Giáo dụcLớp 8

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài (17 Mẫu)

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài bao gồm dàn ý chi tiết cùng 17 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

Nội dung chính

Dàn ý viết đoạn văn trình bày luận điểm Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài

Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Các em có thể làm sáng tỏ luận điểm trên bằng các luận cứ và dẫn chứng sau:

– Học là để nắm bắt tri thức. Nắm bắt tri thức rất quan trọng nhưng củng cố những tri thức đã nắm bắt được còn quan trọng hơn.

Có thể lấy các dẫn chứng trong thực tế và trong học tập để chứng minh. Một người khi học lý thuyết có thể đạt kết quả cao nhưng anh ta không chú ý đến việc thực hành. Kết quả là những kiến thức thu nhận được nhanh chóng rơi rụng đi mất khiến cho khi tiếp xúc với công việc thực tế, anh ta đã hết sức vất vả.

– Việc làm bài tập đều đặn, thường xuyên là cách củng cố tri thức hiệu quả nhất.

Chứng minh: với những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức họ thu nhận được không những được củng cố mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi được tiếp xúc với thực tế vô cùng phong phú.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 1

Học là để nắm bắt tri thức nhưng việc cũng cố tri thức ấy còn quan trọng hơn. Nếu học lí thuyết mà không chú ý đến việc làm bài tập thì tri thức cũng sẽ sớm rơi rụng đi. Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện các kỹ năng của tư duy, đặc biệt là kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán. Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 2

Học phải biết kết hợp làm bài tập mới hiểu bài. Đúng vậy, vì học chủ yếu là để nắm vững các kiến thức khoa học về mặt lí thuyết. Ta cần phải làm nhiều, làm tốt các bài tập mới có thể biết cách vận dụng các lí thuyết đó vào việc tính toán, lí giải vấn đề và nhờ đó mà hiểu sâu lí thuyết, nắm vững lí thuyết hơn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 3

Đối với mỗi học sinh, để việc học đạt được kết quả cao nhất thì việc học kết hợp với làm bài tập là việc làm cần thiết. Thật vậy, việc vừa học vừa làm bài tập khổng chỉ giúp cho việc tiếp thu kiến thức được hiệu quả mà những kiến thức đó còn được nhớ sâu và áp dụng rộng trong việc học của chúng ta. Đầu tiên, việc vừa học vừa làm bài tập chính là để khắc sâu kiến thức. Khi ta vừa học một lượng lý thuyết khổng lồ mà ta không chịu học cách áp dụng chúng vào bài tập thì ta sẽ nhanh chóng quên đi chỉ sau 1 đến 2 ngày. Thứ hai, việc vừa học vừa làm bài tập sẽ giúp chúng ta hiểu và nhớ bài sâu hơn. Lý thuyết thì chỉ có một nhưng các dạng bài tập thì nhiều vô ngàn. Vậy nên, việc ứng dụng được lý thuyết vào các dạng bài tập khác nhau sẽ rèn cho học sinh được khả năng tư duy đa chiều và ứng phó được với các dạng bài tâp khác nhau trong quá trình học. Cuối cùng, việc vừa học vừa làm bài tập sẽ giúp cho học sinh rèn được khả năng tự học, tự tìm hiểu. Việc làm bài tập sẽ kích thích trí tò mò và ham học hỏi của các em. Tóm lại, việc học lý thuyết kết hợp với làm bài tập là việc làm cần thiết.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 4

Một trong nhữn phương pháp học đúng đắn là học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Bởi lẽ việc học là rất quan trọng, giúp ta nắm bắt các tri thức. Tuy nhiên, củng cố tri thức cũng rất quan trọng. Việc làm bài tập đều đặn, thưòng xuyên sẽ giúp cho tri thức luôn luôn được củng cố. Làm bài tập chính là cơ hội để lý thuyết được củng cố, được khắc sâu hơn. Khi ấy ta mới chinh phục được lý thuyết, chinh phục được vấn đề đã học, để lý thuyết không chỉ là những con chữ vô hồn trên trang giấy trắng. Khôgn những thế, làm bài tập còn giúp lý thuyết được nhận thức hơn, sâu sắc hơn, bản chất trở nên rõ ràng hơn. Đôi khi với những lý thuyết con người chưa kịp hiểu 1 cách sâu sắc và toàn diện thì việc làm bài tập giúp cho người học hiểu sâu hơn về lý thuyết ấy. Ngoài ra, làm bài tập còn rèn luyện các kĩ năng của tư duy. Giuwã rất nhiều lý thuyết đã được học, người học có thể bị choáng ngợp, khôgn biết nên vận dụng điều nào. Khi đó, việc làm nhiều bài tập sẽ giúp con người hình thành 1 tư duy giúp thời gian làm những bàitương tự nhah hơn. Tục ngữ xưa cngx từng nhắc nhở con người rằng “Trăm hay không bằng tay quen”. Vì vậy, nhất thiết phải học kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 5

