Tổng hợp

Tư tưởng hồ chí minh là gì? Nội dung và ý nghĩa

Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Công sản Việt Nam của chúng ta. Chính vì vậy, những tư tưởng của Người cũng giữ một vị trí rất quan trọng, là kim chỉ nam cho toàn thể người dân đất nước học tập và lưu giữ như một di sản tinh thần quý giá. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Nội dung và ý nghĩa ra sao, xin mời các bạn cùng trường THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề chung cơ bản có liên quan đến cách mạng Việt Nam, đây là kết quả của quá trình vận dụng và sáng tạo dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin vào cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh - một học thuyết cách mạng vô giá của Việt Nam | Tạp  chí Tuyên giáo

Nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là về tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng các giai cấp bị thống trị, áp bức bóc lột, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh toàn dân, xây dựng Đảng luôn vững mạnh, trong sạch… Không lấy nguyên mẫu của Chủ nghĩa Mác Lênin mà tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng khéo léo, sáng tạo nhằm tìm ra hướng đi riêng phù hợp với tình hình cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Leenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên Người viết để huấn luyện những người yêu nước Việt Nam trẻ tuổi, cuốn Đường Kách mệnh, vấn đề đầu tiên Người đề cập là tư cách người cách mệnh. Tác phẩm sau cùng bàn sâu về vấn đề đạo đức được Người viết nhân dịp kỷ niệm 39 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1969), đăng trên báo Nhân dân là bài Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc thiêng liêng, khi nói về Đảng, Bác cũng căn dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho  cán bộ, đảng viên.

Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh còn được đúc kết bởi truyền thống đấu tranh của dân tộc, các giá trị văn hóa, tinh hoa của nhân loại.

Tư tưởng Hồ Chinh Minh tiếng anh là Ho Chi Minh thought

Tư tưởng Hồ Chí Minh có một quá trình hình thành và phát triển từ trước năm 1911 đến khi Hồ Chí Minh vĩnh biệt chúng ta. Đảng ta có một quá trình phát triển nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội VI (12-1986), Đảng ta nhấn mạnh: “Muốn đổi mới tư duy, Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh…”

Đảng ta có bước phát triển trong nhận thức và tư duy lý luận khi khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.

Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh:

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và vô cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam:

– Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốn của Người là mục tiêu giành độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, làm cho nhân dân “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện sự giải phóng triệt để: Đó là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chính vì mục tiêu cao cả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Cảnh giác với những phương thức, thủ đoạn xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh

– Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Người đã chỉ ra rằng: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Người đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Những tư tưởng quan trọng này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn bức xúc: Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải gắn liền cách mạng thuộc địa với cách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no cho dân tộc là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội bao gồm:

– Chủ nghĩa xã hội là một chế độ nhân dân làm chủ. Nhà nước phải phát huy quvền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

– Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.

– Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức, trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.

– Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để tiến kịp miền xuôi.

– Chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng

– Về mục tiêu và động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tư tưởng | Tạp chí Tuyên giáo

+ Về mục tiêu: Hồ Chí Minh khẳng định, xây dựng chủ nghĩa xã hội bao gồm cả chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và xây đựng con người.

+ Về động lực: Người chỉ rõ, quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – trí thức. Trong thực hiện, phải kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng); coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Phải quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội. Cần kết hợp nguồn lực bên trong với nguồn lực bên ngoài, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trước hết, Hồ Chí Minh khẳng định: cần căn cứ vào đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Người viết: “tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau. Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản), … Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản)…”. Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó bao trùm lớn nhất là đặc điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.

Vì vậy, khi nói về độ dài của thời kỳ quá độ, Người chỉ rõ: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài”. Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị – xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 

+ Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Xuất phát từ đặc điểm nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, sức sản xuất chưa phát triển, đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân thấp kém, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “…nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,… có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài.

