Giáo dụcLớp 7

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (22 Mẫu)

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu bao gồm dàn ý chi tiết và hơn 10 bài văn mẫu hay nhất do chính THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Trong các bài học ở môn ngữ văn hay lịch sử, các em sẽ được biết đến nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng hay các sự kiện lịch sử quan trọng như Hùng Vương, Thánh Gióng, vua Lý Thái Tổ, chiến thắng sông Bạch Đằng, chiến thắng Điện Biên Phủ hay đại thắng mùa xuân năm 1975… Nhằm giúp các em học sinh trả lời câu hỏi: Các em đã học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 sách Cánh Diều. Trong bài viết này, các THPT Ngô Thì Nhậm sẽ giới thiệu đến các em 22 bài văn mẫu Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu giúp các em có thêm tư liệu khi làm bài kiểm tra trên lớp.

Đề bài: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu
Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu

Các em nên tham khảo thêm: Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử Ngô Quyền

Nội dung chính

Định hướng viết bài văn kể về một sự việc có thật

a. Khái niệm: Sự việc có thật là sự việc đã xảy ra trong đời thực, không hư cấu, tưởng tượng; được nhiều người biết hoặc chứng kiến, có sử sách ghi lại…

b. Yêu cầu:

  • Nội dung: Nhân vật hoặc sự kiện không chỉ có trong lịch sử đấu tranh giữ nước mà còn là những con người hoặc sự kiện trong các lĩnh vực lao động, văn hóa, khoa học như: các nhà bác học, các nhà phát minh sáng chế; những nhà văn, họa sĩ, nhạc sĩ; các vận động viên nổi tiếng;…
  • Các câu chuyện liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử thường được kể lại bởi những người chứng kiến hoặc được sưu tầm, nghiên cứu và thể hiện lại qua sách, báo, phim ảnh,…

c. Gợi ý: Có thể sưu tầm một số câu chuyện lịch sử về:

  • Những anh hùng dân tộc từ xưa đến nay.
  • Những tấm gương về lòng yêu nước, lòng dũng cảm trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
  • Chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng và sinh hoạt đời thường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chiến sĩ cách mạng hoặc các nhà hoạt động xã hội nổi tiếng.
  • Những hoạt động khhoa học, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.

Dàn ý kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích

a. Mở bài:

  • Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sự mà văn bản sẽ thuật lại
  • Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan

b. Thân bài:

– Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/ sự kiện:

  • Câu chuyện, huyền thoại liên quan
  • Dấu tích liên quan

– Thuật lại nội dung/ diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử

  • Bắt đầu – diễn biến – kết thúc
  • Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn…)
  • Kết hợp kể chuyện với miêu tả

– Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/ sự kiện lịch sử

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu ngắn nhất

Trong những câu chuyện kể về Bác Hồ, em đặc biệt ấn tượng về việc Bác tự tay trồng nên một chiếc rễ đa tròn thú vị.

Hôm đó là một buổi sáng đẹp trời sau đêm mưa bão. Khi Bác đang đi bộ trong vườn thì phát hiện một chiếc rễ đa khá dài bị rớt xuống trên mặt cỏ. Thế là Bác đã cầm chiếc rễ đa ấy lên và nhờ chú cần vụ cùng mình trồng cây. Đầu tiên Bác cuốn chiếc rễ đa ấy thành một vòng tròn, rồi nhờ chú cần vụ buộc hai đầu của rễ vào hai chiếc cọc nhỏ. Sau đó mới trồng hai đầu rễ đó xuống đất, đồng thời cắm chắc cọc cho cây được vững vàng. Nhờ sự sáng tạo ấy của Bác, mà sau này các em thiếu nhi khi đến vườn Bác, đã có một cây đa với dáng tròn đặc biệt để tổ chức trò chơi.

Qua sự kiện ấy, em càng cảm nhận sâu sắc hơn về sự quan tâm và yêu thương của Bác dành cho các em thiếu nhi.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu ngắn gọn

Môt trong những trận đánh lịch sử mà em đặc biệt ấn tượng chính là trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền.

Với sự thông minh, tài trí của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng địa hình trên sông Bạch Đằng với sự chênh lệch của mực nước khi thủy triều lên xuống. Từ đó, ông cho lính đóng những chiếc cọc gỗ lớn với phần đầu nhọn xuống đáy sông. Để khi nước lên thì không nhìn thấy cọc, nhưng khi nước rút thì những đầu cọc nhọn hoắt đó sẽ nhô lên thành một nơi đáng sợ.

Sau đó, Ngô Quyền chỉ huy một nhóm quân ra ứng đối với quân Nam Hán. Quân ta giả vờ thua trận, dụ địch vào bãi cọc và dằng co ở đó. Rồi khi thủy triều rút, bãi cọc nhô lên. Những chiếc thuyền lớn của giặc bị cọc đâm thủng hết và kẹt lại. Quân ta lúc đó mới xông lên, sử dụng những chiếc thuyền nhỏ linh hoạt, đánh giặc thua tan tác.

Chiến thắng vẻ vang ấy đến nay vẫn khiến nhân dân ta không thôi tự hào về sự thông minh tài trí của vua Ngô Quyền.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu siêu ngắn

Nhắc đến những người anh hùng góp công viết nên trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam ta. Thì không thể nào không nhắc đến người anh hùng Ngô Quyền.

Ngô Quyền vốn là một tướng giỏi dưới trướng Dương Đình Nghê. Sau khi cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền được giao cho cai quản vùng Châu Ái. Tài năng lãnh đạo, và lòng nhân hậu của ông đã giúp nhân dân Châu Ái được sống ấm no, một lòng tin tưởng.

