Tổng hợp

Tuấn Con là ai? Chuyện tình bi thương của vợ trùm Tuấn Con

Tuấn Con là ai?

Từng nổi tiếng với những vụ thanh toán đẫm máu trong giang hồ, ít ai ngờ được, ông “trùm” đâm thuê chém mướn lại có hai tấm bằng đại học.

Trước khi vào trại giam Ba Sao – Nam Hà để viết bài, tôi cứ ngỡ “sát thủ” Tuấn “con” (Nguyễn Anh Tuấn) phải là người bặm trợn, kiêu hùng. Ai ngờ được Tuấn “con” lại có dáng vẻ rất thư sinh, nhã nhặn. Khi cán bộ trại giam đưa Tuấn đến trước cửa phòng khách, vừa nhìn thấy người trong phòng hắn đã mỉm cười, khoanh tay lễ phép: “Chào cán bộ”. Tôi không thể tưởng tượng được đây từng là “trùm” giang hồ có cả vài trăm “đệ ruột” ở khắp hai miền. Hắn nổi tiếng trong những vụ thanh toán đẫm máu giữa các băng nhóm xã hội đen rúng động dư luận một thời.

“Giang hồ có chữ”

Khác với các “ông trùm” đệ nhất giang hồ Hà thành như Khánh “trắng”, Hải “bánh”, Hải “quắn”…, Tuấn “con” sáng sủa, bảnh bao, ăn nói có vẻ hùng biện hơn. Thế nên Tuấn “con” được các băng nhóm khác đặt cho biệt danh “Giang hồ có chữ”. Trong hồ sơ của Tuấn khi đó có ghi, hắn từng tốt nghiệp hai trường đại học và đang là cử nhân kinh tế K37 trường Đại học Tổng hợp.

Được biết, từ khi còn là một cậu bé sinh hoạt ở Cung Thiếu nhi Hà Nội, Tuấn được Trà “hinh” (Trần Đức Trà), một trùm giang hồ kiêm võ sư thu nhận làm môn đệ. Để nuôi dưỡng Tuấn, Trà truyền cho đệ tử những “bí kíp” của nghề đâm chém. Năm 1996, sau khi tốt nghiệp đại học, Tuấn rời Hà Nội vào TP.HCM theo đàn anh Trà “hinh” “lập nghiệp”. Cuối những năm 1990, ba băng nhóm do các “ông trùm” đất Bắc cầm đầu là Trà “hinh”, Ánh “Thiệp” (tức Đỗ Công Ánh) và Thắng “chập” (nhân vật từng không chịu thúc thủ trước ông trùm Năm Cam) với hàng chục tay anh chị gốc Bắc đã gây ra một loạt vụ thanh toán nhau do những mâu thuẫn tranh giành đất làm ăn. Thời điểm đó, Tuấn “con” được “sư phụ” Trà “hinh” giao cho cai quản cả băng nhóm.

Khi nói chuyện với chúng tôi tại trại giam, Tuấn luôn cúi gằm mặt xuống bàn. Ánh mắt đượm buồn của hắn tỏ vẻ hối hận khi nhắc lại những ngày tháng chìm trong chuỗi sai lầm và tội ác. Tuấn kể, năm 1997, hắn liên quan đến vụ chém trọng thương ba người tại quán karaoke 197 Mai Dịch, Hà Nội. Tuy không trực tiếp ra tay nhưng những kẻ gây án lại là đàn em của Tuấn. Vụ này, Tuấn được Dũng Palestin (một đàn em của Tin Palestin, đối tượng từng gây ra một loạt các vụ án hình sự ở Nha Trang, Khánh Hòa) nhờ vả nên đã bình an vô sự. Đó chính là vết trượt ngã đầu đời của tên sát thủ.

Từ trước đến nay, trong giang hồ, triết lý sống luôn sặc mùi bạo lực luôn được đặt lên hàng đầu: “Hễ đụng là phải chạm, chạm là phải nổ”. Điển hình cho thứ “triết lý” này chính là việc Tuấn “con” đã thanh toán Thắng “chập”, một cao thủ trong giới giang hồ. Tuấn kể, mâu thuẫn bắt đầu khi một người bạn kiến trúc sư ở Sài Gòn của hắn bị Thắng “chập” loè cờ bạc bịp, vét cháy túi. Nghe tin bạn bị chơi đểu, “Tuấn con” và các đệ tử đã lên kế hoạch phải giết bằng được “Thắng chập” để rửa hận.