“Học” là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là trau dồi tri thức, mở mang trí tuệ, không để tụt lùi, lạc hậu. Còn “Hành” là ứng dụng lí thuyết đã học vào thực tiễn đời sống. “Học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố học hoặc hành thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 6

Làm bài tập chính là thực hành bài học lí thuyết. Nó làm cho kiến thức lí thuyết được lĩnh hội sâu hơn, bản chất hơn. Làm bài tập giúp cho việc nhớ kiến thứcdễ dàng hơn. Làm bài tập là rèn luyện kĩ năng của tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh… Vì vậy, học phải kết hợp với làm bài tập mới hiểu bài đầy đủ, vững chắc.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 7

Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử câu nói này đã chứng minh tính chân lý của nó. Một trong những phương pháp học đúng đắn là học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Bởi lý thuyết và thực hành luôn là hai phạm trù tạch biệt nhưng lại luôn đi cùng nhau và bổ trợ cho nhau để tạo nên một chủ thể hoàn chỉnh nhất. Học lý thuyết là để chúng ta nắm được những khái niệm, cấu tạo hay bản chất của một sự vật sự việc để từ đó áp dụng vào thực hành. Làm bài tập chính là cơ hội để lý thuyết được củng cố, được khắc sâu hơn. Khi ấy ta mới chinh phục được lý thuyết, chinh phục được vấn đề đã học, để lý thuyết không chỉ là những con chữ vô hồn trên trang giấy trắng. Không những thế, làm bài tập còn giúp lý thuyết được nhận thức hơn, sâu sắc hơn, bản chất trở nên rõ ràng hơn. Tục ngữ xưa cũng từng nhắc nhở con người rằng “Trăm hay không bằng tay quen”. Vì vậy, nhất thiết phải học kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 8

Học thì phải kết hợp làm bài tập mới hiểu bài. Học để nắm bắt tri thức, tuy vậy việc củng cố những tri thức nắm bắt được còn quan trọng hơn. Có nhiều người trong học tập thu nạp được nhiều kiến thức nhưng sau một thời gian không thực hành, kiến thức bị mai một, rơi rụng. Làm bài tập sẽ giúp ta am hiểu hơn về kiến thức, lí thuyết phải được soi chiếu vào bài tập, từ lý thuyết để tìm ra hướng giải quyết trong bài làm, từ đó kiến thức trở thành có ích. Việc làm bài tập thường xuyên sẽ củng cố tri thức hiệu quả nhất, những người chăm chỉ làm bài tập, những kiến thức thu nhận được không chỉ củng cố tri thức hiệu quả mà còn được nâng cao, hoàn thiện hơn khi tiếp xúc với thực tế.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 9

Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là để có những kiến thức, tiếp thu được những gì thầy cô truyền đạt đến. Đó là những tri thức được nghiên cứu, tìm tòi của các thế hệ từ bao đời, tự bản thân chúng ta không học thì không thể biết hết được. Nhưng nếu chỉ thuộc lí thuyết mà không áp dụng được vào làm bài tập thì học cũng không có ích gì. Khi làm bài tập, sẽ củng cố thêm những gì mình đã học làm cho bản thân hiểu bài sâu hơn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 10

Ngày nay xã hội phát triển ko ngừng. Con người lun phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? mỗi người đều có 1 cách học riêng. bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp vs làm bài tập. vậy tại sao phải kết hợp cả 2? khi học thì ta đã tiếp thu thêm 1 phần kiến thức. học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, ko có thực chất. giả sử những môn như toán, lý, hóa,… , nếu như chỉ học lí thuyết mà ko làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những j đã học vào đời sống thực tế hay ko? nếu ko làm bài tập thì sau 1 thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn ko rèn luyện nó và ko hoàn thiện nó. chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi ko học lí thuyết? ko học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. thực tế đã cho ta thấy điều đó! có 1 số bạn hs ko rèn luyện những kiến thức thu thập được bẳng cách làm bài tập. sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. còn những bạn hs rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuẩn nhuyễn hơn. qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ vs nhau. vì vậy học kết hợp vs làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 11