Tuy nhiên, ít lâu sau, nước ta lại một lần nữa đối mặt với kẻ thù xâm lược. Tất cả là do tên phản nước Kiều Công Tiễn sau khi ám sát Dương Đình Nghệ, đã sang cầu cứu nhà Nam Hán, do bị quân dân căm phẫn, khiến hắn không thể ngồi vững trên ngai vàng.

Hay tin, Ngô Quyền liền tiến về thành Đại La, giết Kiều Công Tiễn, rồi lãnh đại quân về phía cửa sông Bạch Đằng, chặn đứng kẻ thù. Tại đây, với trí tuệ của mình, Ngô Quyền đã lợi dụng mực thủy triều của nước biển để dựng nên bãi cọc lớn. Rồi dụ giặc vào đó và tiêu diệt. Trận đánh ấy đã đi vào sử sách, đến muôn đời sau vẫn trầm trồ, thán phục không ngừng.

Nhờ chiến thắng vẻ vang ấy, Ngô Quyền đã chính thức lên ngôi vua, cai trị nước ta và mở ra một kỉ nguyên mới sáng rọi cho dân tộc Việt Nam.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử
Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 1

Ngô Quyền là một nhân vật lịch sử có công lao to lớn với nước ta. Chính ông là người mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta sau cả nghìn năm bị giặc phương Bắc đô hộ.

Ngô Quyền từ trẻ đã thể hiện tài thao lược, trí tuệ hơn người. Ông đã cùng Dương Đình Nghệ đánh đuổi giặc Nam Hán, và được tin tưởng giao cho quyền cai trị vùng Châu Ái (Thanh Hóa ngày nay). Ngô Quyền đã dùng hết tâm huyết để cai quản, giúp nhân dân Châu Ái có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Ít lâu, sau Kiều Công Tiễn ám sát Dương Đình Nghệ để cướp ngôi. Hành động ấy khiến nhân dân và các tướng lĩnh căm phẫn. Thấy thế không ổn, Công Tiễn liền sang cầu cứu Nam Hán, mở đường cho chúng sang xâm lược nước ta. Biết tin, Ngô Quyền đã thống lĩnh đại quân tấn công thành Đại La, giết kẻ phản quốc là Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông dự tính trước đường đi của kẻ địch là vào từ cửa sông Bạch Đằng. Nên đã nghĩ kế, tạo nên một trận địa cọc gỗ có bọc đầu sắt ở cửa sông. Lợi dụng thế thủy triều lên xuống, giả thua để dụ giặc vào bãi cọc. Chờ nước rút, giặc bị mắc lại trên cọc, mặc quân ta tiêu diệt.

Trận đánh trên sông Bạch Đằng ấy đã khiến kẻ thù khiếp vía, tháo chạy về nước. Chính thức mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc ta.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 2

Một nhân vật lịch sử mà em luôn vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ là một tấm gương sáng với những phẩm chất tốt đẹp. Trong đó nổi bật chính là về việc giữ lời hứa.

Hồi bác còn ở Pác Pó, Bác sống rất chan hòa với mọi người nên ai ai cũng yêu quý Bác. Đặc biệt là các bạn thiếu nhi, bạn nào cũng quấn quýt bên bác. Một lần nọ, Bác đi công tác xa dài ngày, nên đến tạm biệt bà con. Lúc này, có một bé gái chạy lại ôm Bác và xin Bác một chiếc vòng bạc làm quà. Bác mỉm cười trìu mến và gật đầu đồng ý.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hai năm sau, Bác mới trở về với Pác Pó. Người dân trong làng kéo nhau ra đón chào Bác nồng nhiệt. Ai cũng vui vẻ và phấn khởi. Sau khi chào hỏi mọi người, Bác bỗng lấy từ trong túi ra một chiếc vòng bạc và trao vào tay một cô bé đứng cạnh đó. Cầm món quà của Bác, cô bé hạnh phúc và cảm động lắm. Chính cô và cả mọi người xung quanh, ai cũng bất ngờ, bởi dù đã hai năm trôi qua, Bác vẫn nhớ và giữ lời hứa của mình với một đứa trẻ. Thật đáng kính trọng biết bao!

Sự kiện ấy là chuyện đã thật sự xảy ra ở Pác Pó, được mọi người kể lại đến tận bây giờ. Bởi đó không chỉ là một sự kiện bình thường, mà còn là một bài học ý nghĩa về việc giữ lời hứa cho chúng ta noi theo.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 3

Trần Quốc Toản là một người anh hùng mà em rất ngưỡng mộ. Từ thuở còn nhỏ, ông đã thể hiện mạnh mẽ tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của mình.

Năm đó, giặc Nguyên lăm le xâm lược nước ta. Chúng nghĩ ra mưu hèn là xin mượn đường cho quân đi ngang qua, tiến về nước khác, nhưng thực ra là muốn đưa quân thôn tính Đại Việt. Biết tin, Trần Quốc Toản lúc này vẫn là một cậu nhóc đã quyết xin gặp nhà vua để bày tỏ ý xin được bàn việc đánh giặc. Thậm chí, ông còn bất chấp nguy hiểm tính mạng để làm ầm ĩ với lính, xin được vào gặp vua thật nhanh.

Tuy nhiên, vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, nên đã không cho vào bàn việc chống giặc. Vua còn lấy một quả cam ở trên bàn để ban thưởng cho ông vì có tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Điều đó khiến cho Trần Quốc Toản đang một lòng muốn ra trận đánh giặc rất tức giận. Vì thế cậu bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào không hay.

Sự kiện ấy được lưu truyền lại đến tận ngày hôm nay. Cụm từ “bóp nát quả cam” chỉ hành động của Trần Quốc Toản hôm đó, đã trở thành biểu tượng của ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước quyết liệt.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 4

Trong những trang sử vàng chói lọi của nước ta, có rất nhiều những anh hùng kiệt xuất đã đứng lên vì độc lập tự do của tổ quốc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Hai Bà Trưng.

