Giáo dụcLớp 4

Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc

Đề bài: Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc

lap dan y ta mot cay an qua quen thuoc

7 bài mẫu Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc

Bạn đang xem: Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc

 

I. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây nhãn

1. Mở bài:

Giới thiệu cây nhãn:
– Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
– Những cây nhãn này đã được 10 tuổi.

2. Thân bài:

– Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
– Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
– Hè về, từng chùm hoa vàng hươm, li ti đậu kín vòm cây.
– Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
– Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành kín cả cây.
– Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
– Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

3.  Kết bài

– Quả nhãn ngọt và thơm.
– Mỗi khi đến mùa nhân, em đều nhớ về ngoại.

————————HẾT BÀI 1—————————-

Như vậy chúng tôi đã gợi ý Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc bài tiếp theo, các em chuẩn bị cho phần Kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em và cùng với phần Đoạn văn giới thiệu một trò chơi ở quê hương em để có thể hiểu rõ hơn về nội dung này.

 

II. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây cam

1. Mở bài:

Giới thiệu về cây cam: Cây cam đường ở trước sân nhà em đang vào mùa quả ngọt. Đây là loài cây em thích nhất.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:
– Gốc cây to bằng bắp chân người lớn. Thời gian đã khoác lên thân cây chiếc áo nâu sần sùi, bạc phếch.
– Dáng cây nghiêng nghiêng, tỏa nhiều cành.
– Những cành có nhiều quả thì cong oằn xuống.
– Tán lá dày, xanh thẫm.
– Lá cam không to lắm, có mùi thơm như lá chanh, lá bưởi.
– Lá già dày, màu xanh đậm.
– Lá non mềm mại, màu xanh non.
– Hoa nhỏ màu trắng trông thanh khiết.
– Quả cam thường kết từng chùm.
– Quả non màu xanh.
– Quả chín màu vàng và rất mọng.
– Bóc quả cam sẽ lộ ra từng múi nhỏ giống như những vầng trăng khuyết.
– Những vầng trăng khuyết ấy xếp đều trong những quả cam chín vàng ươm trông như “ông trăng vàng” be bé đang ngự trị trên cây.
– Trên cành cao thường có những chú chim sâu “lích rích”.
– Chim đưa chiếc mỏ xinh xắn để bắt những con sâu đang ẩn nấp trong thân, cành.

3. Kết bài:

Cảm nghĩ về cây cam:
– Cam đem đến cho gia đình em những mùa quả ngọt.
– Em rất quí cây cam vì nó có ích và chứa đựng mồ hôi, công sức của bố em.
– Em luôn chăm sóc cho cây cam để nó mãi mãi xanh tươi.

 

III. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây bưởi

1. Mở bài

Các em giới thiệu cây bưởi nhà em: Cây bưởi do nhà em trồng đã được 5 năm, cây rất sai quả.

2. Thân bài

– Cây bưởi là loại cây ăn quả rất ngon và dinh dưỡng.
– Cây bưởi cao chừng 3 mét.
– Thân cây chia ra nhiều nhanh và khẳng khiu.
– Lá bưởi màu xanh, hơi nhọn.
– Lá già xanh sẫm, hình bầu dục.
– Tới mùa ra hoa hoa bưởi trắng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
– Hương hoa bưởi sớm phảng phất, thoang thoảng.
– Quả bưởi vỏ ngoài màu xanh, sờ vào nhám tay.
– Múi bưởi mọng nước, ăn vào ngọt.
– Vỏ bưởi có nhiều công dụng trị bệnh.
– Hoa bưởi còn dùng làm dầu gội đầu.

3. Kết bài

– Bưởi là cây ăn quả có nhiều lợi ích kinh tế.
– Nhiều nơi có thể dùng loại cây này để phát triển kinh tế rất tốt.

 

IV. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây chuối

1. Mở bài:

Giới thiệu cây chuối (Cây chuối sứ bố em trồng từ mấy tháng trước đã trổ buồng tươi tắn, còn cả bắp chuối chưa cắt.)

