Tổng hợp

Trần Quý Thanh là ai? Trần Quý Thanh giàu cỡ nào?

Trần Quý Thanh là ai?

Ông Trần Quý Thanh nổi tiếng là một đại gia trong ngành đồ uống. Trần Quý Thanh là người sáng lập và là Giám đốc điều hành của Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, đây là một công ty hàng đầu trong ngành FMCG tại Việt Nam, và cũng là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Trần Quý Thanh là ai?
Trần Quý Thanh là ai?

Tiểu sử của Trần Quý Thanh

Ông Trần Quý Thanh sinh ngày 15/10/1953 tại xóm Cầu Bông, quận Phú Nhuận (TP.HCM) trong một gia đình khá giả. Bố ông là Trần Văn Bưởi – chủ vựa buôn bán vật liệu xây dựng Hiệp Phát.

Do biến cố của gia đình, nên vào năm 10 tuổi ông Thanh phải vào trại trẻ mồ côi.

Ông Thanh tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa, ngành kỹ sư cơ khí chế tạo máy năm 1978; tiến sĩ Quản Trị Kinh Doanh (Southern California University).

Vợ của ông Thanh là bà Phạm Thị Nụ. Ông Thanh có tổng cộng 3 người con; 2 con gái đầu và 1 trai út. Đó là Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích, Trần Quốc Dũng.

Được biết, sau có có tấm bằng kỹ sư cơ khí, ông Thanh làm việc tại Tổng Công ty thực phẩm Trung ương. Vốn là người ham học hỏi, cầu tiến ông nhanh chóng được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam.

Vào năm 1994, ông Thanh thành lập Cty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát chuyên sản xuất nước ngọt, nước giải khát có ga, hương vị bia. Sau khi thành lập, Tân Hiệp Phát liên tục mở rộng thị trường, cho ra mắt những dòng sản phẩm đã tạo nên thương hiệu.

Không những kinh doanh trong lĩnh vực nước giải khát, ông Trần Quý Thanh cùng Tân Hiệp Phát còn lấn sân sang lĩnh vực bất động sản.

Vào tháng 6/2017, ông Trần QuýThanh là Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn nắm giữ 478.482 cổ phiếu. Đầu năm 2018, khi Địa ốc Sài Gòn chính thức có mặt trên sàn HoSE, ông đã trở thành một trong những người giàu nhất sàn chứng khoán. Năm 2018, lần đầu tiên doanh nhân này tiết lộ về việc mở thêm hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Ngay sau đó, Tân Hiệp Phát đã thành lập hàng loạt doanh nghiệp bất động sản với số vốn điều lệ hàng tỷ đồng.

Tân Hiệp Phát hiện đang sở hữu một số bất động sản đắt giá tọa lạc tại các tỉnh, thành phố thu hút đầu tư.

Được biết, công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát hiện có vốn điều lệ 276 tỷ đồng, trụ sở chính tại Thị xã Dĩ An, tình Bình Dương. Ông Trần Quý Thanh là Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát, bà Phạm Thị Nụ là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc của công ty. 2 ái nữ của ông Trần Quý Thanh là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Tiểu sử của Trần Quý Thanh
Tiểu sử của Trần Quý Thanh

Trần Quý Thanh giàu cỡ nào?

Tập đoàn của ông là một công ty hàng đầu trong ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) tại Việt Nam, và là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất nước. Sản phẩm của Tân Hiệp Phát thậm chí cạnh tranh sòng phẳng với các thương hiệu nổi tiếng đến từ nước ngoài.

Giai đoạn 2014-2017, Tân Hiệp Phát ghi nhận doanh thu trung bình 7.000 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm. Sang năm 2018, doanh thu của đơn vị sản xuất trà thanh nhiệt Dr Thanh tăng lên 8.300 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 2.000 tỷ đồng. Đến năm 2019, Tân Hiệp Phát thu về 9.200 tỷ đồng, lãi 3.300 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chương trình The Successors do kênh truyền hình Channel NewsAsia thực hiện năm 2018 tiết lộ, Tân Hiệp Phát hướng đến doanh thu 1 tỷ USD trong vài năm tới. Ông chủ Trần Quý Thanh cũng đặt mục tiêu doanh thu đến 3 tỷ USD vào năm 2030.