“Trăm hay không bằng tay quen” là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống, làm nhiều sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm hay, làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, người khác để biến tri thức đó thành của mình. Thế nhưng, cái chúng ta học được từ sách vở, trên trường lớp chỉ là ý thuyết, nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị. Việc làm bài tập sẽ giúp ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp ta hiểu sâu hơn kiến thức và lấy nó làm nền tảng để mở rộng kiến thức ấy.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 12

Ngày nay xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất. Và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất là học. Nhưng học thế nào là đúng và hiệu quả? Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải kết hợp cả hai? Khi học thì ta đã tiếp thu thêm một phần kiến thức. Học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn. Làm sao có thể ghi nhớ hết tất cả kiến thức đó? Học mà cho có câu có chữ thì chỉ là học suông, không có thực chất. Giả sử những môn như Toán, Lý, Hóa,… , nếu như chỉ học lí thuyết mà không làm bài tập thì liệu ta có thể hình dung được cách làm bài hay ứng dụng những gì đã học vào đời sống thực tế hay không? Nếu không làm bài tập thì sau một thời gian bạn sẽ quên đi những kiến thức đã học vì bạn không rèn luyện nó và không hoàn thiện nó. Chúng ta cũng có thể đặt vấn đề ngược lại. Nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu bạn có thể làm tốt chúng khi không học lí thuyết? Không học lí thuyết thì làm sao có kiến thức để mà làm bài tập. Thực tế đã cho ta thấy điều đó! Có một số bạn học sinh không rèn luyện những kiến thức thu thập được bằng cách làm bài tập. Sau một thời gian thì những kiến thức đó dần dần mất đi. Còn những bạn học sinh rèn luyện và ôn lại kiến thức đó thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta càng thấy việc học và làm bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 13

Học là quá trình tiếp thu kiến thức được tích lũy trong sách vở, là sự trau dồi trí thức và mở mang trí tuệ. Hành chính là ứng dụng lý thuyết đã học và thực tiễn đời sống. Có câu nói “học đi đôi với hành” mang ý nghĩa là mỗi chúng ta khi lĩnh hội một kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của các thầy cô giáo, của người có kinh nghiệm hiểu biết và áp dụng những lý thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn. Thiếu một trong hai yếu tố trên thì con người khó có thể thành công trong cuộc sống, trên con đường mình đã chọn. Về việc học, sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu học hỏi những điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình. Việc thực hành áp dụng những kiến thức sách vở và cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách để tiến tới thành công. Nếu mỗi người có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông. Vì giữa học và hành đều có sự khác biệt. Có hành mà không có học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục ước mơ.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 14

Việt Nam là quốc gia có truyền thống văn hóa hiếu học. Cùng với rất nhiều sự nỗ lực học tập, tìm tòi, khám phá tri thức là những bài học kinh nghiệm về vấn đề học tập được đúc kết qua các câu tục ngữ, châm ngôn. Đặc biệt khi nói về phương pháp học tập hiệu quả. Đó chính là học phải đi đôi với làm bài tập thì mới hiểu bài. Hay nói cách khác, học phải đi đôi với hành. Song song với việc chúng ta tiếp thu tri thức thì chúng ta cần phải trải nghiệm những trí thức đó qua việc làm bài tập. Nghĩa là áp dụng lý thuyết vào thực hành. Bác Hồ đã có câu: học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nhờ có học mà con người ta mới trở nên thông thái. Nhưng chúng ta chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập thì những kiến thức đó cũng trở nên vô dụng. Ngược lại khi quá chăm chăm làm bài tập mà không học lý thuyết thì chúng ta sẽ không giải quyết được bài nào cả. Vì vậy học phải đi đôi với làm bài tập thì mới hiểu bài.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 15

