Giáo dụcLớp 9Vật lí 9

Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng – Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 59

Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 59

Năng lượng

Ta nhận biết được một vật có cơ năng khi nó có khả năng thực hiện công, có nhiệt năng khi nó có thể làm nóng các vật khác.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 59 Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 59

Các dạng năng lượng và sự chuyển hóa giữa chúng

– Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều có kèm theo sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

– Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng chuyển hóa thành cơ năng hay nhiệt năng.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 59

Thức ăn, đồ uống vào cơ thể, sau khi qua các phản ứng hóa học sẽ tạo ra sức nóng để giữ ấm cơ thể và tạo ra sức lực cho ta chạy nhảy, hoạt động

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 59

Vòng tuần hoàn của nước: Ánh nắng Mặt Trời khiến nước biển và cây cối ấm nóng lên, hơi nước thoát ra bay lên cao rồi chuyển thành mưa rơi xuống, chảy theo sông, suối… rồi trở về lại các đại dương

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 9 Bài 59

Hoạt động của nhà máy thủy điện: Nước từ dòng sông, dòng suối trên cao chảy đến hồ chứa rồi theo đường ống đổ vào nhà máy điện, làm quay tuabin của máy phát điện, tạo ra dòng điện dẫn đến các nhà máy, gia đình

Giải bài tập SGK Vật Lí 9 Bài 59

Bài C1 (trang 154 SGK Vật Lý 9)

Ở các lớp dưới, ta đã làm quen với khái niệm năng lượng. Hãy chỉ ra trường hợp nào dưới đây có cơ năng (năng lượng cơ học), nếu lấy mặt đất làm mốc.

– Tảng đá nằm dưới mặt đất.

– Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất

– Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.

Lời giải:

Các trường hợp có cơ năng:

+ Tảng đá được nâng lên khỏi mặt dất (có khả năng thực hiện công cơ học).

+ Chiếc thuyền chạy trên mặt nước có năng lượng dưới dạng động năng.

Bài C2 (trang 154 SGK Vật Lý 9)

Những biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

– Làm cho vật nóng lên.

– Truyền được âm.

– Phản chiếu được ánh sáng.

– Làm cho vật chuyển động.

Lời giải:

Làm cho vật nóng lên.

Bài C3 (trang 154 SGK Vật Lý 9)

Trên hình 59.1 SGK vẽ các thiết bị trong đó thực hiện sự biến đổi năng lượng từ dạng ban đầu sang dạng cuối cùng cần dùng cho con người. Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của mỗi thiết bị. Điền vào chỗ trống tên của dạng năng lượng xuất hiện ở bộ phận đó.

Bài C3 (trang 154 SGK Vật Lý 9)

Lời giải:

Thiết bị A: (1) cơ năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng và quang năng.

Thiết bị B: (1) điện năng thành cơ năng, (2) động năng của khí thành động năng của cánh quạt.

Thiết bị C: (1) hóa năng thành nhiệt năng, (2) nhiệt năng thành cơ năng.

Thiết bị D: (1) hóa năng thành điện năng, (2) điện năng thành nhiệt năng và quang năng.

Thiết bị E: (1) đổi hướng truyền quang năng, (2) quang năng thành nhiệt năng.

Bài C4 (trang 155 SGK Vật Lý 9)

Trong các trường hợp ở hình 59.1 SGK ta nhận biết được điện năng, hóa năng, quang năng khi chúng ta được chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

Lời giải:

Dạng năng lượng ban đầu Dạng năng lượng cuối cùng mà ta nhận biết được
Hóa năng Thành cơ năng trong thiết bị C. Thành nhiệt năng trong thiết bị D.
Quang năng Thành nhiệt năng trong thiết bị E.
Điện năng Thành cơ năng trong thiết bị B.

Thành quang năng trong thiết bị A và D.

Bài C5 (trang 156 SGK Vật Lý 9)

Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 20oC lên 80oC. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K.

Tóm tắt:

V = 2 lít nước ↔ m = 2kg; t1 = 20oC; t2 = 80oC; c = 4200J/kg.K

A = ?

Lời giải:

Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nước nóng lên tính theo công thức:

Q = m.c.(t2 – t1) = 2.4200.(80 – 20) = 504000J.

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đả chuyển thành nhiệt năng làm nước nóng lên.

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.

Trắc nghiệm Vật Lí 9 Bài 59 có đáp án

Bài 1: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng:

A. Tảng đá nằm trên mặt đất

B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất

C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước

D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống

Lời giải

Ta nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác ( nhiệt năng)

=>Trường hợp tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng

Đáp án: A

Bài 2: Có mấy dạng năng lượng:

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Lời giải

Các dạng năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng, điện năng, năng lượng hạt nhân

Đáp án: C

Bài 3: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:

A. Cơ năng

B. Nhiệt năng

C. Năng lượng hạt nhân

D. A hoặc B

Lời giải

Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ  năng hoặc nhiệt năng.

Đáp án: D

Bài 4: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:

A. quả bóng bị trái đất hút

B. mặt đất đã cấp động năng cho quả bóng

C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng

D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí

Lời giải

Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí

Đáp án: D

Bài 5: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do

A. thế năng xe luôn giảm dần

B. động năng xe luôn giảm dần

C. động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

D. động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng

Lời giải

Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát

Đáp án: C

Bài 6: Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?

A. Làm cho vật nóng lên

B. Truyền được âm

C. Phản chiếu được ánh sáng

D. Làm cho vật chuyển động

Lời giải

Trường hợp biểu hiện của nhiệt năng là: Làm cho vật nóng lên

Đáp án: A

Bài 7: Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1), (2) của thiết bị sau.

1

A. (1) Cơ năng, (2) Quang năng

B. (1) Cơ năng, (2) Cơ năng

C. (1) Điện năng, (2) Quang năng

D. (1) Quang năng, (2) Cơ năng

Lời giải

Ta có, trong thiết bị trên, cơ năng (1) được chuyển hóa thành quang năng (2)

Đáp án: A

Bài 8: Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?

A. Làm tăng thể tích vật khác

B. Làm nóng một vật khác

C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động

D. Nổi trên mặt nước

Lời giải

Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng cung cấp nhiệt năng làm nóng một vật khác

Đáp án: B

Bài 9: Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?

A. Có thể kéo, đẩy các vật

B. Có thểm làm biến dạng vật khác

C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật

D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác

Lời giải

Bằng các giác quan, căn cứ vào khả năng có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng

Đáp án: C

Bài 10: Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được biến đổi thành nhiệt năng?

A. Cơ năng

B. Điện năng

C. Hóa năng

D. Quang năng

Lời giải

Trong nồi cơm điện, điện năng đã được biến đổi thành nhiệt năng

Đáp án: B

Bài 11: Trong nồi nước sôi đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ dạng nào sang dạng nào?

A. Động năng thành thế năng

B. Nhiệt năng thành cơ năng

C. Nhiệt năng thành hóa năng

D. Hóa năng thành cơ năng

Lời giải

Trong nồi nước đang bốc hơi, năng lượng được biến đổi từ nhiệt năng thành cơ năng

Đáp án: B

Bài 12: Hiện tượng nào sau đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?

A. Núm đinamô quay, đèn bật sáng

B. Tốc độ của vật tăng, giảm

C. Vật đổi màu khi bị cọ xát

D. Vật nóng lên khi bị cọ xát

Lời giải

Hiện tượng đi kèm theo sự biến đổi đổi từ cơ năng thành điện năng là núm đinamô quay, đèn bật sáng

1

Đáp án: A

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 9 Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Vật Lý 9

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button