Tổng hợp

Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động? Tai nạn được nghỉ bao nhiêu ngày?

Chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao động. Trình tự, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động. Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động? Tai nạn được nghỉ bao nhiêu ngày?

Bảo hiểm xã hội (BHXH) về tai nạn lao động (TNLĐ) ở nước ta luôn được xác định là một trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH, với mục đích bảo đảm cho người lao động trong quá trình tham gia lao động bị TNLĐ được điều trị ổn định để phục hồi chức năng và khả năng lao động, được bố trí công việc phù hợp, được bù đắp về vật chất và tinh thần để ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình khi bị mất hoàn toàn, hoặc một phần khả năng lao động.

1, Chính sách trợ cấp cho người bị tai nạn lao động

Bạn đang xem: Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động? Tai nạn được nghỉ bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên

– Bị tai nạn không thuộc một trong các nguyên nhân sau:

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Khi người lao động không may xảy ra sự cố tai nạn lao động mà có đủ các điều kiện nêu trên thì người lao động được hưởng các khoản trợ cấp sau theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Cụ thể:

a, Trợ cấp một lần: Áp dụng cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc bị chết do tai nạn lao động với mức hưởng được tính như sau: (căn cứ Điều 48, Điều 53 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

– Trợ cấp khi bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:

+ Suy giảm 5% khả năng lao động được hưởng 5 tháng lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương cơ sở;

+ Ngoài khoản trợ cấp trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mội năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động.

– Trợ cấp khi người lao động chết vì tai nạn lao động: Trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì ngoài hưởng chế độ tử tuất theo quy định, thân nhân còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương cơ sở.

b, Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên với mức hưởng được tính như sau: (Điều 49 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015)

+ Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

+ Ngoài khoản trợ cấp trên, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

+ Đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng nêu trên, hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (Điều 52 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).

Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp giám định lại mức suy giảm khả năng lao động do thương tật hoặc bệnh tật tái phát thì thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa.

c, Các quyền lợi khác:

– Người lao động hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng được hưởng các quyền lợi sau:

+ Nếu không còn làm việc thì được cấp thẻ bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.

+ Nếu tiếp tục làm việc và tham gia đóng bảo hiểm xã hội, ngoài hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng theo quy định, khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được hưởng đồng thời cả lương hưu.

–  Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy theo mức suy giảm khả năng lao động; mức hưởng là 30% lương cơ sở (Điều 54 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).

– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt theo niên đại và phù hợp với tình trạng thương tật, bệnh tật như: chân, tay giả; mắt giả; răng giả; xe lăn, xe lắc; máy trợ thính…(căn cứ Điều 51 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015).

2, Trình tự, hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.

Bước 2: Người sử dụng lao động tập hợp hồ sơ từ người lao động, hoàn thiện hồ sơ theo quy định để nộp cho tổ chức BHXH nơi người sử dụng lao động đóng BHXH.

chinh-sach-tro-cap-cho-nguoi-bi-tai-nan-lao-dong.jpg

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 

Bước 3:

+ BHXH huyện tiếp nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động chuyển BHXH tỉnh, thành phố; nhận hồ sơ đã giải quyết từ BHXH tỉnh, thành phố để trả cho người sử dụng lao động theo quy định;

+ BHXH tỉnh, thành phố tiếp nhận hồ sơ từ BHXH huyện hoặc từ người sử dụng lao động; giải quyết và trả hồ sơ đã giải qu yết cho BHXH huyện hoặc người sử dụng lao động theo quy định.

3, Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động.

– Sổ bảo hiểm xã hội đã xác định đóng BHXH đến tháng liền kề trước tháng bị TNLĐ.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của người sử dụng lao động

– Biên bản điều tra TNLĐ.

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an, hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội, hoặc giấy xác nhận của UBND xã (phường) nơi xảy ra tai nạn. Ngoài ra, nếu bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú.

– Giấy ra viện sau khi đã điều trị thương tật ổn định.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

Cơ quan thực hiện chi trả trợ cấp cho người bị tai nạn lao động là cơ quan BHXH cấp huyện, cấp tỉnh.

1. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng được quy định tại Nghị định 45/2013/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Điều 12 như sau:

Điều 12. Tai nạn lao động và sự cố nghiêm trọng

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở.

3. Tai nạn lao động được phân loại như sau:

a) Tai nạn lao động chết người;

b) Tai nạn lao động nặng;

c) Tai nạn lao động nhẹ.

4. Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động, người sử dụng lao động.

2. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động gồm:

– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

– Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

– Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

3. Tiền lương làm căn cứ tính bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động của tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

Mức tiền lương tháng được xác định cụ thể theo từng đối tượng như sau:

–  Đối với công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

– Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm cả tiền lương theo công việc, chức danh và phụ cấp lương (nếu có);

– Đối với người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố tại địa điểm người lao động làm việc; trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp cho người lao động đang trong thời gian học nghề, tập nghề là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận;

–  Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc, tập sự thì tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật lao động 2019 hoặc tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp

1. Tai nạn lao động

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì:

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”

2. Bệnh nghề nghiệp

Khoản 9 Điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định: 

“Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.”

Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Cụ thể theo quy định tại Điêu 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

–  Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

 Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,16 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

5. Chấm dứt hợp đồng đối với người bị tai nạn lao động

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, tôi có vấn đề xin được tư vấn như sau: Tôi làm quản công ở một công ty sản xuất thực phẩm đông lạnh, có một nhân công bị máy kẹp vào cả bàn tay. Công ty tôi đã có chế độ cho người lao động đầy đủ, đã điều trị 6 tháng nay rồi, nhưng công nhân này vẫn chưa đi làm. Vậy, nếu tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì có được không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Bộ luật lao động 2019:

“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Bạn không nói rõ là người lao động đó làm việc ở công ty bạn theo hợp đồng nào nên bạn có thể căn cứ vào quy định tại ĐIều 36 Bộ luật lao động 2019 nêu trên để xác định có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không?

Tuy nhiên, Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động.

6. Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng những chế độ gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi bị tai nạn lao động, được bệnh viện chẩn đoán dập mẻ xương thang tay trái, như vậy thương tật của tôi là bao nhiêu %? Thời gian đóng BHXH là 25 năm, hệ số lương của tôi là 4,65 và phụ cấp 0,5 mức lương cơ sở là 1.300.000đ. Như vậy BHXH trả cho tôi được bao nhiêu tiền? Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị tai nạn lao động và được bệnh viện chẩn đoán dập mẻ xương thang tay trái. Tuy nhiên, mức suy giảm khả năng lao động phải do tổ chức giám định y khoa xác định, bạn có thể tham khảo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH. Do đó, để xác định mức suy giảm khả năng lao động của bạn, bạn làm đơn yêu cầu công ty đưa đi giám định mức suy giảm khả năng lao động. 

Thứ nhất, Khi bạn bị tai nạn lao động, bạn sẽ được chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tùy theo mức suy giảm khả năng lao động của bạn.

– Trợ cấp một lần được áp dụng trong trường hợp bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% theo quy định tại Điều 48 Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015, mức hưởng như sau:

“2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

– Trợ cấp hàng tháng được áp dụng trong trường hợp bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên theo quy định tại Điều 49 Luật vệ sinh an toàn lao động năm 2015, mức hưởng như sau:

“2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

nguoi-lao-dong-bi-tai-nan-lao-dong-duoc-huong-nhung-che-do-gi

Luật sư tư vấn người lao động bị tai nạn lao động được hưởng những chế độ gì:

Như vậy, bạn cần yêu cầu công ty đưa đi giám định mức suy giảm khả năng lao động để xác định được hưởng trợ cấp một lần hay trợ cấp hàng tháng. Sau đó bạn làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm các giấy tờ sau đây:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

– Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoạt động.

Thứ hai, Ngoài khoản trợ cấp do bảo hiểm xã hội chi trả, bạn sẽ được người sử dụng lao động hỗ trợ, bồi thường theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015.

7. Người lao động bị tai nạn lao động có được trả lương?

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư, trong doanh nghiệp của tôi có người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc đi điều trị. Vậy thời gian nghỉ việc người lao động được hưởng lương BHXH hay doanh nghiệp trả lương?

Luật sư tư vấn:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Người lao động khi bị tai nạn lao động sẽ được hưởng lương trong thời gian nghỉ tai nạn lao động, bên cạnh đó là mức hỗ trợ chi phí từ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và từ người sử dụng lao động.

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 138 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động bị tai nạn lao động:

“3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Như vậy, trong doanh nghiệp bạn có người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc để điều trị, tiền lương trong thời gian người lao động nghỉ việc sẽ do Công ty bạn tiến hành thanh toán.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button