Tổng hợp

Tự lập là gì? Sống tự lập có giá trị như thế nào?

Tự lập là gì?

Bạn đang đi tìm định nghĩa tự lập là gì và phải sống như thế nào mới được xem là tự lập? Hiểu một cách đơn giản, tự lập là bạn tự mình làm mọi thứ mà không dựa dẫm hay trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Tự lập chính là việc bạn tự bước đi trên đôi chân của mình cũng như thực hiện theo kế hoạch đã vạch ra từ trước. Điều này được thể hiện rõ ràng thông qua cách suy nghĩ, hành động, sự quyết tâm.

Những người có đức tính sống tự lập sẽ không thích ỷ lại và phụ thuộc vào người khác. Họ cảm thấy bất lực, vô dụng khi không thể tự làm điều mình muốn. Sống tự lập được thể hiện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, không phân biệt tuổi tác.

“Hãy tự giúp mình thì mọi cơ hội sẽ mở ra cho bạn” là một câu danh ngôn hay về lối sống tự lập. Dù cuộc sống còn muôn vàn những khó khăn cùng thử thách đang đợi phía trước và không phải ai cũng “rảnh” để chỉ đường, giúp bạn đưa ra phương hướng. Tự đứng trên đôi chân của mình, vận dụng trí tuệ và sức lực, bạn sẽ vượt qua tất cả.

Tự lập –  Chiếc “chìa khóa vàng” khởi nguồn của mọi thành công, là đức tính quý báu mà ai cũng cần phải có.

Tự lập là gì? Vai trò và ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống
Tự lập là gì? Vai trò và ý nghĩa của tự lập trong cuộc sống

Biểu hiện của tự lập

– Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

– Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…

– Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…

Trái với tự lập là gì?

Đối lập với tự lập là ỷ lại, dựa dẫm, trông chờ, phụ thuộc vào người khác. Những người có tính ỷ lại thường không được mọi người tôn trọng, họ thường muốn bản thân nương tựa và cậy nhờ một ai đó, một điều gì đó chứ không tự bản thân mình thực hiện.

Ví dụ:

+ Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn.

+ Quay cóp khi làm bài kiểm tra.

+ Phải để bố mẹ, thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập.

+ Thời gian rảnh rỗi, chỉ xem tivi chưa tự giác giúp bố mẹ làm việc nhà như: giặt quần áo, nấu cơm, rửa bát chén, dọn nhà cửa…

+ Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào người khác.

Ví dụ về tính tự lập trong cuộc sống

– Tự mình đi học, nếu nhà gần trường thì đi bộ, nếu nhà xa trường thì đi xe đạp hoặc đi xe buýt, không phụ thuộc vào sự đưa đón của cha mẹ.

–  Tự mình làm bài tập, tự mình làm bài kiểm tra không trao đổi, không quay cóp, không sử dụng tài liệu.

–  Tự mình chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở trước khi đến lớp, không để cha mẹ nhắc nhở hoặc chuẩn bị giúp cho.

–  Ở nhà tự giác học tập, ôn bài, làm bài tập không cần ai nhắc nnở.

– Tự giặt quần áo.

–  Giúp đỡ gia đình nấu cơm, quét dọn nhà cửa, rửa chén bát, tự chuẩn bị bữa ăn.

– Một mình chăm sóc em bé để mẹ đi làm.

–  Hoàn thành mọi công việc ở trường: Trực nhật lớp, trực sao đỏ, tham gia công tác sao nhi đồng ở các trường tiểu học, tham gia đội giữ gìn an toàn giao thông của trường,…

Tính tự lập trong cuộc sống
Tính tự lập trong cuộc sống

Vai trò của tự lập

– Tự lập là đức tính quan trọng mà cha ông chúng ta dạy từ thuở nhỏ.

– Tự lập giúp con người có tính sáng tạo hơn.