Hai bà là người đứng đầu của vùng đất Mê Linh trong bối cảnh nước ta bị giặc phương Bắc đô hộ. Với tài mưu lược và binh đao hơn người, cùng lòng yêu nước mãnh liệt, hai bà trở thành cái gai trong mắt kẻ thù. Thế là chúng lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động ấy đã châm một ngòi nổ lớn, khiến hai bà quyết tâm đứng dậy, giết giặc trả thù nhà và nợ nước.

Quân đội của Hai Bà Trưng được nhân dân và các thế lực khác trong nước ủng hộ mạnh mẽ, nên ngày càng lớn mạnh. Thế như chẻ tre khiến quân giặc hoảng sợ, bỏ chạy về nước. Thế là, Hai Bà Trưng đã đem lại độc lập cho dân tộc ta, tự hào xiết bao. Tuy nhiên, hơn hai tháng sau, giặc phương Bắc đã trở lại với lực lượng mạnh mẽ hơn, toàn lực tấn công khiến quân đội ta không chống trả được. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Và lựa chọn nhảy vực tự sát chứ quyết không để rơi vào tay giặc.

Tinh thần ấy của Hai Bà Trưng khiến nhân dân ta muôn đời kính nể và ngưỡng vọng. Hai bà là hai tượng đài sáng rọi vĩnh cửu trong trang sử hào hùng của dân tộc ta.

Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 5

Nói đến những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, em liền nghĩ ngay đến Hai bà Trưng – hai người phụ nữ vô cùng tài giỏi và mạnh mẽ.

Hai Bà Trưng là hai chị em tên là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Là phận nữ nhi, nhưng cả hai bà đều giỏi việc binh đao, chiến sự. Vốn hai bà là người cai quản vùng đất Mê Linh rộng lớn, lại có lòng căm thù giặc nên khiến chúng e sợ, lập mưu giết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách. Hành động này chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, khiến lòng căm thù giặc của hai bà bùng lên dữ dội. Thế là hai bà quyết vũng lên, lãnh đạo nhân dân đánh đuổi kẻ thù. Nhờ tài thao lược và sự tài giỏi của mình, đội quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh nhờ sự ủng hộ và tham gia của nhiều thế lực khác. Đội quân của Hai Bà Trưng thế như chẻ tre, nhanh chóng đuổi sạch quân thù, dành lại độc lập cho dân tộc. Chiến thắng vang dội ấy như một đòn đánh mạnh vào kẻ địch. Tuy chính quyền độc lập không tồn tại lâu, bởi quân giặc phương Bắc lại lần nữa trở về với lực lượng hùng mạnh hơn. Dù vậy, Hai Bà Trưng vẫn chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và quyết nhảy vực tự vẫn chứ không để rơi vào tay giặc.

Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng vĩ đại của lịch sử nước ta. Chính hai bà đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước và niềm tin chiến đấu mãnh liệt cho biết bao người dân. Từ đó, tạo nên làn sóng khởi nghĩa mạnh mẽ của nhân dân ta, cho đến khi hòa bình lần nữa được lập lại.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 6

Đất nước có được nền hòa bình ngày hôm nay, không biết bao cha anh đã ngã xuống, không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một tấm gương sáng trong số những người anh hùng như vậy.

Anh Kim Đồng là người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ – một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Sống trong cảnh đất nước bị xâm lược nên từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ, lòng dũng cảm, trung kiên với Tổ quốc.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 7

Tháng tư vừa rồi, trường em có tổ chức một buổi tham quan nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của trường. Điểm đến lần này là Đền Hùng tại Việt Trì-Phú Thọ. Đây là nơi thờ phụng các đời Vua Hùng và tôn thất của nhà vua. Nơi đây gắn với Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Đây là một dịp để thế hệ con cháu đến viếng đền, tưởng nhớ đến những người đã có công dựng nước.

Em đã được nghe nhiều câu chuyện về các Vua Hùng qua các sự tích nổi tiếng như Sự tích bánh chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy Tinh… và thấy được sự uy nghiêm và trí tuệ của các vị vua. Điều đó khiến tôi càng mong đợi chuyến đi này hơn.

Dưới chân núi là khung cảnh uy nghiêm, hùng vĩ của núi Nghĩa Lĩnh với rừng cây và sương mù bao phủ. Nơi thờ các vị vua được đặt trên núi với ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng. Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Đền Trung là nơi các vị vua họp bàn chính sự. Đền Thượng là lăng thờ Hùng Vương thứ sáu. Lễ hội đền Hùng được tổ chức hàng năm bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Trước khi đi tham quan các đền, chúng tôi được làm lễ dâng hương và nghe diễn thuyết về các vị Vua Hùng. Không khí trang nghiêm, hào hùng ấy khiến tôi không khỏi tự hào về lịch sử dân tộc mình. Họ đã dựng nước, giữ nước để đời sau con cháu được hưởng thụ nền độc lập, hòa bình ấy. Và nay chúng em đến đây để thể hiện lòng biết ơn, sự tôn trọng của mình đối họ, thể hiện đúng truyền thống đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Họ đã gây dựng nền móng cho nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa hiện tại và chúng em đều biết ơn điều đấy.

