Tuyển tập các đề văn về bài Đây thôn Vĩ Dạ thường gặp
Tổng hợp các đề văn về bài Đây thôn Vĩ Dạ cùng các đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ được tổng hợp đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh lớp 11, 12 ôn luyện về tác phẩm này
Tổng hợp các đề văn về bài Đây thôn Vĩ Dạ cùng các đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và đề thi môn Văn THPT Quốc gia.
I. Các đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ
Ngoài những câu hỏi đọc hiểu bài Đây thôn Vĩ Dạ qua phần soạn bài Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về bài thơ Vội vàng được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
1/ Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ : Áo em trắng quá nhìn không ra.
2/ Nêu biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ.
3/ Câu thơ : Ai biết tình ai có đậm đà? có những cách hiểu nào? Ý nghĩa?
Gợi ý trả lời
1/ Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu thơ:
Áo em trắng quá nhìn không ra
– Nghĩa sự việc : Áo em trắng, nhìn không ra.
– Nghĩa tình thái : đánh giá mức độ trắng cao (từ quá)
2/ Nêu biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ :
– Điệp ngữ : Mơ khách đường xa.
– Câu hỏi tu từ : Ai biết tình ai có đậm đà ?
3/ Câu thơ : Ai biết tình ai có đậm đà ?
Hai cách hiểu :
– Ai có biết chăng tình cảm ( Hàn Mặc Tử ) vẫn đậm đà với con người và cảnh vật Vĩ Dạ.
– Ai mà biết được tình cảm của ai đó với ai có đậm đà hay không ?
Ý nghĩa : vừa khẳng định, vừa hoài nghi.
Đọc đoạn trích trả lời các câu hỏi sau
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
(Trích Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Đọc đoạn thơ trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Giải thích ý nghĩa câu hỏi mở đầu bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”.
b. Xác định phép điệp trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật mà nó mang lại
c. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ với mảnh đất và con người thôn Vĩ
Gợi ý trả lời câu hỏi
a. Ý nghĩa câu mở đầu
– Hình thức: câu hỏi tu từ mang nhiều ý nghĩa.
– Chủ thể trữ tình tự phân thân
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 2 lời của người phương xa (cô gái/ người thôn Vĩ) vừa hỏi, vừa trách cứ, vừa mời mọc đầy duyên dáng nhân vật trữ tình về với thôn Vĩ.
+ Chữ “anh” nếu hiểu ở ngôi thứ 1: nhà thơ tự trách mình đồng thời bộc lộ khao khát được trở về với cảnh cũ, người xưa.
Dù hiểu theo cách nào thì lời chào mời nửa phiền trách ấy cũng là cánh cửa, mở đường cho dòng hồi tưởng của tác giả về với xứ Huế mộng mơ.
b. Điệp từ “Nắng”:
– Như một tiếng ngân khiến không gian tràn đầy ánh sáng. Nắng ở đây là nắng mới, thứ nắng ban mai, tinh khiết đầu tiên trong ngày trên những thân cau còn ướt đẫm sương đêm.
– Điệp từ nắng cùng cụm hình ảnh tiểu đối: nắng hàng cau – nắng mới lên khiến ta cảm giác ánh sáng như đang đầy dần trong khu vườn thôn Vĩ không gian động
c. Cảm nhận tình cảm của nhà thơ với đất và người thôn Vĩ
– 4 câu thơ đã đặc tả vẻ đẹp của phong cảnh và con người xứ Huế sinh động tràn đầy sức sống, cảnh thì đẹp dáng, đẹp màu, người thì đẹp lòng, đẹp nết.
– Lời thơ tha thiết chứa đựng cả 1 tình yêu, 1 niềm khao khát. Có lẽ nhà thơ hiểu rất rõ hoàn cảnh thực tại đầy đau đớn của mình, hiểu rằng cảnh và người thôn Vĩ mãi mãi chỉ là trong mộng mà thôi.
– Tuy nhiên, buồn mà không tuyệt vọng, đau khổ mà vẫn ước mơ, hồn thơ dạt dào sức sống ấy chỉ hồi tưởng 1 cuộc gặp gỡ trong tâm linh mà niềm vui như thấm vào đường nét của cảnh vật, nghe như có tiếng thì thầm reo vui của cuộc hội ngộ đích thực trong hiện tại.
II. Các đề văn về bài Đây thôn Vĩ Dạ
Các đề văn về bài Đây thôn Vĩ Dạ được THPT Ngô Thì Nhậm tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.
Đề 1: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đề 2: Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 3: Phân tích bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 4: Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đề 5: Cảm nhận khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử
Đề 6: Cảm nhận khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 7: Cảm nhận khổ cuối của bài thơ Đây thôn Vĩ dạ
Đề 8: Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 9: Có ý kiến cho rằng: Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế
Đề 10: Ấn tượng của anh (chị) về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 11: Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 12: Tình đời và tình người trong Đây thôn Vĩ Dạ
Đề 13: Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người
Đề 14: Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Đây thôn vĩ dạ của Hàn Mặc Tử
Đề 15: Cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài Đây thôn Vĩ Dạ
Với các đề văn về bài Đây thôn Vĩ Dạ cùng các đề đọc hiểu Đây thôn Vĩ Dạ ở trên, THPT Ngô Thì Nhậm đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.