Tổng hợp

Tư tưởng là gì? Sự khác nhau giữa tư tưởng và lý luận là gì?

Tư tưởng là gì?

Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là những biểu hiện các mối quan hệ giữa con người với những vấn đề về thế giới xung quanh, trong những nghiên vứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm tư tưởng được đề cập đến mang ý nghĩa khái quát triết học.

Quan điểm về tư tưởng xuất phát từ những ý tưởng của những nhà tư tưởng có tầm nhìn cao. Không phải ai có ý tưởng đều được coi là nhà tư tưởng, bởi lẽ theo nhà bác học Lênin cho rằng người đó phải biết cách giải quyết được những vấn đề chính trị, sách lược, tổ chức.

Tư tưởng là ý thức của một cá nhân, một cộng đồng, nó chứa một hệ thống những quan điểm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học. Các khái niệm mang tính chất nhất quán, những quan điểm đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cá nhân, giai cấp, một dân tộc được hình thành trên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo thực tiễn.

Tư tưởng là gì?
Tư tưởng là gì?

Các đặc điểm cơ bản của tư tưởng

  • Tư tưởng gắn với lợi ích
  • Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì tư tưởng mang tính giai cấp
  • Sự ra đời, tồn tại và phát triển, mất đi của một tư tưởng đều gắn liền với tồn tại xã hội, chịu sự quy định của tồn tại xã hội, chịu sự quy định của các quan hệ xã hội sinh ra nó.

Nền tảng tư tưởng là gì?

Tư tưởng không phải những cái có sẵn hay đã được đóng khung từ trước. Nó có thể được sinh ra và phát sinh trong quá trình trao đổi, suy nghĩ của con người. Tư tưởng được mọi người tiếp thu có chọn lọc dưới dạng lĩnh hội lẫn phê phán.

Theo đó tư tưởng là gì? Đó là cái gì đó không giới hạn, nó luôn được hình thành trong quá trình tiếp thu của con người. Tư tưởng có thể có dạng tiêu cực và tích cực.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Khái niệm

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng, chính trị… Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Người đã vận dụng và phát triển thêm những ý tưởng của các nhà bác học. Phát huy những cái tiên tiến và sử đổi những cái chưa tốt.

Các giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh đã ghi chép, nhận định những vấn đề cũng như hoạt động của người. Các nội dung này được hình thành và phát triển từ các thời kỳ hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tế. Các tư tưởng của người được ứng dụng vào trong các cuộc đấu tranh cũng như thực tế lúc bấy giờ.

Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt tiếp thu các tư tưởng những người đi trước và các tư tưởng tiên tiến. Các tư tưởng được áp dụng như tư tưởng cộng sản Mác- Lênin, tư tưởng cách mạng pháp, tư tưởng văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chính thống của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những tư tưởng của người được đánh giá rất cao. Là những tư tưởng có tính triết lý cao, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin. Dân tộc Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh luôn coi tư tưởng của Người là khối tài sản lớn, là kim chỉ nam cho mọi hành động.
*

Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn luôn được đề cao và coi trọng

Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh

Sau khi biết được tư tưởng Hồ Chí Minh là gì. Ở nội dung này, sẽ tìm hiểu về ba nội dung cơ bản trong số nhiều nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam

– Thứ nhất, tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người:

Hồ Chí Minh thể hiện rõ quan điểm mục tiêu là phải giành được độc lập, tự do cho dân tộc với tinh thần “ thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Bạn đang xem: Tư tưởng là gì? Sự khác nhau giữa tư tưởng và lý luận là gì?

Người khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp với nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu. Có như vậy mới giải quyết được vấn đề giai cấp.

Giải phóng dân tộc là nền tảng làm cơ sở cho giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Cách mạng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản với lực lượng của cả dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, con người được khẳng định với thế giới qua Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó làm cơ sở nền tảng cho một trật tự và pháp lý quốc tế mới về quyền dân tộc, quyền con người cũng như sự bình đẳng giữa các dân tộc.

– Thứ hai, tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại:

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cho thấy sự nhất quán tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh.

Điều đó phản ánh ý tưởng và khát vọng của Hồ Chí Minh là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do. Đồng thời, đó là sự phản ánh triệt để cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh với mục tiêu giải phóng con người.

