Tổng hợp

Triệu Thị Trinh là ai? Cuộc đời và sự nghiệp của Triệu Thị Trinh

Triệu Thị Trinh là ai?

Bà Triệu còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Thị Trinh, Triệu Trinh Nương hay Triệu Quốc Trinh, sinh ngày 2/10 năm Bính Ngọ 226 tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay gọi là Yên Thôn) xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Bà là một trong những vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Triệu Thị Trinh là ai?
Triệu Thị Trinh là ai?

Quê hương của Bà Triệu chính là quê hương của hai anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục – những người đã có công khai mach đại khoa Nho học cho Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Bà Triệu mất năm 248, khi đó mới 22 tuổi.

Đến nay, những câu chuyện về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vẫn còn in đậm trong tâm thức mỗi người Việt Nam với lòng ngưỡng mộ và tự hào. Bà được phong là “Bột chính anh hùng tài Trinh nhất phu nhân”. Có rất nhiều giai thoại nói về người anh hùng phụ nữ Triệu Thị Trinh.

Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết: “Triệu Ẩn (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng bình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới”.

Sử nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 cũng đã chép: “Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu”.

Bà Triệu là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử dân tộc được chính quyền nhà nước phong kiến phong tặng. Hình ảnh nữ tướng Triệu Thị Trinh khi ra trận mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng và câu nói “tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng giữ, ném cá Kình ở biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vứt dân lành, chứ đâu giống như người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp cho người ta”. Câu nói ấy đã trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi quân thù xâm lược nước ta.

Cuộc đời và sự nghiệp của Triệu Thị Trinh

Nữ tướng yêu kiều như nhụy hoa

Từ nhỏ, Bà Triệu đã tỏ ra là người có chí khí hơn người. Khi cha bà hỏi về chí hướng mai sau, tuy còn ít tuổi nhưng bà đã rắn rỏi thưa: “lớn lên con sẽ đi đánh giặc như bà Trưng Trắc, Trưng Nhị”. Triệu Thị Trinh là người phụ nữ xinh đẹp, giỏi võ, có tướng mạo kỳ lạ, người cao lớn, có chí.

Khi nhà Ngô xâm lược đất nước, chế độ áp bức và bóc lột vô cùng tàn bạo. Khi được vua Ngô cử sang làm thứ sử nước ta, Chủ Phù và bọn tay chân của hắn đã ngang ngược hoành hành, thẳng tay cướp bóc tài sản của nhân dân Việt Nam. Nhân dân ta phải đi kiếm những thứ như hương thơm, ngọc trai, ngọc lưu ly, ngà voi,…nộp cho vua Ngô. Không những thế, nhân dân ta còn phải nộp các thứ quả lạ như dứa, nhãn, chuối tiêu,…để cung đốn cho quan lại nhà Ngô. Chế độ bóc lột này khiến cho tài sản của người dân ngày càng kiệt quệ, đời sống khó khăn.

Triệu Thị Trinh và anh trai Triệu Quốc vô cùng căm giận bọn quan lại nhà Ngô ngay từ khi còn trẻ tuổi. Bà quyết định hy sinh hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp cứu nước. Khi được khuyên lấy chồng, bà khẳng khái nói: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, lấy giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”. Câu trả lời ấy thể hiện một khí phách anh hùng, một nhân cách ngạo nghễ hiếm có ở một người con gái.

Triệu Thị Trinh đã cùng anh trai tập hợp nghĩa quân trên núi Nưa rồi kéo quân đánh hãm thành ấp khiến châu quận rối động. Quan quân đô hộ nhiều lần tìm cách đánh dẹp nhưng đều không thành. Đúng lúc nghĩa quân đang hừng hực khí thế thì Triệu Quốc Đạt mất.

Không để quân sĩ mất tinh thần, Bà Triệu đã thanh anh tiếp tục chỉ huy nghĩa quân. Từ đó, bà được tôn là Vua Bà. Hình ảnh Vua Bà là Nhụy Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều như nhụy hoa) mặc áo giáp vàng, chít khăn vàng, đi giày mũi cong, dũng mãnh cưỡi voi một ngà phất cờ vàng chỉ huy quân sĩ chiến đấu đã trở thành nỗi kinh hoàng của quân giặc.

Quân Bà Triệu đi tới đâu cũng đều được dân chúng hưởng ứng. Phụ nữ trong vùng thúc giục chồng con ra quân theo Vua Bà đánh giặc. Để chia rẽ nghĩa quân, giặc đã xảo quyệt phong cho Bà Triệu chức Lệ Hải Bà Vương (nữ vương xinh đẹp của vùng ven biển). Để tiếp tục mua chuộc Bà Triệu, giặc bí mật sai tay chân thân tín đến gặp bà, hứa sẽ cung cấp cho Bà nhiều tiền bạc nhưng bà cũng không một chút tơ hào.

Sau hơn nửa năm trực tiếp đối địch và cũng là hơn nửa năm trời liên tiếp chịu nhiều thất bại, hễ ai nghe tới việc phải đi đàn áp Bà Triệu thì binh lính lại lo lắng đến “bạt vía kinh hồn”.