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

Chuối mẹ to nhất bụi chuối, mập mạp và vững chãi. Thân chuối mẹ xanh mướt. Lá già vàng khô, quắt lại rũ xuống, lá xanh to xòe rộng che mát cả gốc chuối.

b) Tả chi tiết:
– Chuối mẹ đã được tám tháng tuổi, tròn mập và trổ buồng. Từ chính giữa ngọn, cuống buồng chuối trổ ra cong oằn xuống đeo một bắp chuối to mập, màu tím đỏ.
– Vài ngày sau, từng lớp bắp chuối bung ra, ló từng nải chuối nhỏ xíu bằng bàn tay với những trái chuối nhỏ tí bằng ngón tay út.
– Trong vài ngày, các lớp ngoài của bắp chuối bung ra rơi xuống đất, để lộ quầy chuối đeo lói bắp chuối nhỏ bằng bắp tay người lớn.
– Bố cắt bắp chuối làm rau ăn rất tuyệt.
– Ngày qua ngày, trái chuối to dần, tròn căng lên. Buồng chuối to dần, sà xuống.
– Sau ba tháng, nải chuối già, quả to tròn, da xanh mát tựa như phủ một lớp phân trắng mỏng tang. Cuống râu trên trái cũng rụng đi, để lại một núm màu đen trên đầu trái chuối. Lá của cây chuối mẹ già đi trông thấy. Bên cạnh chuối mẹ, cây chuối con cũng đã trưởng thành. Cả bụi chuối xanh um, tàu lá xòe rộng như một cái ô tô và đẹp, che mát một góc vườn.
– Bố cắt buồng chuối vào nhà rồi cắt từng nải theo cuống buồng.

c) Sự chăm sóc của bố đối với bụi chuối:
– Bố tách cây con cho cây lớn phát triển.
– Bố làm sạch cỏ dại, ủ lá khô cho gốc chuối ẩm ướt.
– Em giúp bố làm gì? (em giúp bố tưới nước, cắt bớt lá khô, lá già.)

d) Ích lợi của cây chuối:
– Sau khi cắt buồng, thân chuối dùng để chăn nuôi.
– Lá chuối dùng gói bánh, gói nem chả.
– Trái chuối ăn ngon, bổ, giàu dinh dưỡng.

3. Kết luận:

Nêu cảm xúc của em khi ngắm cây chuối đã có buồng (Thích thú và biết ơn bố đã trồng, có trái chuối ăn ngon, bổ, yêu thích vườn nhà, yêu cây xanh, mở mang kiến thức về sự phát triển của cây trái)

 

V. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây thanh long

1. Mở bài:

Giới thiệu cây thanh long đang ra quả (Cây được trồng ở đâu, do ai trồng?)

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:
– Thanh long là cây thân leo, thân cây phải bò lên một dàn hoặc trụ.
– Thân cây xanh biếc, có góc cạnh tựa cây xương rồng.

b. Tả chi tiết:
– Gốc thanh long: màu xanh đậm, sậm màu hơn thân leo, chỉ to hơn thân leo chút đỉnh.
– Thân thanh long: thân có ba khía và có gai như thân cây xương rồng, mỗi gai là một “đốt”.
– Thanh long có thể leo lên các cây hàng rào hoặc leo quanh một trụ cao độ lim .
– Tại mỗi “đốt mắt”, nơi nào mập mạp, cây đủ dinh dưỡng sẽ cho nụ hoa to, màu trắng xanh như búp sen nhọn.
– Hoa nở bung cánh màu vàng nhạt phớt xanh, xòe như đuôi rồng (nên có tên là thanh long), lác đác trên thân cây dăm bảy quả xanh mướt còn bé đeo cái hoa đuôi rồng như thế.
– Trên cây, dăm bảy quả trổ ra từ đợt trước già giặn hơn đã có màu xanh ẩn đo đỏ. Quả thanh long tròn trĩnh, có rua hoa, chung quanh có vẩy như vẩyrồng, quả có da trơn, bóng láng chuyển dần sang màu hồng đào là quả chín. Quả thanh long chín da đỏ bóng nhưng vẩy của quả vẫn xanh.

c. Chăm sóc thanh long:
– Tưới nước, ủ ấm cho gốc.
– Thanh long hướng ánh sáng vì vậy người trồng (bố, mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc) luôn giữ cho gốc và cây thanh long được phủ ánh mặt trời.
– Dùng giấy bao quả thanh long khi quả còn màu xanh hơi phớt hồng để giữ cho thanh long chín già, quả tròn mà không bị chim chóc mổ ăn, kiến đục phá.

d. Quả thanh long:

– Bổ quả ra thịt thanh long màu trắng có hạt bé li ti như hạt mè, ăn ngọt và mát. (còn có giống thanh long thịt đỏ, hạt đen.)

3. Kếtluận:

– Nêu cảm xúc của em về hình dáng rất đẹp của quả thanh long.
– Nêu giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất, quả đẹp. ngon, có thể xuất khẩu sang nhiều nước để đổi ngoại tệ.)

 

VI. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Cây cà chua

1. Mở bài:

Giới thiệu về cây cà chua: Cà chua là loại cây rau quả hằng năm. Cà chua có mặt trong các bữa ăn của người Việt Nam ta, từ bữa tiệc sang đến những bữa cơm đơn giản.