Trong một thời gian dài, Tuấn “con” cùng ba đàn em mang theo kiếm tự chế và dao bầu, giấu trong túi đựng vợt tennis mật phục bên ngoài các sòng bạc của Năm Cam nhưng không gặp đối thủ. Tối 12/9/2000, nhận được tin của đàn em báo Thắng “chập” đang ở ga Hòa Hưng, Tuấn lệnh cho các đàn em cùng đi tính sổ. Khi gặp Thắng “chập” ở khu vực đường Bình Giã, một đàn em của Tuấn xông tới chém hai nhát vào đầu Thắng. Trong khi đó, Tuấn rút súng K54 ra nhắm vào người Thắng bắn liên tiếp. Được biết, sau vụ thanh toán Thắng “chập”, băng nhóm của Tuấn “con” còn gây ra vụ cướp 270 triệu đồng trên đường Cao Thắng (phường 5, quận 3, TP.HCM) vào ngày 12/5/2001. Trong vụ này, Tuấn “con” cũng sử dụng súng bắn chặn, khống chế người nạn nhân để đàn em tẩu thoát.

Ngày 22/8/2001, Tuấn “con” được “đặt hàng” đánh dằn mặt anh Đặng Vũ Thắng (kế toán tại Thảo Cầm Viên, TP.HCM). Ngay lập tức, hắn cùng đệ tử Toàn “sáu ngón” (tức Đỗ Công Toàn) và hai đệ tử nữa đã chém chết anh Thắng tại góc đường Nguyễn Du – Cách Mạng Tháng Tám. Khi bị bắt, Tuấn khai, do đệ tử quá tay nên nạn nhân mới tử vong chứ không cố ý giết. Sau khi gây ra vụ chém giết này, Tuấn “con” đã bị bắt giữ.

Ông trùm Tuấn "con": "Giang hồ có chữ"
Ông trùm Tuấn “con”: “Giang hồ có chữ”

Sai lầm từ mối “lương duyên”

Ngày 2/2/2005, Nguyễn Anh Tuấn, tức Tuấn “con”, đã bị TAND TP.HCM tuyên phạt án tử hình, tổng hợp từ 4 tội: “Giết người”, “Cướp tài sản”, “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” và “Đánh bạc”. Sau đó, Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM giữ nguyên mức án sơ thẩm. Ngay sau khi bản án có hiệu lực, Tuấn “con” được đưa vào phòng biệt giam. Cánh cửa tù khép lại đồng nghĩa với cuộc đời giang hồ của hắn cũng chấm hết.

Nói chuyện với chúng, sát thủ ngày nào mắt đỏ hoe kể lại: “Chỉ những ai đứng cận kề cái chết mới thấy quý sự sống hơn bao giờ hết”. Trong sự khắc khoải, đợi chờ, Tuấn tập đếm thời gian bằng những ánh nắng hiếm hoi lọt qua khe cửa phòng biệt giam. Đêm đêm nằm chong mắt, áp tai vào nền xi măng buốt lạnh để nghe tiếng chân bước… Trong những đêm dài không ngủ ấy, Tuấn còn đếm được có bao nhiêu tử tù đi thi hành án. Tuấn bảo, nhớ lại những tiếng chào nhau nghẹn ngào của tử tù nên hy vọng được sống bỗng dâng trào mãnh liệt và hắn đã viết thư gửi Chủ tịch nước xin ân xá.

Trong lá đơn gửi Chủ tịch nước xin giảm án tử hình, Tuấn “con” đã cầu nguyện và sám hối. Từng nét bút, con chữ của hắn chở biết bao hy vọng. Sau khi lá thư được cán bộ quản lý trại giam xác nhận và gửi đi, ngày nào Tuấn cũng hồi hộp, thấp thỏm với hy vọng sẽ nhận được sự ân giảm. Thế rồi ngày đó cũng đã tới. “Đó là ngày đặc biệt của em, ngày 18/3/2006. Cuộc đời em như được tái sinh thêm một lần nữa, khi nghe giám thị đọc quyết định ân giảm của Chủ tịch nước từ án tử hình xuống chung thân. Em đã ôm mặt khóc rống lên như một đứa trẻ”, Tuấn cho biết.