+ Phải xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp và nông nghiệp hợp lý: Người khẳng định: “Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có hai chân là công nghiệp và nông nghiệp… hai chân không đều nhau, không thể bước mạnh được”. Nông nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ lương thực cho nhân dân; cung cấp đủ nguyên liệu… Công nghiệp phải phát triển mạnh để cung cấp đủ hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là cho nông dân; cung cấp máy bơm nước, phân hoá học, thuốc trừ sâu… để đẩy mạnh nông nghiệp và cung cấp dần máy cày, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp. Cho nên công nghiệp và nông nghiệp phải giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau phát triển, như hai chân đi khỏe và đi đều thì tiến bước sẽ nhanh và nhanh chóng đi đến mục đích. Thế là thực hiện liên minh công nông để xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, sung sướng cho nhân dân.

+ Tất yếu khách quan phải tiến hành công nghiệp hóa:  Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường no ấm thực sự của nhân dân ta. Trong bài Con đường phía trước (ngày 20-1-1960), Người viết: “Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máy móc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp. Máy sẽ chắp thêm tay cho người, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm những việc phi thường. Muốn có nhiều máy, thì phải mở mang các ngành công nghiệp làm ra máy, ra gang, thép, than, dầu… Đó là con đường phải đi của chúng ta: “Con đường công nghiệp hóa nước nhà”.

+ Các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế và định hướng lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Người chỉ ra rằng, ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn các hình thức sở hữu chính: “Sở hữu của nhà nước tức là của toàn dân. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động, sở hữu của người lao động riêng lẻ. Tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”. Tương ứng với chế độ sở hữu là các thành phần kinh tế. Hồ Chí Minh xác định: “Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế khác nhau… Trong năm loại ấy, loại A [kinh tế quốc doanh] là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân và đại đoàn kết dân tộc:

Đối với Hồ Chí Minh, nhân dân là phạm trù cao quý nhất, một phạm trù chính trị chủ đạo trong học thuyết cách mạng của Người. “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Đó là một minh chứng điển hình về niềm tin vào sức mạnh của nhân dân. Người khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. Người từng nói với cán bộ: “Nếu lãnh đạo khéo thì việc khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”. Đó là sự tổng kết thực tiễn cách mạng rất sâu sắc: phải không ngừng học dân. “Nhân dân ta rất cần cù, thông minh và khéo léo. Trong sản xuất và sinh hoạt, họ có rất nhiều kinh nghiệm quý báu”, do vậy cán bộ ta “cần tham gia tổng kết những kinh nghiệm quý báu ấy”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc soi sáng chặng đường phát  triển mới của đất nước

Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã khái quát luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết, đó là: Đoàn kết làm ra sức mạnh; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân để giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp – dân tộc. Để tập hợp lực lượng, không được phép bỏ sót một lực lượng nào, miễn là lực lượng đó có lòng trung thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, không là Việt gian, không phản bội lại quyền lợi của dân chúng là được.

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất phong phú, toàn diện và sâu sắc về những vấn đề rất cơ bản của cách mạng Việt Nam, đã và đang soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã vững bước tiến lên giành những thắng lợi lịch sử có ý nghĩa thời đại sâu sắc.

Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện đổi mới, mở cửa và hội nhập, công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh thuận lợi, chúng ta cũng có nhiều khó khăn, do đó mỗi người cần nghiên cứu, học tập, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước để kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, như Bác Hồ hằng mong muốn.

Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh

Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất đưa cách mạng nước ta đi đến thành công, thắng lợi. Tư tưởng Hồ Chí Minh như là một khối tài sản quý báu được truyền lại cho thế hệ đời sau, về lòng yêu nước, về tinh thần đấu tranh quật cường của ông cha ta để quyết tâm giành lại độc lập dân tộc.

Việc học tập và nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho thế hệ trẻ biết quý trọng nền độc lập dân tộc, quý trọng những trang sử hào hùng, giúp cho các bạn trẻ có cái nhìn đúng đắn hơn, rèn luyện đạo đức kỉ luật tốt.

Video về tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Nội dung và ý nghĩa

Kết luận

Trên đây là toàn bộ nội dung về Trên đây là toàn bộ nội dung về Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?  Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button