– Khi tự lập, con người có ý thức hơn trong mọi hành động

– Tính tự lập giúp con người nhận thức toàn diện hơn về mọi mặt, có cái nhìn bao quát hơn về mọi mặt cuộc sống.

– Tính tự lập giúp con người khẳng định giá trị bản thân.

– Tính tự lập giúp xã hội hoàn thiện và phát triển.

Ý nghĩa của tự lập

Ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là tuổi trưởng thành – thời điểm mà con người phải đối mặt với nhiều biến cố nhất trong cuộc đời, thì tính tự lập là yếu tố cần thiết nhất khi quyết định hướng đi trong tương lai. Tính tự lập là gì và cần được hình thành khi nào? Tính tự lập cần được cha mẹ nuôi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ.

Dù con thông minh hay bình thường, thậm chí có những suy nghĩ không tốt thì cha mẹ cũng nên nuôi dưỡng tính tự lập cho con ngay từ nhỏ, để con phát triển trí tuệ và biết cách vượt qua những điều sắp xảy ra trong cuộc sống.

Tự lập là gì? Điều thành công nhất của các bậc cha mẹ không chỉ là để con cái được sống một cuộc sống trọn vẹn mà còn là cách nuôi dạy con đúng đắn. Không cần phải chăm sóc con cái, theo sát, nhắc nhở để chúng thể hiện sự quan tâm và làm tròn trách nhiệm làm cha mẹ. Học cách nuôi dạy trẻ của các nước phát triển và xem tại sao con của họ ở đó rất thông minh. Những đứa trẻ này được rèn luyện tính tự lập ngay từ nhỏ nên dần quen với cách suy nghĩbộ não được hoạt động sản sinh lượng chất xám tối đa.

Bạn đang xem: Tự lập là gì? Sống tự lập có giá trị như thế nào?

Khi rèn được tự lập, những đứa trẻ có thể tư duy để làm mọi việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn. Tự lập là chìa khóa giúp trẻ trưởng thành, bước vào cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, trắc trở. Tự lập giúp trẻ tự tin hơn về bản thân mình khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì. Hơn hết, việc phải vận động trí não nhằm tư duy là việc thường ngày như cơm bữa và sau này khi bước vào đời sẽ biết cách thích nghi nhanh với cuộc sống, biết cách kiếm tiền tốt hơn, cơ hội việc làm sẽ tự tìm đến với người có tính tự lập.

Sống tự lập có giá trị như thế nào?

Ngay cả những người tài năng, giàu trí tuệ nổi tiếng nhất trên Thế Giới như: Bill Gates, Steve Job,… cũng vươn tới thành công nhờ sự tự lập. Đây là những minh chứng sáng về tài năng, sự nỗ lực và không ngừng tự mình tìm kiếm cơ hội, con đường đi để phát triển. Tự lập mang lại những giá trị sống vô giá:

Sống có trách nhiệm và phát triển bản thân

Khi bản thân đã rèn luyện, hình thành được đức tính tự lập, bạn sẽ biết tự sống có trách nhiệm với những việc mình đã hứa. Bạn cũng không đổ lỗi cho người khác trước kết quả không mấy tốt đẹp. Trước những mục tiêu, hoài bão lớn lao, bạn sẽ tìm cách tự lên kế hoạch, hành động để vượt qua khó khăn. Đây là tiền đề giúp mỗi con người khai phá sức mạnh trí tuệ của bản thân, phát huy cá tính sáng tạo. Nếu bạn hỏi sống tự lập có giá trị như thế nào thì bạn đã tìm ra được một trong những câu trả lời rồi đấy!

Thúc đẩy cánh cửa của thành công

Người có tính tự lập, ắt sẽ đạt được thành tựu. Tự lập chính là nhân tố thúc đẩy mỗi con người tự mình vượt qua mọi rào cản, bứt phá vòng an toàn của bản thân để thành công. Trước những chông gai, thử thách, bạn sẽ bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn hướng đi đúng đắn.

