Tổng hợp

Trạng Quỳnh là ai? Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh

Trạng Quỳnh là ai?

Trạng Quỳnh là một nhân vật hư cấu trong truyện văn học Việt Nam ở thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh. Những ghi chép sổ sách để lại về nhân vật Trạng Quỳnh được cho là có nhiều chi tiết giống với nhân vật Nguyễn Quỳnh (1677 – 1748) ở cùng giai đoạn lịch sử này.

Trạng Quỳnh là ai?
Trạng Quỳnh là ai?

Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh

Tên thật: Nguyễn Quỳnh
Tên gọi khác: Cống Quỳnh
Năm sinh – Năm mất: 1677 – 1748
Quê quán: Bột Thượng, trấn Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nay thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa

Hiện nay còn đền thờ ông. Năm 1992 đền thờ Trạng Quỳnh còn được công nhận là di tích lịch sử văn háo cấp quốc gia.

  • Biệt hiệu: Cống Quỳnh vì ông từng thi đỗ Hương Cống
  • Cha sinh: Nguyễn Bổng
  • Mẹ đẻ: Nguyễn Thị Hương

Ông có tên là Thưởng, Hiệu của ông là Ôn Như, thụy Điệp Hiên. Quê tại Bột Thượng, Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Còn hiện tại thuộc thôn Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, Tỉnh Thanh Hóa.

Nguyễn Quỳnh sinh năm 1677 trong một gia đình Nho giáo có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, tài trí hơn người. Năm 14 tuổi văn tài đã khá, đi thi Huyện trúng cả 4 kỳ. Năm 18 tuổi (1694) Nguyễn Quỳnh theo cha ra Thăng Long học tập, lúc này, cha ông làm Giám sinh Quốc tử giám tại Kinh thành. Năm Bính Tý (1696) ông thi đậu giải Nguyên (tức là đỗ đầu kì thi hương), lúc này Nguyễn Quỳnh tròn 20 tuổi. Ông có sở trường thơ phú, có học vấn uyên thâm, tài năng ứng biến.

Thời đại Nguyễn Quỳnh là thời đại khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến Việt Nam, nhân dân thì lầm than cực khổ, bọn phong kiến thống trị thì hoang dâm, xa xỉ, chia bè kéo cánh, mưu lợi ích riêng, kỷ cương không còn, trường thi trở thành nơi vơ vét làm giàu. Bản thân Nguyễn Quỳnh là con người thông minh tài trí nhưng lận đận trong thi cử, gặp nhiều trắc trở trên hoan lộ, nơi trường ốc. Nhiều khoa thi ông không đỗ, không hợp cách để có thể vào thi Đình nhận danh hiệu Tiến sĩ. Làm học quan lương thấp không bổng lộc, phải nuôi mẹ, nuôi em, cuộc sống của ông nghèo khổ, quẫn bách, đã thế ông còn bị giáng chức hạ lương. Việc giáng truất là do chúa Trịnh trực tiếp quyết định, chắc chắn là do ông chán ghét chế độ hủ bại, khinh bỉ bọn vua chúa, quan lại nên đã có những lời nói, hành động chống lại chúa.

Đau xót trước cảnh ngộ chua chát, éo le của bản thân, phẫn nộ trước sự bất công thối nát của triều đình. Con người nhân cách lớn lao này đã cùng với nhân dân vạch trần bộ mặt thật của bọn thống trị, nói lên tiếng nói phản phong mạnh mẽ, quyết liệt.

Vốn không có chí làm quan nên mãi sau ông mới nhậm chức giáo thụ phủ Thái Bình sau thăng lên chức Viên ngoại bộ lễ, tước hàn lâm tu soạn. Ông có mặt ở kinh thành Thăng Long từ năm 1720-1729 đời vua Lê Dụ Tông cho đến cuối đời. Với cuộc đời sự nghiệp của Nguyễn Quỳnh cùng những trang thơ phú của ông đã trở thanh mẫu hình cho nhân vật Trạng Quỳnh nổi tiếng sống mãi với thời gian. Ông tạ thế ngày 28/01 năm Mậu Thìn (1748) thọ 72 tuổi.

Những câu chuyện Trạng Quỳnh còn để lại có thể là hư cấu, nhưng có thể khẳng định dân gian đã dựa vào con người thực Nguyễn Quỳnh để phát triển nên một nhân vật sinh động và tài tình là Trạng Quỳnh.

Vợ của Trạng Quỳnh

Vợ trang quỳnh đồng thời là mẹ nuôi của quỷnh và mắm. Sau khoảng thời gian Trạng Quỳnh qua đời, bà đã về kinh đô phú Xuân cùng quỳnh và mở một tiệm nem để sinh sống. Theo như mô tả, bà rất hiền lành và thương người. Đặc biệt rất nghiêm khắc trong việc dạy con.

Đặc điểm nhận dạng của Trạng Quỳnh

Lúc nhỏ trạng quỳnh để 3 chỏm tóc, mang một chiếc áo hai túi và một cái quần có dây, cộng thêm một đôi dép. Sau một khi lớn lên Trạng Quỳnh mang trang phục của một vị quan, đội khăn đóng và rất chứng chạc. Điểm đặc biệt để nhận ra trạng quỳnh là lông mày rất đậm và xếch.

Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh
Chi tiết tiểu sử về Trạng Quỳnh

Giai thoại Trạng Quỳnh

Cống Quỳnh sinh năm 1677 mất năm 1748, Khi Quỳnh 28 tuổi được trao danh hiệu làm giáo thụ huyện Thạch Thất.

