Bạn muốn tìm hiểu những bài văn mẫu tả con trâu lớp 9 hay? THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu những bài văn hay nhất về con trâu của làng quê Việt Nam ta
Đề bài: Tả con trâu của làng quê Việt Nam
THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp văn mẫu tả con trâu lớp 9, giúp các em học sinh lớp 9 tránh nhầm lẫn giữa văn miêu tả và văn thuyết minh của các lớp dưới so với kiến thức của lớp 9. Dưới đây là hướng dẫn làm bài tả con trâu cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.
Hướng dẫn làm Dàn ý tả con trâu lớp 9
Mở bài
Giới thiệu về con trâu mà em sẽ tả: Ở đâu? Của ai?…
Thân bài
a. Miêu tả đặc điểm, hình dáng của con trâu:
- Con trâu rất cần cù, thông minh
- Con trâu luôn gắn bó tình cảm với người nông dân
- Con trâu to, màu đen và rất tốt tính
- Con trâu có 4 chân, đuôi dài và có sừng
- Con trâu rất hiền lành
- Trâu rất khỏe mạnh
b. Miêu tả những hoạt động mang lại lợi ích của con trâu:
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án
- Trâu gián tiếp tạo ra lương thực
- Trâu là người bạn thân thiết với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt, nhưng rất khi ai ăn thịt trâu
- Trâu đi vào thơ ca, văn nghệ rất tuyệt vời
Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về con trâu đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Không chỉ có hướng dẫn lập dàn ý làm bài văn tả con trâu lớp 9, THPT Ngô Thì Nhậm cũng sưu tầm bài văn mẫu tả con trâu cho các em học sinh lớp 9 tham khảo để định hướng đúng cho bài tập làm văn của mình. Các em có thể tham khảo dưới đây.
Văn mẫu tả con trâu lớp 9
Mỗi khi nhắc đến làng quê Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến đồng ruộng, lũy tre và những con trâu làng. Đặc biệt là những con trâu. Chúng đã trở thành một người bạn gắn bó không thể thiếu đối với những người làm nông. Vậy nên mới có câu nói “con trâu là đầu cơ nghiệp”.
Con trâu không phải con vật xa lạ đối với người dân Việt Nam đặc biệt là người dân nông thôn. Cứ nhắc tới con trâu là người ta sẽ nghĩ ngay tới ihnfh ảnh chú trâu cần mẫn ra đồng với cặp sừng đen chắc khỏe, sắc nhọn trên đầu cùng làn da đen bóng. Con trâu trưởng thành thường có trọng lượng lên tới 500kg nếu được chăm sóc đặc biệt. Nhìn từ trước ra sau, khuôn mặt của con trâu có những nét giống với bò và nếu không biết có thể nhầm lẫn. Trâu có cái mũi to, ướt, thường bị người nông dân đóng khuyên để xỏ dây cọc. Mắt trâu to, đen láy nhìn rất hiền từ. Đôi tai trâu to như hai chiếc lá mít, phủ lông tơ và thường xuyên phe phẩy ngay phía dưới cặp sừng. Điểm đặc biệt trên mặt trâu đó chính là hàm răng, trâu không có hàm răng trên mà chỉ có hàm răng dưới. Điều này được giải thích qua sự tích Trí khôn của ta đây, một cách hài hước của người xưa. Nhưng thực chất, con trâu có kết cấu hàm răng như vậy để phù hợp với tập tính ăn, uống và hoạt động của mình từ trước tới nay.
Trâu có phần thân người vô cùng vạm vỡ và chắc khỏe. Chân trâu to, khỏe như những cột tre. Đặc biệt là phần móng guốc giúp sức kéo của trâu được tăng thêm đôi phần nhờ guốc gỗ này. Phần bụng trâu to vừa để chứa được nhiều thức ăn vừa tạo nên trọng tâm cho trâu khi làm việc được vững vàng.