Sau đó, chúng em được đi thăm các đền thờ vua trên núi. Cách trang trí, sắp xếp các di vật đều được bố trí một cách ngay ngắn, trang nghiêm. Em ấn tượng với tấm bia ở đền Hạ khắc dòng chữ của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước.” Nó như một lời hứa hẹn Bác thay thế hệ trẻ nói lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Đó thực sự là một chuyến đi đầy bổ ích và ý nghĩa. Mặc dù nó chỉ kéo dài trong một buổi sáng ngắn ngủi nhưng nó đã giúp em hiểu ra trách nhiệm của mình đối với đất nước. Phải biết kính trọng, biết ơn thế hệ đi trước đặc biệt là các vị Vua Hùng và phải ghi nhớ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 8

Lý Công Uẩn người làng cổ Pháp thuộc Đông Ngạn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay ở làng Đình Bảng vẫn còn có lăng và đền thờ các vua nhà Lý.

Tục truyền rằng Công uẩn không có cha; mẹ là Phạm Thị đi chơi chùa Tiên Sơn (làng Tiên Sơn, phủ Từ Sơn) , đêm về nằm mộng thấy “đi lại” với thần nhân, rồi có thai đẻ ra đứa con trai. Lên ba tuổi, đứa bé càng khôi ngô tuấn tú; gia đình đem cho nhà sư ở chùa cổ Pháp tên là Lý Khánh Văn làm con nuôi. Lý Công uẩn được học hành chữ Nho, kinh Phật và võ nghệ từ nhỏ, lớn lên dưới mái chùa, trở thành một tài trai văn võ siêu quần.

Ngoài 20 tuổi, Lý Công uẩn đã làm võ tướng dưới triều vua Lê Đại Hành, từng lập công to trong trận Chi Lăng (981) đại phá quân Tống xâm lược, chém đầu tướng giặc Hầu Nhân Bảo. Về sau, ông giữ chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ, nắm trong tay toàn bộ binh quyền. Đức trọng tài cao, ông được quần thần và tướng sĩ rất kính phục. Năm 1005, Lê Đại Hành băng hà. Ngôi vua được truyền cho Lê Long Việt. Chỉ 3 ngày sau, Lê Long Đĩnh giết anh, giành lấy ngai vàng. Lê Long Đĩnh là một tên vua vô cùng bạo ngược khác nào Kiệt, Trụ ngày xưa. Hắn hoang dâm vô độ, nên mắc bệnh không ngồi được; đến buổi chầu thì cứ nằm mà thị triều, cho nên tục gọi là Vua Ngọa Triều. Cuối năm 1009, Lê Ngọa Triều chết. Năm đó, Lý Công uẩn đã 35 tuổi. Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm rồi; quân thần và tầng lớp tăng lữ suy tôn ông lên ngôi báu, mở đầu triều đại nhà Lý (1010- 1225).

Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế vào đầu xuân 1010, tức là vua Lý Thái Tổ nhà Lý. Nhà vua trị vì được 19 năm, thọ 55 tuổi, băng hà năm 1028.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 9

Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.

Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.

Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.

Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.

Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.

Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 10

Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.

“Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Bạn đang xem: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu (22 Mẫu)

Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng – những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.

Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc.Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.

Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 11

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

– Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

– Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

– Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

– Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

– Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 12

Trần Quốc Toản là một anh hùng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc. Đó là một thiếu niên anh hùng, dũng cảm, không bao giờ chịu khuất phục trước mũi giáo quân thù. Câu chuyện về người anh hùng Trần Quốc Toản tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên khiến em vô cùng ấn tượng.

Thuở ấy, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ dò la nhằm mượn đường để đưa quân qua đất Việt hòng thực hiện mưu đồ xâm chiếm nước ta. Nhận ra hành động và âm mưu phi nghĩa của chúng, Trần Quốc Toản vô cùng căm phẫn.

Sáng hôm ấy, khi biết nhà vua đang cùng các đại thần họp bàn việc nước. Trần Quốc Toản đã quyết đến thuyền rồng, đợi gặp vua để bày tỏ nguyện vọng đánh giặc, hai tiếng “xin đánh” cùng quyết tâm cao độ luôn thường trực trong tâm trí người thiếu niên trẻ ấy.

Chờ đợi từ sáng đến trưa vẫn chưa có cơ hội gặp được vua, cậu bèn liều với mấy tên lính gác, xô họ ngã chúi rồi xăm xăm một mạch xuống bến. Khi quân lính ập đến vây kín chung quanh, Quốc Toản bừng bừng, rút gươm ra rồi nhìn thẳng vào mặt binh lính, quát lớn:

– Ta xuống thuyền xin bệ kiến vua, các người không được giữ ta lại.

Mọi người ai nấy đều e dè nhưng vẫn quyết tâm không để Toản xuống thuyền .

Lúc ấy, cuộc họp tạm nghỉ, vua cùng các đại thần ra phía mui thuyền. Quốc Toản thấy thế, bèn lập tức chạy đến, quỳ xuống thành khẩn tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Vừa dứt lời, Quốc Toản tự đặt gươm lên gáy rồi xin nhận mọi hình phạt.

Lúc này, vua ra lệnh cho Quốc Toản đứng lên rồi ôn tồn bảo:

– Ngươi làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng ta xét thấy ngươi còn trẻ mà đã biết lo cho dân cho nước. Đó là điều đáng khen.

Nói rồi, vua ra lệnh ban cho Toản một quả cam. Quốc Toản tạ ơn vua, song lòng vẫn vô cùng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến cảnh quân giặc âm mưu giày xéo, xâm phạm nước ta, Toản tức giận, nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Lúc này trên bờ, ai nấy đều lo lắng cho Toản. Thấy cậu trở ra, mọi người bước tới xem tình hình thế nào. Quốc Toản xòe bàn tay phải cùng cam quý vua ban. Nhưng quả cam kia đã nát từ lúc nào không hay.