Luôn làm chủ cuộc sống

Điều này không cần bài cãi. Bởi người làm chủ cuộc đời mình, chính là người sống có mục đích của riêng mình, không chờ đợi sự “ban phước” từ người khác. Tính tự lập còn giúp bạn tự làm chủ được năng lực, tri thức của bản thân để sử dụng vào những mục đích tốt đẹp. Nhờ vậy, bạn luôn đứng vững trước những “ngã rẽ” bất ngờ của cuộc sống.

Hơn hết, giá trị của sự tự lập sẽ không mai một nếu như bạn truyền tinh thần ấy tới những người xung quanh. Những người sống tự lập sẽ trở thành tấm gương được tất cả mọi người kính trọng và yêu quý.

Tự lập sớm để thành công

Tự lập không tồn tại từ khi sinh ra mà phải trải qua quá trình rèn luyện và nuôi dưỡng. Việc nhiều người có suy nghĩ chỉ khi nào ta trưởng thành và phải chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình mới cần tự lập. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Tự lập phải được tích lũy, mài dũa càng sớm càng tốt, ngay từ khi còn bé. Bởi trải qua quá trình “tôi luyện”, va vấp thực tế, bạn mới sống tự lập một cách trọn vẹn.

Những bậc phụ huynh cần dạy cho con tính tự lập từ khi còn nhỏ. Bằng cách: cho con tiếp xúc nhiều hơn với thế thới xung quanh, dạy chúng các kỹ năng sống cơ bản, đồng thời động viên, khen ngợi khi con làm việc tốt.

Đối với những học sinh, sinh viên, tính tự lập ngày càng phải được phát huy cao độ. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng và nuôi dưỡng ý chí để đương đầu với “phong ba, bão táp” sắp diễn ra.

Làm thế nào để có tính tự lập?
Làm thế nào để có tính tự lập?

Trước khi sống tự lập cần chuẩn bị những gì?

Tinh thần

Điều trước tiên khi nói đến sống tự lập bạn phải có sự chuẩn bị về mặt tinh thần khi không còn sự hậu thuẫn của cha mẹ.

Trước kia mọi khoản cần chi tiêu của bạn đều có cha mẹ chi trả hộ, giờ đây bạn sẽ phải tự kiếm tiền nuôi sống bản thân. Trong quá khứ, bạn chẳng cần làm việc nhà vì đã có cha mẹ làm giúp, hiện tại bạn sẽ phải tự làm tất cả mọi việc. Lúc ốm đau tự đi bệnh viện, lúc khó khăn phải tự giải quyết vấn đề. Một mình phải đương đầu với mọi khó khăn là cái giá phải trả khi bạn muốn sống tự lập!

Tài chính

Tài chính là thứ bắt buộc bạn phải có khi sống tự lập. Khi sống một mình, bạn có cả trăm thứ phải lo và hầu như thứ nào trong ấy cũng “ngốn” của bạn một khoản kha khá. Vì vậy trước khi ra ở riêng, hãy nhớ để dành ra 1 khoản tiền tiết kiệm để không rơi vào tình trạng “cháy túi” khi bắt đầu sống tự lập nhé.

Nhà cửa

Thứ tiếp theo bạn cần chuẩn bị đó là một mái nhà để bạn trú chân. Nếu có điều kiện kinh tế thì hãy mua 1 căn nhà nho nhỏ, còn nếu tiền bạc chưa dư dả lắm thì bạn có thể chọn một căn phòng để thuê. Có an cư thì mới có lạc nghiệp, phải không nào?

Những giá trị bạn nhận được khi sống tự lập

Cuộc sống tự lập không chỉ mang đến cho bạn sự tự do mà nó còn giúp bạn nhận ra nhiều giá trị khác nữa!

