Tuyển tập đề đọc hiểu Bác ơi (Tố Hữu)
Cùng tham khảo các đề đọc hiểu bài Bác ơi của Tố Hữu để làm quen với các dạng câu hỏi đọc hiểu về văn bản này trong các kì thi em nhé!
Bài thơ Bác ơi! của Tố Hữu là bài thơ mà trong đó tác giả dành trong đó tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến bài thơ, cùng THPT Ngô Thì Nhậm tham khảo một số đề đọc hiểu Bác ơi! dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:
Đề đọc hiểu Bác ơi!
Đề số 1
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau :
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
Câu 2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
Câu 3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?
Đáp án đề đọc hiểu Bác ơi số 1
Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là tự sự, miêu tả và biểu cảm.
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ là: Nhà thơ thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn, thẫn thờ, bàng hoàng, tê dại trong lòng khi nghe tin Bác Hồ từ trần.
Câu 3: Nhịp thơ của đoạn thơ trên là: 2/2/3
– Hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2 câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2 là: nhịp thơ chậm, buồn, sâu lắng diễn tả tâm trạng đau đớn đến bất ngờ của nhà thơ. Cả không gian cũng đang ngưng lại mọi hoạt động để nghiêng mình vĩnh biệt vị Cha già kính yêu của dân tộc
Có thể bạn quan tâm: Soạn bài Bác ơi của Tố Hữu
Đề số 2
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!
Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…
(Bác ơi – Tố Hữu, ngữ văn 12 Tập 1,
NXB Giáo dục VN trang 167 – 168)
Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2. Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là gì? Cảm xúc đó được bộc lộ như thế nào?
Câu 3. Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt cảm xúc của nhà thơ?
Đáp án đề đọc hiểu Bác ơi số 2
Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ trên là: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 2: Cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên là: Nỗi đau xót lớn lao và niềm tiếc thương vô hạn của nhà thơ trước sự kiện Bác Hồ qua đời
Câu 3: Giữa khung cảnh bên ngoài và lòng người có điểm gì tương phản với nhau. Sự tương phản ấy có tác dụng gợi bao nỗi day dứt về tính chất phi lí không thể chấp nhận được của sự mất mát. Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra đi của Bác càng gợi bao nỗi đau xót nhức nhối tâm can
Đề số 3
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu, Ngữ văn 12,
tập Một, NXBGD, 2013, tr.167).
Câu 1: Xác định biện các pháp tu từ và tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
– “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”
– “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!”
Câu 2: Cho biết hiệu quả cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau:
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
Câu 3: Biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong cả đoạn thơ trên là gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Đáp án đề đọc hiểu Bác ơi số 3
Câu 1:
– Câu thơ “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…” đã tạo ra sự so sánh cặp đôi không tương phản mà tạo ra sự trùng điệp: “Đời tuôn nước mắt” – “trời tuôn mưa”. Người dân khóc Bác không cầm được nước mắt, còn thiên nhiên trời đất cũng thương khóc Bác theo cách của mình. Trời đất ở đây được nhân cách hóa, để từ đó nỗi đau trở nên lớn lao, đau xót vô hạn.
– Câu thơ “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!” đã sử dụng biện pháp đảo ngữ (không nói “vườn rau ướt lạnh”, “gốc dừa ướt lạnh”). Cách đảo ngữ đã tạo ra hiệu quả nhấn mạnh như là một sự rùng mình trước tổn thất lớn lao ấy, tạo ra nỗi đau thấm thía (cả thiên nhiên cỏ cây cũng lạnh lẽo thật ngậm ngùi, đơn côi)
Câu 2: Hiệu quả cách ngắt nhịp trong hai câu thơ:
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
– Nhịp thơ 2/2/3 chậm, buồn, sâu lắng diễn tả không gian cũng như đang ngưng lại, tâm trạng nhà thơ đau đớn đến bất ngờ trước sự ra đi của Bác.
Câu 3: Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong cả đoạn thơ là phép đối lập (tương phản) trái chiều giữa sự hối thúc, khẩn thiết của cử chỉ “chạy về” và cái im lặng vô ngôn của tạo vật có tác dụng diễn tả nỗi đau đớn đến bàng hoàng, sững sờ của tác giả khi Bác đột ngột ra đi về cõi vĩnh hằng!
————-
Trên đây là một số đề đọc hiểu Bác ơi của Tố Hữu mà THPT Ngô Thì Nhậm đã sưu tầm được, mong rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập tại nhà!