Giáo dục

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân nho nhỏ của mình” vào mùa xuân lớn của dân tộc. Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về tác phẩm này.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

THPT Ngô Thì Nhậm sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Hải, cũng như nội dung của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Bạn đang xem: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

I. Đôi nét về nhà thơ Thanh Hải

– Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.

II. Giới thiệu về Mùa xuân nho nhỏ

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

2. Thể thơ

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc thể thơ năm chữ.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Cứ đi lên phía trước”: Hình ảnh mùa xuân đất nước.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Dù là khi tóc bạc”: Những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
  • Phần 4. Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

4. Nhan đề

Mẫu 1

– Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử); Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính); Ý xuân hay Xuân lòng (Tố Hữu).

– Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Mẫu 2

“Mùa xuân” là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nhiều tác giả đã viết về mùa xuân với những nét riêng. Khác với Mùa xuân chín của Hàn Mặc Từ, Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính hay Xuân lòng của Tố Hữu… Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang một ý nghĩa riêng. Mùa xuân trước hết mang ý nghĩa tả thực, là mùa đầu tiên trong năm. Khi đó, vạn vật bắt đầu đâm chồi nảy lộc, bừng dậy sức sống. Nhưng mùa xuân còn biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời. Kết hợp với từ “nho nhỏ” làm rõ đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, nhỏ bé và khiêm nhường thôi. Với nhan đề này, Thanh Hải đã bày tỏ mong muốn được làm một mùa xuân, nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

5. Mạch cảm xúc

Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Từ mùa xuân của thiên nhiên, đến mùa xuân của đất nước thì tác giả bộc lộ niềm khao khát được cống hiến xây dựng cho đất nước.

6. Nội dung

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân nho nhỏ của mình” vào mùa xuân lớn của dân tộc.

7. Nghệ thuật

Thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca; nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

III. Dàn ý phân tích Mùa xuân nho nhỏ

(1) Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

(2) Thân bài

a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

– Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả:

  • Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
  • Âm thanh tiếng chim chiền chiện.
  • Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

– Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ”: cuộc sống lao động xây dựng đất nước của lực lượng sản xuất.

– Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.

– Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

– Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.

– Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng.

– Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

c. Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình

– Điệp ngữ “ta” kết hợp với các hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nhập vào hòa ca”: hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.

– Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.

– Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” – còn trẻ, “khi tóc bạc” – già dặn: khát vọng được cống hiện trọn đời.

– Khát vọng sống với tình yêu quê hương, đất nước: xin được hát câu Nam ai, Nam bì.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân nho nhỏ của mình” vào mùa xuân lớn của dân tộc. Trong chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về tác phẩm này.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

THPT Ngô Thì Nhậm sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Hải, cũng như nội dung của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.

Mùa xuân nho nhỏ

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao…

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

I. Đôi nét về nhà thơ Thanh Hải

– Thanh Hải (1930 – 1980) quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Ông hoạt động văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.

II. Giới thiệu về Mùa xuân nho nhỏ

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

2. Thể thơ

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thuộc thể thơ năm chữ.

3. Bố cục

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
  • Phần 2: Tiếp theo đến “Cứ đi lên phía trước”: Hình ảnh mùa xuân đất nước.
  • Phần 3. Tiếp theo đến “Dù là khi tóc bạc”: Những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước thiên nhiên đất nước.
  • Phần 4. Khổ cuối: Lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

4. Nhan đề

Mẫu 1

– Nhiều nhà thơ đã viết về mùa xuân với những sắc thái khác nhau: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử); Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính); Ý xuân hay Xuân lòng (Tố Hữu).

– Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

Mẫu 2

“Mùa xuân” là một đề tài quen thuộc của thơ ca. Nhiều tác giả đã viết về mùa xuân với những nét riêng. Khác với Mùa xuân chín của Hàn Mặc Từ, Mùa xuân xanh của Nguyễn Bính hay Xuân lòng của Tố Hữu… Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mang một ý nghĩa riêng. Mùa xuân trước hết mang ý nghĩa tả thực, là mùa đầu tiên trong năm. Khi đó, vạn vật bắt đầu đâm chồi nảy lộc, bừng dậy sức sống. Nhưng mùa xuân còn biểu tượng cho vẻ đẹp, cho sức sống thanh tân tươi trẻ, cho những gì tinh khiết nhất của đất trời. Kết hợp với từ “nho nhỏ” làm rõ đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, nhỏ bé và khiêm nhường thôi. Với nhan đề này, Thanh Hải đã bày tỏ mong muốn được làm một mùa xuân, nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ – đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

5. Mạch cảm xúc

Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ là tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Từ mùa xuân của thiên nhiên, đến mùa xuân của đất nước thì tác giả bộc lộ niềm khao khát được cống hiến xây dựng cho đất nước.

6. Nội dung

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp “một mùa xuân nho nhỏ của mình” vào mùa xuân lớn của dân tộc.

7. Nghệ thuật

Thể thơ năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca; nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

III. Dàn ý phân tích Mùa xuân nho nhỏ

(1) Mở bài

Giới thiệu về nhà thơ Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

(2) Thân bài

a. Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên

– Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả:

  • Các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
  • Âm thanh tiếng chim chiền chiện.
  • Giọt long lanh: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác độc đáo.

=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng

b. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

– Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ”: cuộc sống lao động xây dựng đất nước của lực lượng sản xuất.

– Hình ảnh người cầm súng: niềm tin vào ngày mai hòa bình.

– Từ láy “hối hả” và “xôn xao”: thể hiện nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.

– Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ.

– Nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng.

– Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ.

=> Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ

c. Mong ước được cống hiến của nhân vật trữ tình

– Điệp ngữ “ta” kết hợp với các hình ảnh “con chim hót, một nhành hoa, nhập vào hòa ca”: hòa nhập giữa cái riêng và cái chung.

– Hình ảnh ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: thể hiện khát vọng được cống hiến và sống ý nghĩa được thể hiện một cách thiết tha.

– Điệp ngữ “dù” kết hợp với “tuổi hai mươi” – còn trẻ, “khi tóc bạc” – già dặn: khát vọng được cống hiện trọn đời.

– Khát vọng sống với tình yêu quê hương, đất nước: xin được hát câu Nam ai, Nam bì.

(3) Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button