Lật hồ sơ phạm tội dày cả gang tay tại phòng hồ sơ Trại giam Ba Sao, nơi Tuấn đang thụ án, chúng tôi mới biết tuổi thật của hắn. Tuấn sinh năm 1975 tại Hà Đông (Hà Tây cũ) trong một gia đình trí thức mà cả bố và mẹ là cán bộ, giáo sư tiến sỹ đầu ngành y. Lên 7 tuổi, Tuấn được cha mẹ cho đi học đàn piano và học vẽ ở Cung Thiếu nhi Hà Nội. Thuở ấy, sau mỗi giờ tan học, Tuấn ra cổng trường đợi bố đến đón. Từ đó, Tuấn đã quen Trà “hinh” – một trùm xã hội đen mà sau này đã di cư vào TP.HCM “cát cứ”. Trà vốn là một võ sư, thấy Tuấn bé nhỏ, ngoan ngoãn nên đã dạy cho cậu bé những ngón võ để khỏi bị bạn bè bắt nạt. Đối với Tuấn, Trà vừa là thầy dạy võ, vừa là ông anh kết nghĩa thân thiết. Đến bây giờ, ngồi ngẫm nghĩ lại,Tuấn cũng không thể ngờ, chính mối “lương duyên” từ thuở niên thiếu đã khiến cuộc đời Tuấn rẽ sang ngả khác. Bạn bè, thầy cô không ai có thể ngờ rằng Nguyễn Anh Tuấn – cậu học trò cưng có năng khiếu âm nhạc nay trở thành một trùm giang hồ khét tiếng. Thậm chí, khi đã vào đất Sài Gòn, tập hợp được hàng trăm đàn em từ Nam chí Bắc nhưng trong những buổi họp lớp (cả phổ thông lẫn đại học) Tuấn vẫn tham dự đầy đủ.

Theo các cán bộ trại giam, những tháng ngày trong trại, điều khiến Tuấn “con” luôn đau đáu trong lòng là chưa tròn chữ hiếu. Không những vậy, hắn khóc vì mình đã cho mọi người, vì vậỵ bôi nhọ làm hoen ố truyền thống của một dòng họ, một gia đình trí thức Hà Nội. Chào chúng tôi để đi vào phòng giam, gã nhoẻn cười cố giấu nước mắt: “Cuộc đời em là một bài học nên tránh xa cho những ai muốn “đầu gấu đầu mèo”. Rồ dại giang hồ để làm gì hả anh? Kết cục là gia đình, vợ con phải tủi hổ, mình bị người đời mỉa mai”.

Chuyện tình bi thương của vợ trùm Tuấn Con

Khi biết gã là một ông trùm giang hồ khét tiếng, cha mẹ vội ngăn cấm, đưa chị chạy từ Bắc vào Nam để trốn tránh. Thế nhưng, bằng tình yêu chân thành, Tuấn “con” đã thuyết phục được chị và gia đình. 17 tuổi, chị rạng rỡ lên xe hoa về làm vợ ông trùm.

Song “hạnh phúc ngắn chăng tày gang”, không lâu sau đó, thiếu nữ trẻ ngỡ ngàng phát hiện chồng đang mang trên mình căn bệnh thế kỷ. Đến giờ, hơn một năm đã qua từ ngày ông trùm về với đất, chuyện ân oán giang hồ cũng tan theo mây khói, chị vẫn chưa thể nguôi ngoai nỗi đau mất mát.

Cô dâu tuổi 17. Giai thoại về giang hồ đất Cảng

Trong các giai thoại về các đại ca giang hồ khét tiếng đất Cảng từ trước đến nay, có thể được chai làm 3 giai đoạn. Thời kỳ đầu những năm thập niên 90, là chuỗi ngày vàng son của Dung “hà” – Lâm “già” – Cu “nên”. Kế tiếp là Long “tuýp”, đệ tử của Lâm “già”. Sau khi hạ băng nhóm của Giới “trâu” (đệ tử của Dung “hà”), Long là ông trùm số 1 trong các băng nhóm giang hồ Hải Phòng. Nhưng khi Long “tuýp” bị nữ quái Xuân “điên” bắn chết, đất Cảng xưa xuất hiện ông trùm nào có thế lực trên chiếu giang hồ. Ở Hải Phòng, những kẻ có số má nhiều như nấm, các băng nhóm chia nhau lãnh địa làm ăn. Cũng không ít những cuộc tranh giành địa bàn, ân oán giang hồ được tắm máu bằng đao kiếm, súng đạn. Khi Long “tuýp” chết được 2 năm, người ta nhắc nhiều đến cái tên Tuấn “con” tức Ngô Anh Tuấn (thôn Quỳnh Hoàng, xã Nam Sơn, huyện An Dương – Hải Phòng). Gã được đánh giá là “bản sao” của ông trùm Long “tuýp”.

