nguồn yêu thương. Mẹ luôn bao la trong tình thương và rộng lòng yêu thương chúng ta. Dẫu cuộc sống bao khó nhọc nhưng cha mẹ vẫn luôn ở đó và yêu thương chúng ta hết mực. Sự hi sinh của cha mẹ là vô vàn. Vì thế mà bài ca dao khơi gợi trong mỗi người tinh thần trách nhiệm để luôn yêu thương cha mẹ của mình.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 11

“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao đã để lại trong lòng người đọc những sự bâng khuâng, suy nghĩ về chữ “hiếu”, nỗi niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách suy nghĩ, lối sống làm sao có thể để bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 12

Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Câu ca dao là lời ngợi ca, nhưng đồng thời cũng là một lời khẳng định đầy chắc chắn về tình cảm của những đấng sinh thành, những người phụ mẫu đối với con cái của mình. Đó là tình cảm chân thành, là tấm lòng bao la rộng lớn, là những hi sinh thầm lặng vì những đứa con thơ. Công lao của cha mẹ trong câu ca dao này được hình tượng hóa thông qua những biểu tượng vô cùng ý nghĩa, đó là núi Thái Sơn và nước trong nguồn. Qua câu ca dao khẳng định công lao của bố mẹ là lời nhắc nhở đầy nghiêm khắc đến những người con. Mỗi người chúng ta đều lớn lên bởi sự hi sinh thầm lặng của cha, trong tình thương không bờ bến của mẹ. Sinh ra và nuôi nấng chúng ta thành người là một quá trình không hề đơn giản, bố mẹ hi sinh cả cuộc đời để mong cho những đứa con có thể trưởng thành, lớn khôn. Bởi vậy mà mỗi người con cũng phải có trách nhiệm báo hiếu công ơn nuôi dưỡng ấy.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra – Mẫu 13

Cha mẹ là những người đã đưa chúng đến với thế giới rộng lớn này. Và rồi, không quản ngại bao gian nan, vất vả, cha mẹ đã nuôi nấng và dạy dỗ chúng ta nên người. Câu ca dao của cha ông ta như lời nhắc nhở với những người con về tình cảm thiêng liêng, suốt đời ta không thể trả hết:

“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

**********

Trên đây là 13 bài mẫu Viết đoạn văn về câu ca dao Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra hay nhất do thầy cô biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình một cách xuất sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button