Độc lập dân tộc là tiền đề tiên quyết để đi lên chủ nghĩa xã hội. Để giành được độc lập dân tộc thì cần phải tiến hành cách mạng vô sản với lực lượng tập hợp  toàn dân trong đó nòng cốt là khối liên minh công-nông-trí thức. Lực lượng này là nhân tố bên trong chi phố, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

Chủ nghĩa xã hội là con đường đảm bảo vững chắc độc lập dân tộc, giải phóng dân tộc một cách hoàn toàn triệt để.

Tư tưởng về xây dựng xã hội chủ nghĩa Việt Nam 

– Thứ nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội:

Trong nội dung này, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội thể hiện qua những nội dung sau:

+ Chủ nghĩa xã hội là một chế độ nhà nước do nhân dân làm chủ nhằm huy động tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa sự tham gia của lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất.Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động.

+ Chủ nghĩa xã hội là một nhà nước xã hội phát triển cao về văn hóa đạo đức. Đó là xã hội mà mọi người dân được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.

+ Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng, bình đẳng của nhân dân, do nhân dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội

– Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội:

 + Mục tiêu:

Xây dựng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu là xây dựng toàn diện không chỉ về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội  mà còn xây dựng con người.

 + Động lực:

Con người là nhân tố mang tính quyết định nhất. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội phải kết hợp giữa cá nhân và xã hội, coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất. Đồng thời, phải quan tâm đến động lực tinh thần là văn hóa, khoa học, giáo dục. Mặt khác, cần phải có sự kết hợp giữa nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

– Thứ ba, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội:

Hồ Chí Minh khẳng định rằng mỗi quốc gia cần phải dựa vào đặc điểm lịch sử cụ thể của mình để xác định đúng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Người chỉ ra các đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Hồ Chí Minh khẳng định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng, phức tạp và lâu dài”.

Nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội cần phải giữ vững và tăng cường vai trò quản lý của Đảng cũng như nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước. Đồng thời, phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị – xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài

– Thứ tư, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:

Hồ Chí Minh đã vận dụng và sáng tạo chủ nghĩa Mác-LêNin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam với nhiều quan điểm, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt về phát triển kinh tế:

+ Nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phát triển mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

+ Thực hiện xây dựng hợp lý cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp.

+ Tiến hành công nghiệp hóa là tất yếu khách quan của chủ nghĩa xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống ấm no của nhân dân.

+ Tồn tại nhiều hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và định hướng lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Trong đó, hình thức sở hữu chính là sở hữu toàn dân.

Tư tưởng về nhân dân và đại đoàn kết dân tộc

– Thứ nhất là tư tưởng về nhân dân:

Với Hồ Chí Minh, nhân dân là phạm trù cao quý nhất mang tính chính trị chủ đạo trong học thuyết cách mạng của người. Tư tưởng Hồ Chí Minh đặt niềm tin vào sức mạnh của nhân dân. Dân khí mạnh thì cách mạng mới thành công giành được độc lập.

Khi cán bộ khéo thì dù việc có khó khăn mấy, nhân dân cũng làm được. Nhân dân là lực lượng cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên cán bộ phải học hỏi nhân dân.

Bên cạnh đó, Đảng và chính phủ phải chăm lo cho đời sống nhân dân, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

– Thứ hai là tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc:

Qua thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khẳng định về vai trò to lớn của đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết có khả năng tạo ra sức mạnh và đó chính là nền tảng quan trọng để có được thành công.

Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cần phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc.

Để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cần phải kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc. Để thực hiện đoàn kết rộng rãi, cần phải có niềm tin vào nhân dân cũng như phải có lòng khoan dung, độ lượng với con người.

Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong công cuộc cách mạng đưa nước ta giành được tự do, độc lập.

Đây là là tài sản tinh thần quý báu nhất được truyền lại cho thế hệ mai sau về tinh thần yêu nước, về ý chí đấu tranh quật cường để giành độc lập của cha ông ta.

Tư tưởng Hồ Chí Minh mang những giá trị của sự phát triển, của khát vọng vươn tới “chân thiện mỹ”. Đây chính là nguồn cảm hứng cho nhận thức của toàn đảng, toàn dân trong công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn là của thế giới. Những nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh hướng con người trên khắp thế giới sống có ý nghĩa, có giá trị góp phần xây dựng một thế giới văn minh, tiến bộ.

Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo, nhà cách mạng kiệt xuất cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam góp phần  vào cuộc đấu tranh của dân tộc khác  vì hòa bình, độc lập dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh sống mãi với ý nghĩa lớn lao truyền cảm hứng tinh thần cho sự phát triển tiến bộ của nhân loại làm cho các dân tộc, mọi người thoát khỏi áp bức, bất công.

Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng chính trị là gì?

Tư tưởng chính trị nằm ở trong tư tưởng. Là những tư tưởng để xây dựng một đất nước yên bình. Nó nằm trong các tư tưởng của những người đi trước. Tư tưởng chính trị nó là sách lược để đất nước ta chống lại quân giặc. Tư tưởng chính trị bị đốt, bị chôn nhưng vẫn sống trong lòng người dân.

Dân tộc Việt Nam sử dụng chủ nghĩa Mác – Lênin là vũ khí lý luận, là nền tảng tư tưởng chính trị. Các lý luận là kim chỉ nam, chỉ ra phương hướng cho chúng ta trong thực tế. Mỗi cán bộ đều phải học tập để áp dụng vào thực tế.

Tư tưởng chính trị chính là cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Học tập và làm theo tư tưởng này giúp xây dựng Đảng về chính trị vững mạnh.

Ý nghĩa tư tưởng là gì?

Tư tưởng có ý nghĩa đặc biệt cho nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là những tư tưởng tiên tiến, tiến bộ của những người đi trước đã để lại cho nhân dân khối tài sản quý báu. Đặc biệt là tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động của dân tộc ta.

Việc học tập và làm theo những tư tưởng này góp phần tăng thêm hiệu quả, phương hướng để đánh bại quân thù. Mang lại những con đường mới đi lên để bảo vệ đất nước. Ngay cả trong thời bình, việc lĩnh hội các tư tưởng luôn mang ý nghĩa vô cùng to lớn, đem đất nước ngày càng phát triển.

Sự khác nhau giữa tư tưởng và lý luận là gì?

Tư tưởng là tất cả những suy nghĩ, định hướng, phân tích, đánh giá hay kết luận….thành ý trong đầu chúng ta. Ví dụ: khi nhìn thấy con gà, chúng ta thốt lên “Con gà trống đẹp quá!” cũng là chúng ta đang tư tưởng và tư tưởng được bộc lộ bằng lời nói.

Lý luận là gì? Lý luận là quá trình ta sử dụng những thứ đã biết (giả thiết) để phân tích đánh giá và so sánh một sự vật, sự việc, hiện tượng khác có liên quan (kết luận).

Hệ tư tưởng là gì?

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, khái niệm hệ tư tưởng ra đời trong cuộc cách mạng Pháp (1789-1799). Theo đó, hệ tư tưởng (Ideology) được hoàn thiện bởi một nhà quý tộc và triết gia người Pháp Antoine Louis Claude Destutt, comte de Tracy (1754-1836). Tracy được xem là người đã đặt ra thuật ngữ “hệ tư tưởng”.

Từ điển Bách khoa toàn thư Wikipedia tiếng Việt thì cho rằng hệ tư tưởng chính là ý thức hệ: “Ý thức hệ hay hệ tư tưởng là hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người”. Vì vậy mà những nước cùng chung hệ tư tưởng thường gọi là các nước cùng chung ý thức hệ.

Từ điển tiếng Việt giải thích hệ tư tưởng là “hệ thống tư tưởng và quan điểm, thường phản ánh quyền lợi cơ bản khác nhau của các giai cấp, các tầng lớp xã hội”.

Từ điển Bách khoa Việt Nam giải thích hệ tư tưởng là: “Hệ thống những tư tưởng và quan điểm lý luận thể hiện sự nhận thức và đánh giá hiện thực xung quanh, xuất phát từ những lợi ích xã hội nhất định. Hệ tư tưởng mang tính lý luận, nghĩa là được hệ thống hóa một cách duy lý. Khác với tâm lý xã hội gắn liền với cảm giác sống của ý thức đời thường, hệ tư tưởng gồm các quan điểm và tư tưởng về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ, triết học”.

Từ điển Chính trị vắn tắt giải thích “Hệ tư tưởng – hệ thống các quan điểm và tư tưởng chính trị, pháp lý, đạo đức, triết học, tôn giáo, nghệ thuật. Hệ tư tưởng mang tính giai cấp. Trong các hình thái đối kháng, hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền là hệ tư tưởng thống trị”.

Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ đưa ra quan niệm về hệ tư tưởng “Là một hệ thống niềm tin chính trị toàn diện về bản chất con người và xã hội, một tập hợp quan điểm về phương thức tổ chức đời sống xã hội một cách hợp lý nhất”.

Trong tiếng Anh, phân biệt rõ ràng “tư tưởng” (thought) và hệ tư tưởng (ideology).

Như vậy có thể thấy, quan niệm về hệ tư tưởng hiện nay vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau và mới chỉ đạt được sự thống nhất tương đối. Tuy nhiên, có một điểm mà tất cả các quan niệm đưa ra đều thống nhất: Hệ tư tưởng là một hệ thống, một tập hợp những tư tưởng, quan điểm về các lĩnh vực khác nhau.

Chủ nghĩa Mác cho rằng trong xã hội có giai cấp, hệ tư tưởng mang tính giai cấp, phản ánh những lợi ích của giai cấp. Cuộc đấu tranh giữa các lợi ích giai cấp tất yếu biểu hiện thành đấu tranh tư tưởng và hình thành hệ tư tưởng. Giai cấp thống trị trình bày lợi ích của mình như là lợi ích của xã hội, luôn áp đặt hệ tư tưởng của mình cho toàn xã hội. Giai cấp cách mạng có hệ tư tưởng đối lập với hệ tư tưởng của giai cấp phản cách mạng. Điều kiện xã hội cần thiết để cho hệ tư tưởng phản ánh hiện thực một cách khách quan là lợi ích giai cấp phù hợp với nhu cầu tiến bộ của xã hội. Do đó, xét về bản chất, hệ tư tưởng luôn mang tính giai cấp, phản ánh quyền lợi của một giai cấp hay một nhóm xã hội nhất định trong xã hội có giai cấp. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ tư tưởng là một bộ phận của ý thức xã hội nên chịu sự quy định của tồn tại xã hội.

Có thể thấy, hệ tư tưởng giống như một nền móng àm trên cơ sở đó, các đảng phái, tổ chức, các lực lượng chính trị – xã hội khác nhau xác lập chiến lược, lý tưởng, xác lập đội ngũ mà tổ chức ấy sẽ đại diện, tức là xác lập chiến lược chính trị. Vì vậy, hệ tư tưởng luôn gắn liền với chính trị và không thể tách rời chính trị và ngược lại.

Bất kỳ hệ tư tưởng nào cũng đều là hệ tư tưởng của một giai cấp, bảo vệ các quyền lợi và lý tưởng chính trị của giai cấp đó. Hệ tư tưởng với tính cách là đại diện của giai cấp sẽ đóng vai trò là vũ khí tinh thần trong cuộc đấu tranh vì các giá trị và lý tưởng mà giai cấp theo đuổi. Không có hệ tư tưởng nào đứng trên các giai cấp. Chính trị là diễn đàn đấu tranh của các hệ thống, các trào lưu và khuynh hướng tư tưởng khác nhau.

Sự khác nhau giữa tư tưởng và lý luận là gì?
Sự khác nhau giữa tư tưởng và lý luận là gì?

Ý thức hệ là gì?

Ý thức hệ hay hệ tư tưởng là một tập hợp các niềm tin hoặc triết lý được gán cho một người hoặc một nhóm người, đặc biệt là được tổ chức vì những lý do không hoàn toàn là nhận thức luận. Trong đó “các yếu tố thực tiễn cũng được chú trọng như các yếu tố lý thuyết”. Trước đây thuật ngữ “ý thức hệ” được áp dụng chủ yếu cho các lý thuyết và chính sách kinh tế, chính trị hoặc tôn giáo. Tuy nhiên, kể từ khi được sử dụng bởi Karl Marx và Friedrich Engels, gần đây thuật ngữ này được sử dụng chủ yếu với hàm ý lên án.

Thuật ngữ này được đặt ra bởi Antoine Destutt de Tracy, một nhà quý tộc và triết gia Khai sáng người Pháp. Ông đã tạo ra nó vào năm 1796 với ý nghĩa “khoa học về ý tưởng” để phát triển một hệ thống ý tưởng hợp lý để chống lại các xung động phi lý của đám đông. Trong khoa học chính trị, thuật ngữ này được sử dụng theo nghĩa mô tả để chỉ các hệ thống niềm tin chính trị.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button