Ông trùm giang hồ Tuấn “con” vốn là kẻ đào hoa, có không ít người đẹp cặp kè bên cạnh. Trong những giai thoại về gã, người ta từng đồn đại có cô “Hoa khôi” đất An Dương (Hải Phòng) si mê Tuấn đến mức sẵn sàng từ bỏ cả cha mẹ, theo về làm kẻ ăn người ở chỉ mong được ông trùm để mắt. Vậy nhưng, Tuấn vẫn một mực lạnh lùng, vô cảm. Trái tim gã chỉ rung động, yêu đến cuồng dại một cô nữ sinh trung học. Người con gái khiến Tuấn chạy theo từ Bắc vào Nam để chứng minh tình yêu ấy là Mai Thúy Quỳnh (21 tuổi, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, Hải Phòng). Khi quen Tuấn, nàng vẫn đang học lớp 11.

Nhớ lại quá khứ, Quỳnh kể, lúc cô còn khoác trên mình bộ đồng phục học sinh, thì Tuấn đã là kẻ có “số má” trong giới giang hồ đất Cảng. Các quận Hồng Bàng, Dương Kinh, An Dương được coi là lãnh địa của Tuấn “con”. Chị chơi thân với một cô bạn cùng lớp, cha cô này cũng là dân xã hội và là người nâng đỡ tên tuổi của Tuấn trong “chiếu” giang hồ. Cuộc gặp đầu tiên giữa hai người là lần gã vào trường đón con gái đại ca đi học về. Nhân tiện, cô bạn đã mời chị ra cổng trường uống nước cùng với Tuấn. Vẻ đẹp tinh khôi của Quỳnh trong tà áo trắng đã khiến cho trái tim gã giang hồ xao động. Ngày nào, Tuấn cũng kiếm cớ đến trường để được gặp người mà gã thầm thương trộm nhớ. Quỳnh là một cô gái nhạy cảm, nàng không khó nhận ra Tuấn đang có tình cảm với mình.

Lúc ấy, Quỳnh cũng biết gã là dân anh chị và từng có tiền án tiền sự. Nhưng lạ thay, mỗi lần đi đến bên Quỳnh, Tuấn lại như biến thành một người khác. Bản chất giang hồ máu lạnh được gã giấu vào một góc khuất. Gã hiền lành, ga-lăng, quan tâm tới Quỳnh từ những điều nhỏ nhất. Với một cô gái mới lớn như chị, Tuấn mang đến cảm giác ấm áp. Kỷ niệm sâu đậm nhất với Quỳnh là lần chị bị gãy chân vì tai nạn xe máy, Tuấn đóng giả làm bạn cùng trường rồi đến nhà xin phép bố mẹ chị xin phép đưa đón người thương đi học. Từ nhà Quỳnh đến trường chỉ hơn 2km, Tuấn “con” cũng không thiếu tiền và xe ô tô, nhưng hơn 1 tháng ròng rã, chị chỉ đến trường trên lưng gã. Quỳnh tâm sự, theo thời gian, tình cảm dành cho Tuấn cứ lớn dần lên trong trái tim. Thế nhưng, chị một mực giữ trong lòng dù Tuấn nhiều lần bày tỏ.

Nhà chị có 3 chị em gái, Quỳnh là chị cả. Cha mẹ đều dạy các con không được nghĩ đến chuyện yêu đương, làm ảnh hưởng tới việc học hành. Khi Quỳnh học gần hết lớp 11, chuyện yêu đương của chị gia đình phát hiện. Lo lắng trước quá khứ bất hảo của Tuấn, cha Quỳnh đã hết lời ngăn cản. “Ông cụ bảo: “Người trong giang hồ phức tạp, ít người trọng chữ tình chữ nghĩa. Yêu và làm vợ những người là dân xã hội, đời cũng như con thuyền lênh đênh xuôi theo dòng nước”. Ông khuyên tôi hãy chuyên tâm học hành và cắt đứt quan hệ với anh”, chị tâm sự.