Con trâu thật sự khỏe mạnh khi chúng làm bạn với nhà nông. Trước đây chưa có máy cày, trâu ngày ngày kéo cày, kéo bừa ngoài đồng ruộng. Chúng chăm chỉ cần mẫn từ sáng sớm tinh mơ cho đến khi chiều muộn mà không bao giờ tỏ ra mệt mỏi. Nhờ có trâu giúp sức, người nông dân đã đỡ được bao nhiêu nỗi nhọc nhằn. Để thưởng cho công sức kéo cày của trâu, người nông dân lại cho chúng bó rơm, bó cở. Mỗi ngày, một con trâu khỏe mạnh có thể kéo cày được 3 đến 4 sào ruộng. Con nào ít hơn cũng phải được 2 sào. Trâu nuôi ở đồng bằng thường được dùng để kéo cày. Trâu nuôi ở vùng đồi núi thì sẽ được dùng để chở hàng. Sức một con trâu trung bình có thể tải được khối lượng hàng khoảng 500-700kg. Làm việc khỏe là vậy nhưng bạn thấy đấy, chúng ăn uống chẳng tốn kém là bao.
Ngoài việc tận dụng sức kéo của trâu, con người còn nuôi trâu để lấy thịt ăn. Thịt trâu là nguồn thực phẩm cung cấp khá nhiều chất đạm. Ở một vài nơi, người ta còn nuôi trâu để lấy sữa nữa. Da trâu thì có thể sử dụng vào việc làm da dày hay để căng mặt trống. Sừng trâu thì được dùng để làm tù và, làm lược,… hay các món đồ mĩ nghệ khác.
Đối với người dân phương Đông nói chung và người dân Việt Nam nói riêng, con trâu còn đi vào trong tín ngưỡng tâm linh. Là một linh vật trong 12 con giáp. Người nào sinh vào năm trâu tức năm sửu thường được cho là những người chăm chỉ, cần cù. Bên cạnh đó, trâu còn là vật tế lễ trong các lễ hội như lễ hội xuống đồng, lễ hội cơm mới.
Nếu đến Hải Phòng, bạn sẽ được tham gia vào lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vô cùng nổi tiếng. Còn nếu đến Tây Nguyên bạn cũng sẽ có cơ hội tham gia vào lễ hội đâm trâu. Ở những lễ hội này, chỉ những con trâu to lớn và khỏe mạnh mới được tuyển chọn. Người đến xem đông nghịt khắp tứ phía xung quanh. Tiếng hò reo, tiếng trống hòa quyện lại với nhau tạo nên một bầu không khí sôi nổi. Ai nấy nô nức, hồ hởi chờ đợi những chú trâu khoe tài.
Còn nhớ năm xưa, Đinh Bộ Lĩnh cũng nhờ cưỡi trâu tập trận giả mà có thể thống lĩnh được cả 12 sứ quân. Hình ảnh chú bé mục đồng cưỡi trên lưng trâu đọc sách, thổi sáo cũng đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Con trâu gắn liền với người Việt Nam bình dị như vậy đấy. Vậy nên Sea Games 22 tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, chúng ta đã chọn trâu vàng làm linh vật cho cả cuộc thi.
Nếu một lần ghé thăm một vùng quê nào đó, chắc chắn bạn sẽ được tận mắt thấy những đứa trẻ đang cưỡi trên mình trâu mà vui đùa. Trâu là biểu tượng, là nét đẹp văn hóa mà con người Việt Nam cần phải lưu giữ mãi.
*****
Đối với các em học sinh lớp 9, tả con trâu không đơn thuần là việc tả hình dáng, hoạt động hàng ngày và hoạt động mang lại lợi ích của con trâu cho con người. Các em học sinh lớp 9 còn phải tìm hiểu nhiều hơn về nguồn gốc của con trâu, liên hệ giúp phân biệt các giống, các loại trâu tại các địa phương khác nhau… để tạo nên một bài văn thuyết minh về con trâu một cách hấp dẫn hơn so với việc chỉ tả một con trâu đơn thuần nhìn thấy, quan sát thấy thường ngày.
Và vì vậy, các em có thể tham khảo thêm những bài văn thuyết minh về con trâu lớp 9 hay nhất được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp. Chúc các em có được tư duy làm văn sáng tạo, chủ động và những bài làm văn tả con trâu lớp 9 hay, đạt điểm cao.