Giáo dục

Truyện Thầy bói xem voi

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” muốn khuyên nhủ con người rằng nếu muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện.

THPT Ngô Thì Nhậm mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tài liệu giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn và nội dung chi tiết của truyện “Thầy bói xem voi”.

I. Nội dung truyện Thầy bói xem voi

Nghe đọc truyện Thầy bói xem voi:

Bạn đang xem: Truyện Thầy bói xem voi

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu, chảy máu.

II. Đôi nét về thể loại: Truyện ngụ ngôn

1. Khái niệm

– Ngụ ngôn: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.

– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Đặc trưng

Là truyện kể có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích)

  • Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
  • Nghĩa bóng là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.

III. Giới thiệu về truyện Thầy bói xem voi

1. Tóm tắt

Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.

Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.

Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “cùng xem”: Hoàn cảnh xem voi.

– Phần 2. Tiếp theo đến “chổi sể cùn”: Cách xem và cách nhận xét của mỗi thầy về con voi.

– Phần 3. Còn lại: Kết cục của năm thầy bói.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm Truyện Thầy bói xem voi

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” muốn khuyên nhủ con người rằng nếu muốn hiểu biết sự vật, sự việc thì phải xem xét chúng một cách toàn diện.

THPT Ngô Thì Nhậm mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tài liệu giới thiệu về thể loại truyện ngụ ngôn và nội dung chi tiết của truyện “Thầy bói xem voi”.

I. Nội dung truyện Thầy bói xem voi

Nghe đọc truyện Thầy bói xem voi:

Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó như thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.

Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau

Thầy sờ vòi bảo:

– Tưởng con voi nó thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.

Thầy sờ ngà bảo:

– Không phải! Nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cãi:

– Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau tọac đầu, chảy máu.

II. Đôi nét về thể loại: Truyện ngụ ngôn

1. Khái niệm

– Ngụ ngôn: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.

– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Đặc trưng

Là truyện kể có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích)

  • Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
  • Nghĩa bóng là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.

III. Giới thiệu về truyện Thầy bói xem voi

1. Tóm tắt

Nhân buổi hàng ế, năm ông thầy bói rủ nhau đi xem voi xem nó có hình thù như thế nào.

Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chận bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể.

Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu.

2. Bố cục

Gồm 3 phần:

– Phần 1. Từ đầu đến “cùng xem”: Hoàn cảnh xem voi.

– Phần 2. Tiếp theo đến “chổi sể cùn”: Cách xem và cách nhận xét của mỗi thầy về con voi.

– Phần 3. Còn lại: Kết cục của năm thầy bói.

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button