Không muốn cha mẹ phiền lòng, chị đã cắt liên lạc với Tuấn, nhưng cách ấy cũng không ngăn cản được ngọn lửa tình của ông trùm. Tuấn không vận đồ đen hay mang theo súng, lựu đạn, dao kiếm đến nhà cha mẹ vợ tương lai như những tên giang hồ khác. Gã ăn mặc giản dị xách túi quà đến nhà chị chơi và xin cha mẹ Quỳnh cho phép theo đuổi con gái ông bà. Mọi người không đồng ý, mời Tuấn về thì gã làm bài lì, “trồng cây si” trước cổng. Bố mẹ Quỳnh cũng không dám làm căng vì biết rõ Tuấn là dân giang hồ. Khi Quỳnh được nghỉ hè, cha mẹ chị đã bàn đưa con gái khỏi Hải Phòng một thời gian, hy vọng Tuấn “xa mặt” sẽ “cách lòng”.

Về phía Quỳnh, chuyện cắt đứt quan hệ với Tuấn là theo ý của bố mẹ, chứ tận sâu trong trái tim chị không muốn chạy trốn điều ấy. Chị cho biết, ban đầu, cha mẹ đưa chị vào Ninh Bình nhưng được một tuần Tuấn đã tìm ra địa chỉ. “Mẹ lại đưa tôi vào Bà Rịa – Vũng Tàu ở nhờ nhà ông bác họ. Nhưng tôi vừa vào Nam được một tháng thì anh cũng lần được ra. Anh bỏ hết công việc ngoài Hải Phòng để đi tìm tôi. Anh nói với tôi: “Dù em có đi đến đâu, anh cũng sẽ tìm ra em, vì thế em đừng chạy trốn nữa, anh sẽ thuyết phục được cha mẹ”. Sau những gì đã trải qua, chị càng tin vào tình yêu mà Tuấn dành cho mình.

Trước sự theo đuổi dai dẳng của Tuấn “con”, cha mẹ chị cũng đành nhượng bộ. Cha Quỳnh nói với Tuấn “con”: “Nếu anh thật lòng yêu con bé thì để cho nó học hành tử tế đàng hoàng”. Chị kể: “Bố tôi dùng kế hoãn binh, chứ thật ra ông có ý định chuyển tôi đến một nơi khác để hai đứa không dính líu với nhau nữa. Thuyết phục cha mẹ không thành, để được gần nhau, tôi nói với anh đành phải nói dối mọi người là mình đã mang thai. Dù chuyện đến mức ấy nhưng gia đình lại ép tôi nhất định phải đi phá thai. May nhờ một lời khuyên của người anh họ đang công tác trong nghành công an và là bạn thân của chồng, cha mẹ tôi mới đồng ý cho hai đứa lấy nhau”. Vậy là mới bước vào lớp 12, chị đã về làm vợ Tuấn.

Kết thúc bi thương

Về làm vợ Tuấn, Quỳnh vẫn đến trường đi học bình thường. Chị được chồng cho làm “tay hòm chìa khóa”, quán xuyến toàn bộ chuyện nhà. Thế nhưng, những việc làm ăn của ông trùm chị không được động vào. Tuy vậy, chị biết những gì Tuấn làm đều dính líu đến pháp luật. Lo sợ một ngày tội ác sẽ phải trả giá, Quỳnh từng nhiều lần khuyên chồng “rửa tay gác kiếm”. Nhưng khổ nỗi, Tuấn như con ngựa bất kham, muốn ngồi trên chiếu giang hồ đất Cảng. “Tôi mang bầu được 4 tháng thì không may bị sảy thai. Anh cũng bị cơ quan chức năng bắt vì tội chém người gây thương tích và tàng trữ buôn bán trái phép vũ khí quân dụng”, giọng chị bỗng chùng xuống khi nói về hạnh phúc ngắn ngủi.

