Giáo dụcLớp 7Vật lí 7

Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng – Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 1

Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng được THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 1

Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?

⇨ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Khi nào ta nhìn thấy một vật?

⇨ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

Nguồn sáng và vật sáng

– Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

Ví dụ: Ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang phát sáng, Mặt Trời,...

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 1

– Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ: Quyển sách, bàn ghế, cây cối vào ban ngày…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 1

Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra được vật đen vì nó đặt bên cạnh những vật sáng khác.

Những chiếc chai nhựa màu đen không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng. Ta nhìn thấy những chiếc chai nhựa màu đen đó vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác (ghế, chậu cây, bức tường…)

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 1

Phương pháp giải

Điều kiện nhìn thấy vật

Để nhìn thấy được một vật cần phải có hai điều kiện:

– Phải có ánh sáng từ vật đó phát ra.

– Ánh sáng từ vật phát ra đó phải truyền được đến mắt ta.

Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì ta không thể nhìn thấy được vật.

Nhận biết, phân biệt nguồn sáng và vật sáng

a) Nhận biết

Bạn đang xem: Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng – Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 1

* Nguồn sáng

Căn cứ vào nguồn gốc ta có thể xếp thành hai loại nguồn sáng:

– Nguồn sáng tự nhiên: Mặt Trời, núi lửa đang hoạt động, con đom đóm…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 1

– Nguồn sáng nhân tạo: Bếp ga đang cháy, que diêm đang cháy…

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 1

* Vật sáng

Ta có thể chia vật sáng thành hai loại:

– Nguồn sáng.

– Vật hắt lại ánh sáng: Những vật không tự phát ra ánh sáng nhưng hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó.

b) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng

* Giống nhau: Cả nguồn sáng và vật sáng đều có ánh sáng từ nó phát ra.

* Khác nhau:

– Nguồn sáng: Là những vật tự nó phát ra ánh sáng.

– Vật sáng: Có thể là những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng khi được nguồn sáng khác chiếu vào.

Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 1

Bài C1 (trang 4 sgk Vật Lý 7)

Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện gì giống nhau?

Lời giải:

Điều kiện giống nhau là có ánh sáng từ nguồn sáng truyền vào mắt.

Kết luận: Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Bài C2 (trang 4 sgk Vật Lý 7)

Bố trí thí nghiệm như hình 1.2a. Mảnh giấy trắng dán trên thành màu đen bên trong một hộp kín. Trường hợp nào dưới đây ta nhìn thấy mảnh giấy trắng?

Bài C2 (trang 4 sgk Vật Lý 7) a. Đèn sáng (hình 1.2a).

b. Đèn tắt (hình 1.2b).

Vì sao lại nhìn thấy?

Lời giải:

Trường hợp ta nhìn thấy mảnh giấy trắng là trường hợp a: đèn sáng. Vì ánh sáng của đèn chiếu vào mảnh giấy trắng, mảnh giấy hắt lại ánh sáng chiếu vào mắt.

Kết luận:

Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

Bài C3 (trang 5 sgk Vật Lý 7)

Trong các thí nghiệm ở hình 1.2a và 1.3 ta nhìn thấy mảnh giấy trắng và dây tóc bóng đèn phát sáng vì từ hai vật đó đều có ánh sáng đến mắt ta. Vật nào tự phát ra ánh sáng, vật nào hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới?

Bài C3 (trang 5 sgk Vật Lý 7)

Lời giải:

– Vật tự phát sáng là dây tóc bóng đèn.

– Vật hắt lại ánh sáng do vật khác chiếu tới là mảnh giấy trắng.

Kết luận:

Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.

Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó gọi chung là vật sáng.

Bài C4 (trang 5 sgk Vật Lý 7)

Trong cuộc tranh luận được nêu ở phần mở bài, bạn nào đúng? Vì sao?

Lời giải:

Thanh (Đ); Hải (S); vì ánh sáng từ bóng đèn không trực tiếp truyền tới mắt.

Bài C5 (trang 5 sgk Vật Lý 7)

Trong thí nghiệm ở hình 1.1, nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gồm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.

Bài C5 (trang 5 sgk Vật Lý 7)

Lời giải:

Các hạt khói gồm các hạt nhỏ li ti nên khi được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng, các vật sáng nhỏ li ti xép gần nhau tạo thành một vệt sáng truyền đến mắt ta. Do vậy ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói.

Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 1 (có đáp án)

Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

D. Vì vật được chiếu sáng.

Lời giải

– Nếu vào lúc trời tối (không có ánh sáng), dù ta mở mắt hướng về phía vật thì mắt cũng không thể nhìn thấy được vật ⇒ Đáp án A sai.

– Mắt người không phát ra ánh sáng ⇒ Đáp án B sai.

– Vật được chiếu sáng nhưng nếu không có ánh sáng từ vật truyền vào mắt thì mắt không thể nhìn thấy vật ⇒ Đáp án D sai.

Vậy đáp án đúng là C

Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?

A. Mặt Trời

B. Núi lửa đang cháy

C. Bóng đèn đang sáng

D. Mặt Trăng

Lời giải

– Mặt Trời, núi lửa đang cháy, bóng đèn đang sáng là nguồn sáng vì đều tự phát ra ánh sáng ⇒ Đáp án A, B, C sai.