Câu chuyện về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Hình ảnh người anh hùng trẻ tuổi yêu nước đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng khó quên. Ông chính là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta về lòng dũng cảm cùng tinh thần yêu nước sâu sắc.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 13

Quốc ca thể hiện khí thế , tinh thần của một dân tộc, một đất nước. Mỗi người dân Việt Nam đều tự hào hát vang Quốc ca trong mỗi sự kiện quan trọng, qua đó thấy được niềm tự hào dân tộc. Hôm nay, tôi sẽ kể cho mọi người nghe về sự ra đời của bài hát Tiến quân ca hay chính là Quốc ca của nước Việt Nam ta.

Tuổi thanh niên là tuổi của ước mơ, của hoài bão khát vọng. Ấy vậy mà tôi lúc ấy không còn khát vọng, ước mơ của tuổi thanh niên, buồn chán và thất vọng bủa vây cuộc đời tôi. Đúng lúc tuyệt vọng nhất tôi gặp được Vũ Quý thông qua người bạn thân Ph.D. Khi gặp Vũ Quý tôi mong muốn được tham gia chiến khu cùng các anh em cầm súng giết giặc. Nhưng có lẽ Vũ Quý theo dõi sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của tôi nên giao cho tôi sáng tác nghệ thuật để cổ vũ tinh thần cho quân đội cách mạng.

Khi bắt tay viết bài hát Tiến quân ca, tôi chưa được cầm một khẩu súng, chưa được gia nhập đội vũ trang nào; tôi chưa được ra chiến khu, và cũng chưa từng gặp chiến sĩ cách mạng trong khóa quân chính ấy. Nhưng tại căn gác nhỏ ở phố Nguyễn Thượng Hiền, tôi lại hình dung đó là chiến khu, là khu rừng nào đó trên Việt Bắc, và cứ thế lời ca ra đời, con chữ tự nhiên hiện ra dưới ngòi bút. Tại căn gác nhỏ đó Ph.D đã chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca, và Vũ Quý là người đầu tiên biết đến bài hát này.

Bài hát Tiến quân ca ra đời được chào đón rất nồng nhiệt. Bài hát được công bố lần đầu trong ngày 17-8-1945, khi diễn ra cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Tại đây bài hát Tiến quân ca được hàng ngàn người hoà nhịp cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn. Tại buổi hôm đó bài hát đã nổ ra như một trái bom. Nước mắt tôi trào ra. Xung quanh tôi hang ngàn giọng hát cất vang theo những đoạn sôi nổi. Trong một lúc những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ các công chức dự mít tinh. Lúc này anh bạn Ph.D của tôi đã buông lá cờ đỏ sao vàng trên kia xuống và cướp loa phóng thanh hát vang Tiến quân ca. Con người trầm lặng ấy đã có sức hát hấp dẫn hang vạn quần chúng ngày hôm đó, cũng là người hát trước quần chúng lần đầu tiên và cũng là một lần duy nhất. Lần thứ hai bài hát Tiến quân ca của tôi xuất hiện là trong cuộc mít tinh vào ngày 19-8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng cất lời ca, thét lên tiếng căm thù vào mặt bọn đế quốc với sự hào hùng chiến thắng của cách mạng.

Bài hát Tiến quân ca của tôi đã ra đời như thế đấy. Sau đó, bài hát được chọn làm Quốc ca Việt Nam cho đến ngày nay. Bài hát là niềm tự hào không phải của riêng tôi mà là của cả dân tộc Việt Nam.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 14

Bác Hồ là vị lãnh tụ đáng kính của dân tộc Việt Nam. Bác hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp cho chúng ta học tập và noi theo. Bác không chỉ có lối sống trách nhiệm, chu toàn, giản dị mà ở Người còn lấp lánh vẻ đẹp của tình yêu thương. Câu chuyện kể về Bác với anh cán bộ làm em nhớ mãi.

Chuyện kể rằng, có khoảng thời gian Bác phải ở nhờ nhà một người cán bộ. Mỗi sáng Bác đều dậy rất sớm tập thể dục rồi dọn dẹp nhà cửa. Ngôi nhà chật chội, lụp xụp của anh qua bàn tay Bác đã trở nên gọn gàng, sạch sẽ. Trong nhà có tất cả năm người bao gồm vợ chồng anh cán bộ, đứa con trai tên Hải, anh Kiên và Bác. Ban ngày anh bận cắt tóc, Bác vẫn thường chẻ củi, nấu cơm hộ. Vợ anh buôn gạo nên kì nào có gạo về, Bác cũng ra vác giúp.

Có lần gạo về đúng lúc anh đang bận học, chẳng có ai khiêng đỡ, vợ anh bực tức gắt gỏng vì không có người. Thấy vậy, anh giận vợ, đi từ trên gác rút guốc đánh mấy cái. Vợ anh chưa kịp làm to chuyện thì Bác xuất hiện. Hành động chẳng mấy hay ho của anh đã bị Bác nhìn thấy. Bác phê bình anh: “Sao anh lại làm như thế?”. Rồi Bác rủ anh Kiên bê gạo vào nhà. Đến tối, Bác lại phê bình anh chuyện lúc sáng. Bác ôn tồn giải thích lý do tại sao một người đàn bà nghèo khổ phải trở nên gắt gỏng rồi truy đến nỗi khổ của những người bị bóc lột. Bác hỏi anh rằng: “Tại sao một người Đảng viên như anh mà lại hành động như thế?”. Bác nói: “Về việc đoàn thể thì rất có thể chỉ vì hành động sai lầm cỏn con như thế mà lộ bí mật.” Những lời nói đầy thấm thía của Bác khiến anh phải nể phục mà tiếp thu.

