Tổng hợp

Trăng máu là gì? Tại sao mặt trăng lại có màu đỏ như máu?

Trăng máu là gì?

Trăng máu (hay còn được gọi với cái tên khác là trăng huyết, nguyệt huyết,…). Đây là hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần. Nhiều người cho rằng mỗi khi trăng máu xuất hiện sẽ kéo theo nhiều sự kiện diễn ra, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là ngày tận thế của nhân loại.

Nhưng trên thực tế trăng máu là một hiện tượng thiên văn tự nhiên. Hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng di chuyển vào vùng bóng tối của Trái Đất sẽ khiến cho mặt trăng che mất ánh sáng từ mặt trời. Do ánh sáng khúc xạ từ mặt xuyên qua tầng khí quyển của trái đất điều này sẽ khiến cho mặt trăng đỏ rực như máu. Vậy nên, mặt trăng sẽ tối hơn bình thường và xuất hiện màu đỏ nhạt bởi nó chỉ đi qua vùng bóng tối của trái đất.

Trăng máu là gì?
Trăng máu là gì?

Tại sao mặt trăng lại có màu đỏ như máu?

Trước hết, Mặt Trăng không có bất kỳ màu sắc nào cả. Nó tỏa sáng do bề mặt phản xạ lại ánh sáng từ Mặt Trời.

Khi hiện tượng Nguyệt thực toàn phần diễn ra, Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng, trong đó Trái Đất sẽ nằm ở giữa, và che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng. Về lý thuyết, lúc đó, Mặt Trăng sẽ hoàn toàn tối đen do không có ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến.

Tuy nhiên, trên thực tế, một số tia sáng từ Mặt Trời vẫn chiếu đến được Mặt Trăng một cách gián tiếp thông qua bầu khí quyển của Trái Đất, và phủ lên hành tinh này những ánh sáng màu đỏ, cam hoặc vàng.

Cụ thể, khi tia sáng Mặt trời đi qua bầu khí quyển của Trái Đất, một số màu trong quang phổ ánh sáng – những màu có bước sóng ngắn như màu xanh lam – bị lọc ra và tán xạ. Các màu có bước sóng dài như cam, đỏ đi xuyên qua bầu khí quyển, và bị khúc xạ tại rìa Trái Đất sẽ chiếu xuống bề mặt Mặt Trăng khiến nó có màu sắc này.

Tùy thuộc vào thành phần của khí quyển mà các màu sắc khác nhau của quang phổ ánh sáng bị lọc ra, nên Mặt Trăng cũng có thể trông như có màu vàng, cam hoặc nâu khi nguyệt thực toàn phần xảy ra.

Trăng máu xuất hiện khi nào?

Trắng máu xuất hiện ở những lần nguyệt thực khi mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng với nhau (là một trường hợp đặc biệt hơn của nguyệt thực). Theo như thống kê  thì hiện tượng trăng máu xuất hiện 4 lần khá hiếm trong lịch sử. Nó chỉ xuất hiện 4 lần trong vòng 500 năm qua.

Mỗi khi hiện tượng này xảy ra, đều có sự kiện lớn sắp xảy ra trên thế giới như chiến tranh, thay đổi triều đại hoặc là tần suất thiên tai gia tăng mạnh. Theo ước tính đo lường của NASA thì “4 lần trăng máu liên tiếp sẽ xuất hiện vào các năm 2032, 2033.

Trăng máu xuất hiện khi nào?
Trăng máu xuất hiện khi nào?

Trăng máu có ý nghĩa gì?

Theo như khoa học thì trăng máu là một hiện tượng đặc biệt của nguyệt thực toàn phần, khi mắt trăng, mặt trời, trái đất di chuyển quanh nhau làm cho trái đất che đi ánh sáng của mặt trời. Đây là một hiện tượng tự nhiên rất bình thường, tuy nhiên ở các tôn giáo và nhiều nước khác nhau lại giải mã ý nghĩa của trăng máu là diệt vong, tận thế,…cụ thể như sau:

  • Người Trung quốc khi thất hiện tượng trăng máu, trăng huyết thì cho rằng mặt trăng đã bị rồng hoặc gấu ăn mất, trong nhiều phim cổ trang Trung Quốc người ta thường gọi hiện tượng này là “Gấu ăn trăng”. Và cho rằng hình ảnh mặt trăng bị nhuộm màu đỏ là điềm xấu, báo hiệu có thể sẽ có dịch bệnh, nạn đói xảy ra trên khắp cả nước.
  • Đối với Nhật Bản thì họ cho rằng hiện tượng trăng máu xảy ra là báo hiệu sẽ có động đất. Vì thế khi huyết nguyệt xảy ra thì người dân nơi đây sẽ luôn nghĩ là sắp có động đất xảy ra.
  • Theo công giáo, trong sách Kinh Thánh “Khải huyền” tiết 12 chương 6 đã được ghi chép như sau: “Khi con chiên mở ấn thứ sáu, tôi thấy một trận động đất khủng khiếp xảy ra, mặt trời trở nên tối đen như một bao tải làm bằng lông đen, cả mặt trăng trở nên đỏ như máu”. “Kinh Cựu Ước” tiết 1 chương 7 cũng nhắc đến: “Trước ngày tận thế là mặt trăng đỏ máu,…”.
  • Trong phật giáo ở cuốn “Đại tạng chính kinh” có ghi lại như sau: “Nếu có nhật nguyệt bạc thực, hoặc ngũ tinh hình sắc biến dị, hoặc sao chổi bùng phát, thì báo hiệu tai họa, dịch bệnh hoành hành, quỷ thần bạo loạn, quân giặc dị quốc xâm lược”. “Nhật nguyệt bạc thực” ở đây được nhắc đến có nghĩa là nhật thực toàn phần hoặc nguyệt thực toàn phần mà chúng ta nhắc tới. Khi đấy ôn dịch hoặc binh đao sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.+

Truyền thuyết trăng máu trong các nền văn hóa và tôn giáo

Mỗi nền văn hóa và tôn giáo lại có cách giải thích khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều mang ý nghĩa tiêu cực.

Người Inca cổ đại giải thích hiện tượng này là do một con báo đốm tấn công và ăn thịt Mặt Trăng. Họ tin rằng con báo đốm sau đó sẽ chuyển sự chú ý sang Trái Đất, vì vậy mọi người sẽ hét lên, lắc giáo, bắt chó sủa và hú lên, hy vọng sẽ gây ra đủ tiếng ồn để xua đuổi con báo đốm.

Ở Lưỡng Hà cổ đại, người ta tin rằng “Mặt Trăng Máu” là một sự đe dọa trực tiếp vào nhà vua. Do đó, vào ngày trước khi xảy ra hiện tượng này, họ sẽ đưa vị vua của họ đi ẩn náu và tìm một người khác để thay thế. Sau khi Nguyệt thực qua đi, vị vua đích thực sẽ quay trở lại còn người đóng thế sẽ biến mất một cách bí ẩn.

Còn đối với người Hindu, Nguyệt thực là kết quả của việc quỷ Rahu uống thuốc trường sinh bất tử. Hai vị thần Mặt Trời và Mặt Trăng ngay lập tức chặt đầu Rahu, nhưng do đã được uống thuốc tiên nên đầu của Rahu vẫn bất tử. Để tìm cách trả thù, đầu của Rahu đuổi theo Mặt Trời và Mặt Trăng để nuốt chửng.

Ở Ấn Độ, nhiều người tin rằng nguyệt thực là điềm xấu. Thức ăn và nước uống sẽ được đậy kín trong thời gian này. Ngoài ra, họ cũng thực hiện các nghi lễ tẩy rửa. Đặc biệt, những phụ nữ mang thai được khuyên là không nên ăn và làm các công việc gia đình trong thời gian này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Còn theo Hồi giáo, Mặt Trời và Mặt Trăng tượng trưng cho sự tôn kính sâu sắc đối với thánh Allah. Vì vậy trong thời gian diễn ra nguyệt thực, những lời cầu nguyện đặc biệt được tụng niệm bao gồm cả Salat-al-khusuf, “lời cầu nguyện về nguyệt thực”. Nó vừa cầu xin sự tha thứ vừa khẳng định lại sự vĩ đại của thánh Allah.

Cơ Đốc giáo thì gắn hiện tượng Nguyệt thực với cơn thịnh nộ của Chúa, và thường liên kết chúng với việc Chúa Giê-su bị đóng đinh.

Trăng máu có phải là điềm ngày tận thế?