Sống làm tướng chết làm Thần

Vùng huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa) lưu lại về truyền thuyết dân gian núi đá biết nói. Theo đó, một đêm thanh vắng, trên triền đá của núi Tùng ở Phú Điền bỗng có tiếng nói cất lên:

“Có Bà Triệu tướng,

Vâng mệnh trời ta.

Trị voi một ngà,

Dựng cờ mở nước.

Lệnh truyền sau trước,

Theo gót Bà Vương”

Lời của đá núi được coi là lời sấm ngôn, lời thiêng liêng chuyển tải mệnh trời rằng: “Bà Triệu là Thiên tướng giáng trần, là người sẽ ra tay chỉ huy trăm họ vùng dậy cứu nước cứu dân. Bởi niềm tin sâu sắc ấy, nhân dân khắp nơi đã nườm nượp kéo nhau theo về với Bà Triệu”

Lực lượng quân của Bà Triệu vì thế mà phát triển rất nhanh, núi Tùng trở thành nơi tụ nghĩa. Mãi đến sau này mới rõ, trước khi chính thức phát động khởi nghĩa, Bà Triệu đã bí mật sai người thân tín lên núi Tùng, khoét đá thành hang rồi nhân đêm tối, nấp kín trong hang đá mà đọc to mấy câu sấm ngôn ấy.

Tương truyền, trước khi mất, Bà Triệu từng quỳ xuống vái Trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi Thần” (Sống làm tướng, chết làm Thần) (Đại Nam nhất thống chí, Thanh Hoá tỉnh, tập hạ). Sau khi bà mất, người dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe thấy tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho rất nhiều thủ lĩnh sau này đánh tan quân xâm lược. Có người sau này lên làm vua, như Lý Bôn đã xây đền, lăng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà.

Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh
Cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh

Can đảm, mưu trí hơn người

Truyền thuyết kể lại rằng, vùng Cẩm Trường khi đó có con voi trắng một ngà rất hung dữ, thỉnh thoảng lại về phá hoại mùa màng nên ai ai cũng sợ. Để trừ mối hại cho dân, Triệu Thị Trinh đã rủ người đi vây bắt voi trắng một ngà ấy. Bà lùa voi xuống vùng đầm lầy rồi dũng cảm nhảy lên đầu voi, kiên nhẫn tìm cách khuất phục. Con voi trắng khét tiếng hung dữ cũng đã phải ngoan ngoãn vâng lời và trở thành người bạn chiến đấu trung thành về sau của Bà Triệu.

Cương trực, không bao giờ dung tha kẻ xấu

Theo truyền thuyết dân gian, chị dâu của Bà Triệu (vợ Triệu Quốc Đạt) là người phụ nữ lăng loàn. Cũng có truyền thuyết nói rằng, chính chị dâu của Bà Triệu là kẻ phản bội, mật báo cho quân Ngô biết kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa của hai anh em, khiến cho anh trai của bà bị giết.

Trước khi đến Phú Điền, Triệu Thị Trinh đã giết chết chị dâu để cảnh báo tất cả những kẻ nào nuôi lòng phản trắc rồi ra ở riêng tại rừng Bồ Điền. Khu rừng  Bồ Điền về sau đổi là rừng Phú Điền nay thuộc làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Bởi lẽ này, nhiều người lầm tưởng nơi đây là sinh quán của Bà Triệu.

Diễn biến và ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu

Diễn biến khởi nghĩa Bà Triệu

Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ dưới sự lãnh đạo của Triệu Quốc Đạt cùng em gái Triệu Thị Trinh. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi quan xâm lược.

Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng căn cứ địa. Nhờ địa hình hiểm trở, Bà Triệu cùng Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.

Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Châu lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố – căn cứ địa của nhà Ngô ở Cửu Chân. Thừa thắng xông lên, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động ở đồng bằng sông Mã.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, quan lại đô hộ ở Châu Giao hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận, năm 248 toàn thể Châu Giao bị náo động.

Khi Triệu Quốc Đạt tử trận, Bà Triệu trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh, quân số lên hàng vạn người, đánh thắng nhiều trận liên tiếp.

Thấy vậy, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở đất Giao Châu. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đều đầu hàng.

Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 2 tháng khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề. Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân.

Ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.

Ý nghĩa của khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã đánh dấu mốc trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm lung lay chính quyền đô hộ mà còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo đà cho khởi nghĩa Lý Bí sau này.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – II. Dù thất bại nhưng đó là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa đã để lại bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng, phương pháp đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Đền thờ Bà Triệu ở đâu?

Đền Bà Triệu được vua Lý Nam Đế xây dựng vào thế kỷ VI. Công trình là nơi tưởng nhớ bà Triệu Thị Trinh – nữ tướng anh hùng có công trong cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô xâm lược năm 248.

Đền Bà Triệu ở Thanh Hóa
Đền Bà Triệu ở Thanh Hóa

Đền Bà Triệu là một di tích lịch sử nổi tiếng, tọa lạc trên ngọn núi Gai, thuộc địa phận làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và những hiện vật hiếm có.

Không chỉ là địa điểm tâm linh nổi tiếng, nơi đây còn là địa điểm tổ chức Lễ hội Thanh Hóa hàng năm, được tổ chức vào khoảng từ 21 – 24/2 âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của người Việt.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button