Nhớ lại những ngày đầu gặp gỡ, Bác luôn giúp đỡ gia đình anh, quan tâm đến mọi người cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất nên tạo được nếp sống khác hẳn. Nhất là đối với thằng con trai anh – cháu Hải, Bác luôn chăm sóc cho nó thật chu đáo. Nó ngủ ngoẹo đầu thì Bác sắp gối, chỉnh cho nó nằm thẳng lại. Bác dậy mấy lần ban đêm chỉ để đắp chăn cho nó. Để phòng nó ốm đau vặt vãnh, Bác đều lo cho nó mặc thật ấm. Thấy nó ăn no, Bác nới rộng giải rút cho thằng bé. Tuy chỉ là khách trong nhà, nhưng Bác giống như thành viên trong gia đình từ lâu.

Qua câu chuyện ngắn kể về Bác, em càng hiểu thêm về những đức tính cao đẹp của một con người, một nhân cách lớn lao. Câu chuyện kể về Bác đã cho em thấy được nếp sống kỉ luật, gọn gàng, khoa học và sự tận tình, chu đáo của Bác đối với mọi người xung quanh. Hình ảnh giản dị của Bác đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm, là tấm gương sáng để các thế hệ học tập và noi theo.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 15

“Tiến quân ca” là tác phẩm nghệ thuật mà tôi vô cùng trân trọng. Bài hát đã trở thành giai điệu quen thuộc trong mỗi sáng chào cờ và các nghi lễ trọng đại của quốc gia. Tôi không thể quên những ngày tháng tôi đã sáng tác nên ca khúc này.

Đã có lúc, tôi chìm đắm trong buồn chán và thất vọng khi không thể tìm thấy cho mình một lý tưởng và hoài bão của tuổi trẻ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của người anh Ph. D. đã cứu vớt những chuỗi ngày u ám để chàng trai trẻ tuổi là tôi bước sang một trang mới. Qua sự giới thiệu của Ph. D., tôi có cơ hội gặp Vũ Quý, người anh đã luôn quan sát và ủng hộ con đường nghệ thuật của tôi.

Cuộc gặp mặt Vũ Quý chính là cột mốc quan trọng của cuộc đời khi bản thân tôi đã tìm được con đường đi mới, con đường của cách mạng và sự soi sáng, thấm nhuần lý tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam. Lúc đó, tôi khao khát có được một khẩu súng và tham gia vào lực lượng vũ trang để trực tiếp chiến đấu với quân thù. Tuy nhiên, tôi lại được giao nhiệm vụ sáng tác nghệ thuật. Bối cảnh lịch sử đặt ra tình thế cấp bách là phải có một bài hát cổ vũ tinh thần cho khóa quân chính kháng Nhật sắp mở. Mặc dù đã sáng tác không ít bài hát thể hiện lòng yêu nước như “Đống Đa”, “Thăng Long hành khúc ca”, “Tiếng rừng”,… nhưng tôi chưa từng chắp bút viết một bài ca cách mạng. Tôi gặp không ít khó khăn trong quá trình sáng tác bởi tôi chưa từng có trong tay một khẩu súng, chưa từng gia nhập bất kì lực lượng vũ trang nào, tôi chỉ biết mình đang làm một bài hát. Trong trí nhớ của tôi, chưa từng có sự xuất hiện của hình ảnh chiến khu, chỉ có những con đường ga, đường Hàng Bông, Bờ Hồ quen thuộc nơi tôi sinh sống. Tôi chưa bao giờ gặp các chiến sĩ cách mạng trong khóa học đầu tiên của trường quân chính kháng Nhật để biết họ hát như thế nào. Bằng tất cả lòng nhiệt thành, yêu nước sục sôi, tôi thấy mình như đang ở “Thủ đô gió ngàn” để viết nên những ca từ, giai điệu của ca khúc “Tiến quân ca” giữa căn gác nhỏ trên phố Nguyễn Thượng Hiền – Hà Nội.

Trong khoảng thời gian tôi sáng tác, hai người anh là Ph.D và Vũ Quý là những người đầu tiên chứng kiến toàn bộ sự ra đời và được tôi giới thiệu về ca khúc “Tiến quân ca”. Ngoài ra, thành công của bài hát còn có sự góp mặt của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi – người đầu tiên xướng âm cho ca khúc này. Tôi nhìn thấy rõ sự xúc động ở trên gương mặt anh.

Điều làm tôi bất ngờ nhất là chỉ một thời gian ngắn sau, bài hát đã được hàng ngàn người cất cao tiếng hát trước Quảng trường Nhà hát Lớn vào ngày 17-8-1945 tại cuộc mít tinh công chức Hà Nội. Nghe âm thanh vang dội của dòng người, tôi không giấu nổi nỗi xúc động. Nước mắt tôi bỗng trào ra. Tôi để ý thấy băng vàng của chính phủ Trần Trọng Kim trên cánh tay mọi người đã được thay thế bằng cờ đỏ sao vàng. Những người tham dự cuộc mít tinh đều nhận được những tờ truyền đơn in lời bài hát. Ai nấy đều cất vang theo những đoạn nhạc sôi nổi. Tôi hòa lẫn vào đám đông và nghe thấy giọng hát quen thuộc của người anh Ph. D. qua loa phóng thanh.

Lần thứ hai, tôi được nghe “Tiến quân ca” trong cuộc mít tinh ngày 19-8. Khi ấy, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng nhau hát vang giai điệu. Tiếng hát ấy hệt như một tiếng thét căm thù, chống lại bọn đế quốc xâm lược bằng tất cả sự hào hùng, chiến thắng của cách mạng.

Bài hát của tôi là bài hát của một người con yêu nước, tin tưởng vào Đảng Cộng sản và tự hào trước chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Tôi lấy làm hãnh diện vì bản thân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã giao phó.