Thực ra, thuật ngữ “Mặt Trăng Máu” mới trở nên phổ biến vào năm 2013 sau khi cuốn sách “Bốn Mặt Trăng Máu” của bộ trưởng Cơ đốc giáo John Hagee được phát hành. Trong đó, ông truyền bá niềm tin về Ngày tận thế với sự kiện một chuỗi 4 lần Nguyệt thực toàn phần xảy ra liên tiếp trong hai năm 2014 – 2015.

Hagee cũng lưu ý rằng cả 4 lần đều rơi vào các ngày lễ của người Do Thái, điều này chỉ xảy ra 3 lần trước đây – mỗi lần dường như được đánh dấu bởi những sự kiện tồi tệ.

Rõ ràng niềm tin này đã được thực tế chứng minh là sai lầm nhưng thuật ngữ “Mặt Trăng Máu” vẫn được truyền thông sử dụng thường xuyên và trở thành một từ đồng nghĩa đáng lo ngại cho Nguyệt thực toàn phần.

Một số hiện tượng khác của mặt trăng
Một số hiện tượng khác của mặt trăng

Một số hiện tượng khác của mặt trăng

Hiện tượng siêu trăng

Siêu trăng (Supermoon) là một hiện tượng mặt trăng của chúng ta tròn nằm ở vị trí cực cận, là điểm gần nhất với Trái Đất. Vì thế mà trên trái đất có thể quan sát mắt trăng có kích thước lớn hơn và sáng hơn so với bình thường.

Năm nay (2021) hiện tượng siêu trăng đầu tiên tại Việt Nam đã diễn ra vào đêm 27/4 và có tên là Super Pink Moon (siêu trăng hồng). Không phải tự nhiên mà có tên gọi như vậy, mà vì trong tháng 4 có hoa màu hồng nở vào đúng dịp trăng tròn tháng 4, chứ không phải là hiện tượng này xuất hiện là trăng sẽ có màu hồng đâu nhé.

Vào ngày 26/5 sắp tới đây, hiện tượng siêu trăng thứ hai trong năm sẽ được tiếp tục diễn ra. Khi đó chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng “Huyết nguyệt”  trong vòng 15s, lúc đấy mặt trăng sẽ chuyển dần thành màu xanh, màu cam và màu đỏ.

Siêu trăng thứ 3 trong năm nay sẽ rơi vào ngày 24 tháng 6. Khi đó hiện tượng siêu trăng sẽ diễn ra chỉ sau này hạ chí 3 ngày thôi. Siêu trăng này được coi là khá đặc biệt, bởi vì nó sẽ xuất hiện ở vị trí thấp nhất trên bầu trời năm nay.

Hiện tượng trăng xanh

Trăng xanh là hiện tượng xảy ra theo chu kỳ cứ 2,5 năm lại xuất hiện một lần. Trắng xanh là hiện tượng hai lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng. Thông thường thì mỗi tháng trăng chỉ tròn một lần vào ngày rằm. Nếu hiện tượng trăng tròn thêm một lần nữa trong cùng một tháng, thì người ta gọi là trăng xanh, nhưng nó chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn mà thôi. Ngoài ra trăng xanh còn có tên gọi khác là trăng cải bắp, trăng ngũ cốc, trăng tròn cá tầm,…

Năm 2021 sẽ có hiện tượng trăng xanh xảy ra, theo tính toán của NASA thì trăng xanh năm nay sẽ rơi vào ngày 22 tháng 8 (dương lịch). Nếu như bình thường một năm có 12 lần trăng tròn thì năm có 13 lần trăng tròn sẽ được tính là một năm có trăng xanh. Gọi là trăng xanh nhưng thực tế trăng không có màu xanh đâu nhé.

Hiện tượng trăng đen

Ngoài những hiện tượng về mặt trăng như trăng máu, siêu trăng và trăng xanh thì còn có hiện tượng trăng đen nữa. Trăng đen là hiện tượng trăng mới thứ 4 trong một mùa. Một năm có 12 tháng, mỗi mùa sẽ có 3 tháng và có 3 lần trăng mới, nếu như trăng mới xuất hiện lần thứ hai thì có thể hiểu đó là trăng đen.

Trăng đen cũng được định nghĩa khá gần như trăng xanh. Nếu như trăng xanh là hiện tượng mặt trăng tròn thêm một lần trong tháng thì trăng đen lại là hiện tượng không có trăng tròn. Hiện tượng trăng đen sẽ xảy ra khoảng 19 năm một lần, vì thế năm nay (2021) sẽ không xuất hiện trăng đen.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button