Ngày nay, xã hội phát triển không ngừng. Con người luôn phải cập nhật những kiến thức mới nhất và cách tiếp thu kiến thức tốt nhất chính là học. Nhưng học thế nào để đúng và có hiệu quả. Mỗi người đều có một cách học riêng. Bên cạnh việc học thì chúng ta còn phải biết kết hợp với làm bài tập. Vậy tại sao phải cần kết hợp cả hai yếu tố này. Khi học chúng ta sẽ tiếp thu thêm một phần kiến thức, học càng nhiều thì lượng kiến thức càng lớn, Chúng ta làm thế nào để có thể ghi nhớ hết tất cả những kiến thức đó. Điều đó chỉ có thể làm bài tập. Nếu không làm bài tập, sau một thời gian chúng ta sẽ quên đi những kiến thức đã học vì chúng ta không rèn luyện và không hoàn thiện nó. Chúng ta có thể đặt ngược vấn đề nếu như chỉ chú trọng việc làm bài tập thì liệu chúng ta có thể làm tốt chúng khi không học lý thuyết việc không. Học lý thuyết thì không thể có kiến thức để làm bài tập. Thực tế đã cho thấy điều đó, có một số bạn học sinh không ngừng rèn luyện những kiến thức đã thu thập được bằng cách làm bài tập sau một thời gian những kiến thức đó dần mất đi còn những bạn học sinh chăm chỉ rèn luyện, ôn lại kiến thức thì sẽ làm bài tốt hơn, nhuần nhuyễn hơn. Qua đó ta cảm thấy việc học và việc làm bài tập có mối liên hệ và vai trò mật thiết với nhau. Vì vậy học kết hợp với làm bài tập là phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 16

Chúng ta thường hay nghe đến câu “học phải đi đôi với hành”. Điều đó rất đúng đắn, học chính là quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức được tích lũy trong sách vở và trau dồi trí thức, mở mang trí tuệ. Hành chính là thực hành những điều đã học để áp dụng vào cuộc sống. Để chúng ta có thể hiểu bài sâu hơn chỉ có một cách duy nhất đó chính là chăm chỉ làm bài tập và đọc lý thuyết thật nhiều. Nếu thiếu một trong hai yếu tố học hoặc làm bài tập thì chúng ta khó có thể hiểu bài và sẽ nhanh chóng quên đi những kiến thức mà chúng ta đã học. Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và chúng ta có thể tìm hiểu học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, nâng tầm hiểu biết của mình. Tuy nhiên nếu không chăm chỉ thực hành, không làm bài tập, áp dụng những kiến thức đó vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện thì chúng ta sẽ nhanh chóng quên đi những kiến thức đó. Vì vậy nếu mỗi người chỉ có học mà không có thực hành, làm bài tập thì cũng chỉ là những kiến thức suông. Vì giữa học và làm bài tập sẽ có nhiều khác biệt. Có thể khi chúng ta học lý thuyết sẽ như thế nhưng khi làm bài tập chúng ta sẽ có cơ hội mở mang kiến thức hơn về một vấn đề nào đó. Hoặc ngược lại chúng ta chỉ chăm chăm vào làm bài tập mà không quan tâm đến lý thuyết chúng ta cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề khi gặp những bài toán hay bài văn khác nhau. Chính vì vậy học phải đi đôi với làm bài tập thật chăm chỉ thì mới hiểu rõ bài.

Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài – Mẫu 17

Ông bà ta có câu “Trăm hay không bằng tay quen”. Chính là câu nói khẳng định một quy luật của cuộc sống. Làm nhiều thì sẽ thuần thục, quen tay sẽ làm đẹp. Trong học tập cũng vậy, học từ kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài. Học là quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức từ sách vở, từ người khác để biến tri thức đó cảnh của mình. Thế nhưng cái chúng ta học được từ sách vở trên trường lớp chỉ là lý thuyết. Nếu không thực hành thì lý thuyết ấy cũng không có giá trị và trở nên vô dụng. Việc làm bài tập sẽ giúp chúng ta khắc sâu được phần lý thuyết vừa học trên trường. Đơn giản như là một bài toán với một công thức nếu ta làm 10 lần 20 lần, công thức ấy tự nhiên sẽ được ghi nhớ và bộ não và không bao giờ quên. Nếu không thực hiện bài tập ta sẽ quên công thức ấy sau 3 đến 5 ngày học. Không chỉ thế, làm bài tập sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về kiến thức ấy và lấy nó làm nền tảng để mở rộng thêm. Khi học với tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố ta sẽ thấy được khung cảnh của nông thôn Việt Nam vào mùa sưu thuế. Vận dụng các kiến thức văn học để so sánh và đối chiếu ta sẽ thấy được chị Dậu, Lão Hạc, Chí Phèo trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố hay Nam Cao đều là số phận cơ cực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Chính vì vậy học lý thuyết và đi đôi với làm bài tập chính là việc hiệu quả nhất dẫn đến thành công.

*****

Trên đây là 17 bài mẫu Viết đoạn văn trình bày luận điểm: Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài lớp 8 hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

Bài viết được biên soạn bởi thầy cô trường THPT Ngô Thì Nhậm trong chuyên mục Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button