Những câu chuyện về lịch sử luôn có sức hấp dẫn đối với mọi lứa tuổi bởi nó không chỉ phản ánh về một giai đoạn của quá khứ mà còn chứa đựng những bài học, thông điệp ý nghĩa. Ngoài những câu chuyện đã được kể ở trên, các em có thể tìm đọc và kể lại sự việc ấy cho mọi người nhé!

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 16

Võ Thị Sáu – một người con gái sinh ra ở vùng Đất Đỏ thuộc vùng Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của nước Việt Nam ta ngày nay. Chị sinh năm 1933, là người con gái vô cùng thông minh, mưu trí, có tinh thần yêu nước và dũng cảm. Dù tuổi đời còn rất nhỏ nhưng chị đã tham gia làm liên lạc viên cho đoàn quân cách mạng của chúng ta và lập được rất nhiều chiến công hiển hách đáng khen thưởng.

Năm 1948, chị được cấp trên giao cho nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó chính là phải đánh phá một buổi lễ mít tinh nhằm kỷ niệm ngày chào mừng Quốc khánh của thực dân Pháp để gây nhiễu loạn và phá hoại âm mưu của kẻ thù. Tại buổi lễ mít tinh đó chị Võ Thị Sáu đã tung lựu đạn vào khán đài có tỉnh trưởng Lê Thành Trường – một lãnh đạo cấp cao của bè lũ tay sai cho thực dân Pháp để giải tán đám đông. Chính chiến công này đã giúp cho chị Võ Thị Sáu của chúng ta lập thêm nhiều chiến công khác oanh liệt hơn.

Sau đó, chị Võ Thị Sáu được cơ quan trung ương Đảng giao cho nhiệm vụ tiêu diệt kẻ gian tế, nên tháng 2 năm 1950 trong khi đi làm nhiệm vụ chị đã bị kẻ thù bắt giữ. Bọn giặc ngoại xâm đã tra tấn chị Võ Thị Sáu của chúng ta vô cùng dã man, bắt chị khai ra những đồng đội của mình. Nhưng chị anh dũng kiên quyết không khai chúng dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn bạo như dùng dùi điện cho điện giật vào người chị, hay dùng dùi nung lửa nóng khoan lên người chị…Nhưng mọi hình thức tra tấn dã man thời trung cổ đó càng làm chị thêm căm hận kẻ thù chị kiên quyết không hé răng nửa lời.

Cuối cùng không làm được gì chị Võ Thị Sáu chúng buộc lòng đày chị ra Côn Đảo là nơi chuyên giam giữ và đày đọa những người tù chính trị của nước ta, là nấm mồ chôn thân của rất nhiều người anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam ta.

Tới ngày 23/1/1952, chị Võ Thị Sáu anh hùng của chúng ta bị mang ra pháp trường xử tử khi tuổi đời chỉ tròn mười chín tuổi. Cho tới sau này khi đất nước chúng ta hoàn toàn sạch bóng kẻ thù năm 1993 chị Võ Thị Sáu được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, là một trong những chiến sĩ vô cùng trẻ tuổi của ta được vinh danh thiên cổ.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 17

Có lẽ người dân Việt Nam không ai là không biết đến người anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu. Chị là một trong những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ của Việt Nam nói theo. Chị Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam. Chị sinh năm 1933 tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chị sinh ra trong một gia đình nghèo có bố mẹ làm nghề buôn bán bún bì chả. Từ nhỏ chị đã sớm phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, Việt Nam thành lập chính phủ riêng và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp. Lúc này, chị Sáu đã bỏ dở việc học để ở nhà giúp bố mẹ kiếm sống, đồng thời bí mật tiếp tế cho các anh của mình đang công tác trong chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa. Năm 14 tuổi, chị Võ Thị Sáu đã chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ. Chị Sáu vẫn được mọi người biết đến là một o du kích gan dạ, dũng cảm. Chị tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian. Thật buồn khi năm 1950, chị bị tòa án binh của quân đội Pháp đưa ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp. Lúc chị bị xử bắn, chị đã nói những câu nói cuối cùng của mình.

Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng vì những gì chị đã hy sinh cho quê hương, tổ quốc để chúng em hôm nay được hưởng cuộc sống thái bình.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 18

Có nơi đâu đẹp tuyệt vời Như sông như suối như người Việt nam

Đất nước Việt Nam trải qua hơn 4000 năm lịch sử với biết bao biến cố, thăng trầm, chịu rất nhiều cuộc xâm lăng của các nước lớn. Nhân dân ta tuy hiền lành tay cuốc, tay cày nhưng khi có kẻ thù giày xéo quê hương, lòng yêu nước lại trỗi dậy “ kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”. Trong làn sóng yêu nước ấy sinh ra biết bao vị anh hùng. Một trong những vị anh hùng làm em cảm phục là chị Võ Thị Sáu

Chị Võ Thị Sáu sinh năm 1933, tại xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Vũng Tàu-Côn Đảo. Tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi rồi nhanh chóng trở thành nữ chiến sĩ trinh sát nổi tiếng gan dạ của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1950, chị Sáu bị địch bắt trong lúc đang tham gia trận đánh tiêu diệt tề ở chợ quê gần nhà mình. Hơn 1 năm bị giam cầm trong khám Chí Hòa, “nếm” đủ thứ đòn roi và đủ “mùi” tra tấn…, nhưng chị Võ Thị Sáu vẫn nêu cao tấm gương dũng cảm vươn lên, không khuất phục kẻ thù.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 19

Quốc ca Việt Nam – một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.

Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D., ông lại biết được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.

Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D. – người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý – người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi – người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.

Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.

Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 20

Dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại luôn rất anh hùng, dũng cảm, kiên trung xây dựng và bảo vệ đất nước. Có rất nhiều những tấm gương người anh hùng đã không tiếc máu xương để bảo vệ độc lập, tự do cho dân tộc. Anh Kim Đồng là một người như vậy.

Kim Đồng là một người dân tộc Tày. Cha mất sớm, anh sống cùng mẹ – một người phụ nữ đảm đang nhưng ốm yếu. Từ nhỏ, Kim Đồng đã dũng cảm, quyết đoán, mạnh mẽ, có tinh thần yêu nước, căm thù giặc. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng anh rất hăng hái làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Anh được bầu làm đại đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc. Anh không ngại khó khăn, thử thách, nguy hiểm trên đường làm nhiệm vụ. Trong một lần làm nhiệm vụ, anh bị giặc Pháp bắn và hi sinh. Khi ấy, anh mới chỉ 14 tuổi. Đã có rất nhiều bài thơ, bài hát được sáng tác để ghi nhớ công ơn của anh.

Hình ảnh anh Kim Đồng sẽ luôn sáng mãi, là tấm gương cho thanh thiếu niên Việt Nam về tinh thần yêu nước sâu sắc, sự thông minh, gan dạ.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 21

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của quân và dân ta.

Toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Diễn biến được chia làm ba đợt tiến công. Từ ngày 13 đến 17 tháng 3 năm 1954, ta tiêu diệt hai cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta chiếm xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 30 tháng 4 năm 1954, ta kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại súng của ta. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ. Đợi 3 từ ngày 1 đến 7 tháng 5 năm 1954, quân ta tổng công kích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn toàn thắng lợi. Quân và dân ta đã đập tan tập đoàn cứ điểm “mạnh nhất Đông Dương” – “pháo đài bất khả xâm phạm” của thực dân Pháp.

Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Trước hết, thắng lợi này đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Đồng thời, chiến thắng lịch này đã đánh dấu một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc và thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại. Với thất bại này, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Từ đó khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản Việt Nam. Đồng thời đã mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm tăng thêm niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Như vậy, chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại của của dân tộc Việt Nam.

Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu – Mẫu 22

Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ở Bác, hội tụ nhiều vẻ đẹp về phẩm chất, là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Bác không chỉ có lối sống trách nhiệm, chu toàn, giản dị mà ở Người còn lấp lánh vẻ đẹp của tình yêu thương. Bác luôn dành những tình cảm ấm áp trìu mến nhất cho các cháu thiếu nhi. Câu chuyện kể về Bác với các cháu nhỏ làm em nhớ mãi.

Chuyện kể rằng, vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng. Tại trại, ai nấy đều mong chờ vì đây là lần đầu tiên được gặp Bác. Khi các em nhỏ vừa thấy sự xuất hiện Bác đã nhanh chóng chạy ùa tới với gương mặt hớn hở, em nào cũng vui vầy quanh Bác. Trong thâm tâm, ai cũng háo hức muốn được nhìn thấy Bác cho thật rõ.

Tay Bác dắt hai em nhỏ nhất, đi giữa đoàn học sinh. Ánh mắt sáng ngời, đầy yêu thương và trìu mến. Rồi Bác cùng các cháu thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, sinh hoạt hàng ngày của các cháu.

Khi trở về phòng họp, giữa sự quây quần của các cháu nhỏ, Bác ân cần hỏi:

– Các cháu chơi có vui không?

Đồng thanh vang lên những lời non nớt:

– Thưa Bác, vui lắm ạ!

Rồi Bác hỏi:

– Các cháu ăn có no không?

– Dạ, chúng cháu ăn no ạ.

Các cô trong trại có mắng phạt các cháu không?

– Dạ, không ạ!

Rồi Bác mỉm cười, hài lòng khen ngợi:

-Thế thì tốt lắm! Các cháu có thích kẹo ngọt không? Bây giờ Bác sẽ chia kẹo cho các cháu nhé!

Trong niềm hân hoan, tất cả cháu nhỏ cùng reo:

– Có ạ! Có ạ!

Rồi trong đám đông, một em bé giơ tay, xin phép Bác cho ý kiến:

– Thưa Bác, vậy ai ngoan thì được ăn kẹo, còn nếu không ngoan thì không được ăn kẹo ạ!

Bác từ tốn:

– Các cháu có đồng ý với đề xuất của bạn không?

– Dạ, đồng ý ạ!

Nói rồi, các em nhỏ lần lượt đứng thành vòng tròn rộng. Bác nhẹ nhàng cầm gói kẹo đến bên chia cho từng em. Khi đến lượt Tộ, cậu bé nhìn Bác, rụt rè không dám nhận, chỉ khẽ thưa:

– Dạ Thưa Bác, hôm nay cháu không ngoan, cháu….cháu… không vâng lời cô ạ. Vì cháu chưa ngoan nên phần kẹo này cháu không nhận đâu ạ.

Lúc này, Bác cười rồi nhìn Tộ, trìu mến bảo:

– Cháu biết nhận lỗi, biết sai mà sửa lỗi là tốt. Cháu ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác nhé!

Tộ vui mừng nhận lấy kẹo từ Bác, cảm ơn rối rít và hứa sẽ không tái phạm nữa.

Câu chuyện về Bác cùng các cháu thiếu nhi khiến em càng yêu quý Bác hơn. Bác vẫn luôn bao dung và dạy dỗ những điều hay lẽ phải. Qua lời Bác cùng hành động của Tộ, em thấy chúng ta cần phải biết trung thực, cảm thông và bao dung với người khác. Luôn biết yêu thương mọi người, đặc biệt là các em nhỏ.

***********

Trên đây THPT Ngô Thì Nhậm vừa giới thiệu đến các em 22 bài văn mẫu Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện bài viết của mình tốt hơn.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button