Quỳnh làm quan chức cao nhất là tri phủ. Dù là thông minh nhưng việc thi của Quỳnh không được đến nơi đến chốn nên công việc đi sứ và đón tiếp sứ tàu không dành cho Quỳnh.

Quỳnh đả kích vua Lê chúa Trịnh, với câu chuyện phi lịch sử tượng tượng hoang đường. Trong thực tế Quỳnh chỉ là quan chức thấp sao dám có thể đưa chúa Trịnh như bạn bè mà để bông phèn theo kiểu gì cũng được.

Giai thoại về Trạng Quỳnh lên màn ảnh rộng

Trạng Quỳnh sẽ xoay quanh hành trình giải cứu thầy Đoàn (Tùng Yuki), thầy giáo đồng thời là cha Điềm (Nhã Phương) đầy gian truân nhưng cũng nhiều tiếng cười của những con người nhỏ bé trong xã hội phong kiến: Quỳnh (Trần Quốc Anh), Xẩm (Trấn Thành) và nàng Điềm.

Dù luôn bị chèn ép bởi tầng lớp quan lại bất công như Trịnh Bá (Công Dương) – công tử con quan lớn dùng quyền lực vu oan giá họa cho thầy Đoàn, Ả Liễu (Khả Như) – một người phụ nữ vô cùng mưu mô, xảo quyệt… nhưng Trạng Quỳnh và hai người bạn đồng hành chưa bao giờ bỏ cuộc…

Theo đạo diễn Đỗ Đức Thịnh, bộ phim chỉ dựa vào một số tích cũ và phong thái của nhân vật để sáng tạo kịch bản. Phim sẽ cố gắng giữ tinh thần Việt cả về bối cảnh, phục trang, lời thoại. Phim được quay tại nhiều tỉnh thành: Ninh Bình, Huế, Long An, Phan Thiết… Trang phục của các nhân vật chủ yếu là áo yếm, áo tứ thân. Đạo diễn Đỗ Đức Thịnh cũng tiết lộ, kinh phí sản xuất phim khoảng 20 – 22 tỷ đồng.

Đảm nhận vai nam chính Trạng Quỳnh trong dự án lần này là gương mặt mới toanh, lần đầu chạm ngõ điện ảnh – diễn viên Trần Quốc Anh. Đây được xem là một nước cờ vô cùng táo bạo của đạo diễn Đức Thịnh. Quốc Anh trước đây chỉ mới có một số hoạt động nhỏ trong lĩnh vực người mẫu và tham gia trong các MV ca nhạc.

Giai thoại về Trạng Quỳnh lên màn ảnh rộng
Giai thoại về Trạng Quỳnh lên màn ảnh rộng

Trả lời câu hỏi về việc trao cơ hội cho diễn viên trẻ như Quốc Anh, đạo diễn Đức Thịnh cho hay: “Tôi không chọn diễn viên giàu kinh nghiệm và nổi tiếng nhất, mà chọn gương mặt phù hợp và có triển vọng phát triển nhất. Trần Quốc Anh khiến tôi ấn tượng bởi ngoại hình sáng sân khấu, đôi mắt sáng lém lỉnh và nụ cười rực rỡ. Khi đó tôi đã nghĩ, chàng trai này sẽ có thể khắc họa chân dung nhân vật Quỳnh của mình một cách dễ dàng.

Sau này, khi chứng kiến quá trình nỗ lực và tiến bộ từng ngày của Quốc Anh, tôi còn thấy đây là một nhân tố sáng giá, cầu tiến, nhiệt huyết và dành tình cảm mạnh mẽ cho nhân vật Trạng Quỳnh. Tôi cho rằng cậu ấy là một Trạng Quỳnh không thể thay thế”.

Không giấu được cảm xúc lâng lâng khi lần đầu tham gia một dự án điện ảnh lớn, lại có cơ hội hợp tác cùng dàn diễn viên tên tuổi: Trấn Thành, Nhã Phương, Khả Như… Quốc Anh cho biết anh khá áp lực nhưng được ekip hỗ trợ rất nhiều để hoàn thành vai diễn.

Ngoài Quốc Anh, dự án Trạng Quỳnh cũng đánh dấu sự tái xuất của Nhã Phương sau đám cưới đình đám với Trường Giang. Cô sẽ hoá thân thành Điềm, cô gái giỏi cầm, kỳ, thi, họa, sở hữu nét đẹp dịu dàng, trong sáng và rất thông minh, mạnh mẽ. Điềm luôn ao ước mình là con trai để có thể lập chí lớn. Vì thế, nàng đã khơi dậy ý chí trong Quỳnh, giúp chàng mạnh mẽ đứng lên chống lại áp bức bất công xã hội.

Trấn Thành cũng trở lại màn ảnh rộng sau nhiều vai diễn chưa thật sự đột phá. Chính Trấn Thành thừa nhận, các vai diễn trước đây anh chưa tập trung hết mình, đôi khi vì mải chạy show nên chưa có vai diễn để đời. Với vai Xẩm, bạn thân của Trạng Quỳnh dù nhân vật có tính cách ngu ngơ, khác hẳn sự lanh lẹ của Trấn Thành ngoài đời, càng khiến anh hứng thú với nhân vật này hơn. Anh cũng hy vọng qua dự án lần này “sẽ giúp tôi khẳng định với khán giả: Trấn Thành ăn khách trên màn ảnh rộng đâu chỉ ăn may!”.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button