2. Thân bài:

– Lá: hình dáng giống lá gấc nhưng nhỏ hơn, mặt lá có nhiều khía săn sâu vào gần tới cọng lá, màu xanh đậm.
– Hoa: vàng, mọc thành chùm từ 3 đến trên 30 hoa, nở từ gốc đến ngọn, hoa sai chi chít. Ra hoa 50 – 70 ngày sau khi mọc. Thời gian ra hoa từ 10 đến 55 ngày.
– Quả: mọng, màu đỏ hoặc vàng. Có nhiều dạng như tròn, dẹt, có cạnh, có múi hoặc không. Hạt nhiều và nhỏ, dẹt, hai mặt phủ lông tơ dày, có nhớt. Cà chua ra quả xum xuê, chi chít. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả trên ngọn. Cà chua có thể ăn sống hoặc ăn chín; dùng nấu canh hoặc xào với các thực phẩm khác. Cà chua còn dùng làm mứt, ăn tráng miệng sau bữa ăn.

3. Kết bài:

Cà chua ưa nóng. Cà chua ưa sáng. Cà chua ưa đất ẩm với không khí tương đối khô ráo. Cho nên khi những con sếu từ thượng nguồn sông Hồng bay dọc theo lòng sông xuôi về nam là lúc đồng cà chua chín rộ. Những quả cà chua bói gieo sự náo nức cho mọi người.

 

VII. Lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc: Tả cây xoài

1. Mở bài: 

Giới thiệu về cây xoài:

Ví dụ: nhà em có một khu vườn rất rộng, trên khu vuòn ba em trồng rất nhiều loại cây ăn quả như: mận, ổi, nhãn, thanh long,… nhưng em thích nhất là cây xoài. Xoài nhà em rất thơm ngon và bổ dưỡng.

2. Thân bài: tả cây xoài

a. Tả bao quát cây xoài
– Cây xoài cao khoảng 3-5m
– Cây xoài có nhiều lá và cành
– Cây xoài ra hoa vào mùa xuân
– Cây xoài có vị chua và ăn rất ngon

b. Tả chi tiết cây xoài

* Tả thân cây xoài:
– Thân cây xoài thấp và không to
– Cây xoài có nhiều cành và nhiều lá
– Thân cây xoài có vỏ xù xì
– Thân cây xoài có gỗ rất tốt

* Tả cành và lá cây xoài
– Cây xoài có rất nhiều cành
– Cành có nhiều cành nhỏ và nhiều lá
– Lá xoài to và màu xanh thẩm
– Lá xoài khi già sẽ màu vàng

* Mối liên hệ giữa cây xoài với cuộc sống
– Trái xoài để ăn
– Trái xoài chứa nhiều vitamin
– Xoài rất bổ dưỡng

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

Ví dụ: em rất thích cây xoài nhà em, mỗi khi xoài ra trái em đều ăn, nó rất ngon. Em còn đem biếu xoài cho ông bà và hàng xóm. Em sẽ chăm sóc cây xoài thật tốt để xoài ra thật nhiều trái.
 

VIII. Bài văn mẫu tả một cây ăn quả quen thuộc

“Bị vàng chứa toàn túi trắng
Túi trắng trong đựng tép vàng
Ăn tép mà chẳng phải rang
Ăn cả túi trắng, bị vàng bỏ đi.”

Các bạn có biết những câu thơ trên nói về loại quả gì không? Đó chính là những quả cam vàng chín mọng.

Ai đã từng đặt chân đến quê hương tôi – mảnh đất Cao Phong, chắc sẽ không bao giờ quên bạt ngàn đồi cam nối tiếp nhau. Nhìn những đồi cam bạt ngàn ấy, tôi mường tượng đến một chiếc thảm nhung xanh trong câu chuyện cổ tích nào đó. Và quả thực, bao đồi cam quê tôi có phép biến hóa kì lạ theo bốn mùa.

Đầu xuân, toàn đồi cam xanh tươi một màu. Những cây cam cao chừng bảy, tám mét cứ lặng thầm trổ lộc non. Thân cây cam chỉ to bằng bắp chân người lớn nhưng làm trụ đỡ vững chắc để nâng vô vàn cành cam lớn nhỏ. Cành mập mạp, cành khẳng khiu, nhưng bao giờ cũng mọc vươn lên trời để đón ánh sáng. Các cành mọc đan quyện vào nhau, nâng đỡ tầng lá xanh non mỡ màng. Lá cam nhỏ bằng lòng bàn tay em, thuôn dài về hai đầu…(Còn tiếp)

>> Xem Bài văn mẫu Tả một cây ăn quả quen thuộc tại đây.

 

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button