– Mặt Trăng không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng. Sở dĩ ta nhìn thấy Mặt Trăng vì nó hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó ⇒ Đáp án D đúng.

Bài 3: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:

A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng

B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta

C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng

D. Các câu trên đều đúng

Lời giải

– Khi một vật nhận được ánh sáng từ vật khác thì vật đó cũng có thể hắt lại ánh sáng vào mắt ta. Mắt ta cũng có thể nhìn thấy vật đó, không nhất thiết vật đó phải là nguồn sáng ⇒ Đáp án A sai.

– Ta không nhìn thấy một vật không phải vì mắt ta không nhận được ánh sáng mà vì đó không phải là ánh sáng phát ra từ vật mà ta cần nhìn ⇒ Đáp án C sai.

– Khi một vật không truyền được ánh sáng của nó đến mắt ta thì ta không nhìn thấy được vật đó ⇒ Đáp án B đúng.

Bài 4: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?

A. Ngọn nến đang cháy.

B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.

C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.

D. Mặt Trời.

Lời giải

– Ngọn nến đang cháy và Mặt Trời là nguồn sáng đồng thời cũng là vật sáng (vì vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng khi chiếu vào nó) ⇒ Đáp án A và đáp án D sai.

– Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời là vật sáng vì mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng Mặt Trời chiếu tới ⇒ Đáp án B sai.

– Vì mảnh giấy đen là vật không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó nên mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời không phải là vật sáng ⇒ Đáp án C đúng.

Bài 5: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?

A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.

B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối

C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy

D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng

Lời giải

Miếng bìa đen là vật không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

– Khi dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa màu đen được đặt lên trên vật sáng (tờ giấy xanh) ⇒ Đáp án A sai.

– Khi đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa đen được đặt trước vật sáng (ngọn nến đang cháy) ⇒ Đáp án C sai.

– Khi đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa đen được đặt trước vật sáng (ánh nắng Mặt Trời là nguồn sáng đồng thời cũng là vật sáng) ⇒ Đáp án D sai.

– Trong phòng tối thì không có ánh sáng nên ta sẽ không nhận biết được miếng bìa màu đen ⇒ Đáp án B đúng.

Bài 6: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì

A. Bản thân quyển sách có màu đỏ

B. Quyển sách là một vật sáng

C. Quyển sách là một nguồn sáng

D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta

Lời giải

Điều kiện để nhìn thấy quyển sách màu đỏ:

+ Phải có ánh sáng từ quyển sách phát ra.

+ Ánh sáng từ quyển sách phát ra phải truyền được đến mắt ta.

⇒ Đáp án A, B, C sai. Đáp án D đúng.

Bài 7: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?

A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng

B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng

C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng

D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng

Lời giải

Gương không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng. Gương được gọi là vật sáng vì nó là vật được chiếu sáng và hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó.

⇒ Đáp án A, B, C sai. Đáp án D đúng.

Bài 8: Giải thích vì sao trong phòng có của gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

Lời giải

Vì mảnh giấy trắng là vật hắt lại ánh sáng mà ban đêm không bật đèn thì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy ⇒ Không có ánh sáng từ mảnh giấy hắt vào mắt ⇒ Ta không nhìn thấy mảnh giấy.

Bài 9: Ban đêm, trong phòng tối, ta nhìn thấy một điểm sáng trên bàn. Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem điểm sáng đó có phải là nguồn sáng không.

Lời giải

Tìm cách đảm bảo không cho ánh sáng từ bất cứ nơi nào trong phòng chiếu lên điểm sáng trên bàn, nếu ta vẫn nhìn thấy điểm sáng thì đó là nguồn sáng.

Ví dụ: Dùng một thùng cattong kín úp lên điểm sáng và khoét một lỗ nhỏ sao cho ánh sáng không truyền vào trong được. Nếu điểm sáng vẫn sáng thì nó là nguồn sáng, ngược lại nếu điểm sáng không sáng nữa thì nó là vật hắt lại ánh sáng.

Bài 10: Tại sao trong phòng tối, khi bật đèn, mặc dù quay lưng với bóng đèn nhưng ta vẫn nhìn thấy các vật ở trước mặt?

Lời giải

Trong phòng tối khi bật đèn, mặc dù ta quay lưng với bóng đèn nhưng vẫn có ánh sáng truyền từ bóng đèn vào các vật và hắt lại đến mắt ta nên mắt ta vẫn nhìn thấy các vật ở trước mặt.

Bài 11: Nếu ta thắp một nắm hương để cho khói bay lên ở phía trước đèn pin, ta sẽ nhìn thấy một vệt sáng từ đèn phát ra xuyên qua khói. Giải thích vì sao? Biết rằng khói gôm các hạt nhỏ li ti bay lơ lửng.

Lời giải

Khói gồm nhiều hạt nhỏ li ti, các hạt khói được đèn chiếu sáng trở thành vật sáng. Các vật sáng nhỏ li ti xếp gần nhau tạo thành một vệt sáng mà ta nhìn thấy được.

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng do THPT Ngô Thì Nhậm biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Nhận biết ánh sáng, Nguồn sáng và vật sáng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Vật Lý 7

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button