Tự làm việc nhà

Tự lập đồng nghĩa bạn phải tự lo cuộc sống của chính mình. Tự làm việc nhà là 1 trong số nhiệm vụ bạn cần làm khi sống tự lập. Bạn phải tự chăm sóc bản thân, tự làm hết mọi loại việc nhà như: nấu cơm, rửa bát, quét nhà, phơi quần áo… Cha mẹ không còn ở đó để giúp bạn đâu, vì vậy bạn phải tự làm hết! Chưa quen thì bạn sẽ thấy tương đối vất vả nhưng khi quen rồi bạn sẽ nhận ra niềm vui từ việc vun vén cho tổ ấm nho nhỏ của chính mình!

Quản lý chi tiêu

Tự lập cũng đồng nghĩa tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và tự học cách quản lý chi tiêu. Bạn phải lên kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý nếu không muốn chưa hết tháng đã rơi vào tình trạng “đói kém”. Nếu còn ở nhà với mẹ cha thì dù bạn hết tiền cũng vẫn có nhà để ở, vẫn có thức ăn ngon để ăn và chăn ấm đệm êm để ngủ.

Tuy nhiên, khi ở một mình thì không có viễn cảnh tươi đẹp ấy đâu. Nếu không có tiền tiêu, bạn chỉ có thể ăn mì gói và sống trong nỗi sợ khi chủ nhà đòi tiền nhà. Quản lý chi tiêu không phải nhiệm vụ dễ dàng nhưng nó sẽ giúp bạn biết quý trọng những đồng tiền mình làm ra!

Khám phá bản thân

Cuộc sống tự lập sẽ cho bạn nhiều thời gian để chiêm nghiệm và khám phá những khía cạnh mới của bản thân. Khi còn nép trong vòng tay cha mẹ thì bạn chỉ là một đứa trẻ nhút nhát nhưng biết đâu khi va vấp với đời 1 mình, bạn lại nhận ra mình thật bản lĩnh!

Sống tự lập, bạn bỗng dưng phát hiện ra mình có năng khiếu nấu ăn, may vá, chế tạo một vài loại dụng cụ…, đó là điều mà bạn chẳng thể tìm ra nếu cứ mãi sống dựa dẫm vào cha mẹ.

Cách để có một cuộc sống tự lập

Đặt ra mục đích rõ ràng

Để bắt đầu dọn ra ở riêng và bắt đầu một cuộc sống tự lập thì mỗi cá nhân cần đặt ra cho bản thân những mục tiêu rõ ràng, lành mạnh để có động lực chinh phục nó.

Khi xác định được rõ mục tiêu trong cuộc sống bạn sẽ biết cách để hoàn thành mục tiêu đó, giúp chúng ta không bị mất phương hướng, lạc lối trong chính cuộc sống của mình. Bạn sẽ biết được mình cần làm gì trong vấn đề tài chính, các mối quan hệ và cả trong công việc, cuộc sống,…

Tự làm việc một mình

Khi còn ở chung với gia đình, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều việc nhà hay sinh hoạt hằng này vì mọi việc đều có gia đình hỗ trợ. Nhưng khi bắt đầu quyết định một cuộc sống tự lập, bạn sẽ cần bắt đầu học cách làm việc một mình, từ việc chăm sóc bản thân, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn một mình. Từ đó sẽ giúp bạn tự chủ hơn trong cuộc sống.

Tiết kiệm tiền

Vấn đề tài chính là một trong những nỗi lo hàng đầu của những người bắt đầu cuộc sống tự lập. Bạn cần học cách quản lý chi tiêu và tiết kiệm tiền để phòng trong những trường hợp đột xuất. Mỗi tháng hãy dành ra một khoản tiền tiết kiệm, sau này bạn sẽ thấy nó quan trọng như nào đó.

Tự chủ về công việc cũng như tài chính

Để có một cuộc sống tự lập ổn định thì đồng nghĩa với việc bạn phải tự chủ về tài chính, công việc để có thể lo cho bản thân. Hãy tìm cho mình một công việc ổn định với một mức lương ổn định để có thể tự lo cho bản thân. Tự làm chủ tài chính thì bạn mới có thể hoàn thành được những mục tiêu mà bản thân đặt ra.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button