Tổng hợp

Tuổi mụ là gì? Tuổi mụ dùng để làm gì?

Tuổi mụ là gì?

Tuổi Mụ (còn gọi là Tuổi âm hay Tuổi ta) xuất phát từ nền văn hóa Trung Quốc và có ảnh hưởng tới nền văn hóa của một số nước khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.

Theo quan niệm Phật giáo ở phương Đông, khi thai nhi ở trong bụng mẹ đã được coi là một sinh linh và do vậy được tính tuổi từ trong bụng mẹ, chứ không phải như phương Tây (chỉ tính tuổi từ lúc em bé chào đời).

Vì vậy, tuổi Mụ chính là tuổi mẹ (tuổi tính từ trong bụng mẹ) được phát âm trại đi để phân biệt với tuổi của người mẹ.

Tuổi mụ là gì?
Tuổi mụ là gì?

Tuổi mụ dùng để làm gì?

Hiện nay, văn hóa tính tuổi mụ vẫn thường được mọi người áp dụng trong lĩnh vực tín ngưỡng theo văn hóa phương Đông như xem tử vi, phong thủy, nhà cửa, tính tuổi kết hôn, sinh nhật (tùy trường hợp)…

Tuy nhiên, tuổi mụ không được áp dụng cho các lĩnh vực chính thống như nhận dạng qua CMND/CCCD, pháp luật… hay trong lĩnh vực  chiêm tinh về 12 cung hoàng đạo của phương Tây.

Tại sao lại có tuổi mụ?

Muốn lý giải được vì sao lại có “tuổi mụ,” cần phải hiểu kiến thức khoa học trong cách tính thiên văn của người Trung Quốc cổ đại.

Theo đó, người Trung Quốc xưa thường quan sát mặt trời lặn, mọc, trời sáng và trời tối mà cho ra đời khái niệm “ngày”.

Trong khi đó, khái niệm “tháng” được ra đời sau một vòng tuần hoàn lặn, mọc của mặt trăng và khái niệm “năm” hình thành sau một chu kỳ hè qua đông đến.

Nếu như người hiện đại dùng khái niệm ngày gồm 24 giờ thì người cổ đại xưa chia một ngày thành 12 thời thần và dùng 12 địa chi gồm: tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi để biểu thị.

Với một người vừa chào đời, người Trung Quốc cổ đại thường ghi lại giờ sinh mà không quan tâm nhiều đến yếu tố ngày tháng. Đây cũng là một lý do mà người xưa không coi trọng ngày sinh nhật như chúng ta hiện nay.

Bên cạnh đó, người cổ đại cũng đặc biệt chú ý đến yếu tố sinh thần – nghĩa là cầm tinh và con giáp. Người Trung Quốc xưa dùng 12 động giáp tương ứng, đại diện cho 12 địa chi.

Một người sinh ra vào năm nào thì sẽ có địa chi của năm đó. Do vậy người xưa thường không con giáp đại diện hơn là nhớ năm sinh cụ thể.

Cách ghi nhớ này tồn tại một số vấn đề. Đầu tiên là việc dùng năm làm đơn vị, mỗi năm sẽ tương ứng với một con giáp mà không quan tâm đến yếu tố ngày tháng hay thời thần.

Thứ hai, nếu tính theo cách này, một người sinh ra vào ngày cuối cùng trong năm cũng sẽ có chung con giáp với người sinh ở giữa năm hoặc đầu năm. Tuổi mụ chính là kết quả của cách ghi nhận tuổi này.

Tuổi mụ là kết quả của cách tính thiên văn của người xưa.

Hiện tại rất nhiều người trẻ tuổi không hiểu về tuổi mụ. Họ cho rằng có tuổi mụ là kết quả của quan niệm “xấp xỉ” hay “tương đối” của người Trung Quốc mà ra.

Họ cho rằng, người Trung Quốc không có tinh thần khoa học, mọi thứ cứ “tương đối” là được rồi. Vì vậy, vấn đề tuổi tác chỉ cần tính toán đại khái chứ không cần chính xác, cho nên, người ta dùng năm chứ không tính ngày kể tháng.

Lại có người cho rằng đây là do tâm lý “muốn chiếm lợi” của người Trung Quốc gây ra. Vì “tuổi mụ” cao hơn “tuổi thực” cho nên tuổi thọ của người đó cao hơn và người đó sẽ cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn hơn.