Mất con, chồng vướng vòng lao lý, chị đành phải nghỉ học, mở một hiệu cắt tóc để mưu sinh. Dù đau đớn vì bỗng dưng mất đi tất cả, chị luôn hy vọng bản án 10 năm tù sẽ giúp chồng đoạn tuyệt hẳn với xã hội đen, cùng chị làm lại cuộc đời. Nhưng mọi niềm tin và hy vọng vào một tương lai tươi sáng của chị mau chóng sụp đổ. Tuấn “con” đi tù được hơn hai năm thì gã bị ốm nặng, nằm liệt giường, cơ thể lở loét bốc mùi. Lên trại giam thăm chồng, chị đã chết lặng khi bác sĩ cho biết chồng bị nhiễm HIV đang bước vào giai đoạn cuối. Chị đã hoảng loạn, mất tử chủ, gào thét trách giận gã trước sự thật phũ phàng. Theo chị: “Lý do không phải vì anh bị nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm cho tôi mà vì cảm giác bị phản bội. Khi đó, anh giải thích với tôi: “Anh không biết mình bị lây căn bệnh quái ác này từ lúc nào, nhưng anh xin thề không làm điều gì có lỗi với em. Có thể, anh bị phơi nhiễm HIV từ những lần đâm chém với kẻ thù”.

Nhớ lại những ký ức với người chồng đã khuất, đôi mắt chị lại đỏ hoe. Dù đã về nhà mẹ đẻ nhưng mỗi chiều đi làm về qua nhà chồng, chị lại vào thắp cho Tuấn “con” một nén hương. Chị Quỳnh tâm sự, mình may mắn là không bị nhiễm HIV từ Tuấn “con” nhưng từ ngày chồng mất đi, ngày tháng trôi qua với chị thật dài. Đến giờ, chị vẫn chưa chấp nhận được sự thật là người đàn ông yêu thương mình hết lòng đã ra đi mãi mãi. Thương cô con dâu còn trẻ, không muốn tuổi xuân và tương lai bị héo tàn, mẹ chồng đã khuyên chị đi tìm hạnh phúc mới. Nhưng trong thâm tâm chị, bắt đầu một cuộc sống với người đàn ông khác không đơn giản, bởi Tuấn “con” vẫn trong trái tim chị vẹn nguyên, như ngày đầu hai người mới yêu nhau.

Tuyên án tử hình Tuấn Con
Tuyên án tử hình Tuấn Con

Tuyên án tử hình Tuấn Con

Ngày 2-2, TAND TPHCM đã tuyên mức án tử hình đối với Nguyễn Anh Tuấn (Tuấn “con”) về 4 tội: “Giết người”, “Cướp tài sản”, “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” và “Đánh bạc”; Đỗ Công Ánh (Ánh thiệp) tử hình về các tội: “Giết người”, “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.

23 bị cáo còn lại lãnh mức án từ 1 năm 6 tháng 10 ngày tù đến chung thân về các tội: “Giết người”, “Cướp tài sản”, “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”, “Đánh bạc”, “không tố giác tội phạm”.HĐXX nhận định: Các bị cáo hầu hết là những đối tượng phạm pháp hình sự trong 3 băng nhóm giang hồ từ các tỉnh phía Bắc vào TPHCM. Các bị cáo đã chiếm đoạt tài sản lẫn nhau bằng cách thanh toán theo kiểu xã hội đen; sẵn sàng bắn, chém, giết, cướp bóc lẫn nhau và của người dân lương thiện khác. Trong vụ án này, Tuấn “con” là người rủ rê, lôi kéo các bị cáo khác phạm tội và là người trực tiếp bắn Thắng “chập” 4 phát, đồng thời dùng súng uy hiếp để cướp 270 triệu đồng của anh Huỳnh Ngọc Tài. Ngoài ra, Tuấn còn liên quan đến nhiều vụ án hình sự khác mà hiện nay Công an TPHCM và Hà Nội đang điều tra. Mặc dù Tuấn tự khai ra nhiều vụ án khác nhưng do phạm quá nhiều tội nên không thể tha tội chết. Riêng Ánh “thiệp” là người bàn bạc, thống nhất với Tuấn “con” gọi Phạm Xuân Chung (Chung “con”) từ Hà Nội vào TPHCM để thanh toán Thắng “chập” và là người cung cấp vũ khí như súng, dao cho đồng bọn giết Thắng “chập” nên cũng phải lãnh mức án cao nhất.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Tuấn Con là ai? Chuyện tình bi thương của vợ trùm Tuấn Con

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button