Còn có người cho rằng, đây là do sự bất đồng về thời điểm tính toán sự bắt đầu của một sinh mệnh.

Người hiện đại dùng thời điểm sinh ra để tính thời điểm bắt đầu của sinh mệnh còn người cổ đại lại dùng thời điểm bắt đầu mang thai để tính. Bởi vì một đứa trẻ đã tồn tại trong bụng mẹ 10 tháng tuổi rồi.

Tuy nhiên, những giả thuyết này đều là kết quả của sự suy đoán chứ không có căn cứ được ghi chép trong lịch sử.

Tuổi mụ dùng để làm gì?
Tuổi mụ dùng để làm gì?

Nhược điểm của tuổi mụ

Cách tính năm theo kiểu này dễ dẫn đến sai số khi tính như 1 năm chỉ tương ứng với 1 con giáp mà không tính đến yếu tố ngày tháng khác.

Hai là nếu một người sinh vào cuối năm sẽ chung con giáp và chung tuổi với người đầu năm.

Nhiều người cho rằng người Trung Quốc cổ đại không có tính khoa học và chi tiết nên mọi thứ chỉ dựa trên yếu tố tương đối. Thêm nữa là tâm lý muốn có lợi nên khi tính tuổi Mụ sẽ cảm giác sống thọ hơn là tuổi thực. Có quan điểm lại cho rằng người xưa tính tuổi từ thời điểm mang thai nên tuổi Mụ lớn hơn tuổi thực là vậy.

Tuy nhiên những điều trên chỉ là suy đoán của giới học giả ngày nay chứ không hề có chi chép cụ thể trong sách sử.

Tuổi mụ tại Nhật Bản

Cách tính tuổi theo tuổi mụ ở Nhật Bản, kazoedoshi (数え年), làm tăng tuổi của một người vào Ngày đầu năm mới, đã bị luật pháp cho là lỗi thời vào năm 1902 khi Nhật Bản chính thức áp dụng quy định tính tuổi hiện đại, tiếng Nhật là man nenrei (満年齢). Tuy nhiên, cách tính tuổi truyền thống vẫn được sử dụng phổ biến, vì vậy vào năm 1950 một đạo luật khác đã ra đời nhằm khuyến khích mọi người sử dụng hệ thống tính tuổi hiện đại.

Cách tính tuổi mụ chính xác

Cách tính tuổi mụ chính xác
Cách tính tuổi mụ chính xác

Tuổi mụ sẽ được tính theo lịch Âm, trong khi đó tuổi quốc tế sẽ tính theo lịch Dương. Tuy nhiên, các bạn lưu ý là không phải ai cũng mặc định được cộng thêm 1 năm tuổi mụ. Nguyên nhân là do thai nhi sẽ có thời gian ở trong bụng mẹ hơn chín tháng nên sẽ phát sinh hai trường hợp tính tuổi mụ như sau:

Bạn đang xem: Tuổi mụ là gì? Tuổi mụ dùng để làm gì?

  • Trường hợp 1: Nếu bạn được sinh từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 12 thì coi như bạn đã được hình thành trong bụng mẹ trọn vẹn trong năm đó, do vậy sẽ không cộng thêm 1 năm tuổi mụ. Ví dụ: Giả sử bạn sinh vào tháng 12 năm 1990 (năm Canh Ngọ) thì có thể khẳng định là bạn xuất hiện trong bụng mẹ trong khoảng tháng 3 năm 1990 nên bạn sẽ không cộng tuổi mụ.
  • Trường hợp 2: Nếu bạn sinh từ tháng 1 đến trước đầu tháng 9, trường hợp này bạn đã được hình thành trong bụng mẹ ở năm trước đó, do vậy những trường hợp này sẽ được cộng thêm năm trước đó khi tính tuổi mụ. Ví dụ: Nếu bạn sinh vào tháng 6 năm 1990 thì có thể khẳng định bạn đã bắt đầu được hình thành trong bụng mẹ vào khoảng tháng 9 năm 1989 (năm Kỷ Tỵ) nên khi tính tuổi mụ thì bạn sẽ cộng thêm 1 năm tuổi mụ.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button