Chủ thương hiệu trà xanh 0 độ, trà thanh nhiệt Dr Thanh hiện sở hữu 4 nhà máy công suất hàng tỷ lít một năm, sản phẩm xuất khẩu đi 20 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2012, ông Trần Quý Thanh được cho là đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn trị giá 2,5 tỷ USD của Coca-Cola mua lại cổ phần của Tân Hiệp Phát. Nếu chấp nhận thương vụ M&A lịch sử đó, ông chủ Tân Hiệp Phát thậm chí lọt vào danh sách những người giàu nhất hành tinh của Forbes, trước cả tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Bên cạnh việc thành lập và điều hành Tân Hiệp Phát, ông Trần Quý Thanh còn xuất hiện với một số vai trò trong ngành bất động sản. Tháng 6/2017, ông Thanh từng tham gia vào HĐQT của Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn và sở hữu 478.482 cổ phiếu của doanh nghiệp này.

Năm 2018, lần đầu tiên ông Trần Quý Thanh hé lộ về việc mở thêm hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Sau giai đoạn đó, truyền thông ghi nhận Tân Hiệp Phát đã thành lập 11 doanh nghiệp với số vốn điều lệ khoảng 19.000 tỷ đồng để tham gia vào mảng địa ốc. Quỹ đất tập đoàn được ghi nhận ở một số tỉnh, thành phố lớn như Đà Nẵng, TPHCM, Vũng Tàu.

Năm 2019-2020, Tân Hiệp Phát và các lãnh đạo tập đoàn đã thực hiện đấu giá và trúng đấu giá nhiều lô đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tháng 12/2019, Tập đoàn Tân Hiệp Phát trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất gần 8ha tại khu An Hải, An Hội, huyện Côn Đảo với giá đấu 537,33 tỷ đồng (giá khởi điểm 537,1 tỷ đồng).

Năm 2020, ông Trần Quý Thanh trúng đấu giá một khu đất gần 2ha ở phường 10, ngay trung tâm TP Vũng Tàu với giá đấu 394 tỷ đồng, cao hơn khởi điểm gần 140 tỷ đồng. Con gái ông Thanh là bà Trần Ngọc Bích cũng trúng đấu giá 2 khu đất gần 3ha ở huyện Côn Đảo và huyện Đất Đỏ vào tháng 2 và tháng 3/2020.

Trần Quý Thanh giàu cỡ nào?
Trần Quý Thanh giàu cỡ nào?

Vì sao Trần Quý Thanh và con gái bị khởi tố, bắt tạm giam?

Ngày 10-4-2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quý Thanh, người sáng lập và là Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), để điều tra về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cùng tội danh này, C01 còn khởi tố 2 con gái của ông Trần Quý Thanh là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích, trong đó bắt tạm giam Trần Uyên Phương.

Được biết, vụ án liên quan ông chủ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh đã được C01 khởi tố từ tháng 3-2021 để làm rõ liên quan đến đơn tố cáo gia đình ông Thanh. Tuy nhiên, đến tháng 11-2022, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tạm đình chỉ điều tra vụ án do hết thời hạn và cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan công tác giám định.

Cụ thể, vụ án được khởi tố căn cứ vào đơn tố cáo của ông Lê Văn Lâm, tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh, cùng một số cá nhân khác tố cáo bà Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích cùng một số cá nhân thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, là các dự án bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP HCM và Đồng Nai.

Theo đơn tố cáo, ông Trần Quý Thanh cùng một số cá nhân liên quan có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế thông qua việc chuyển nhượng dự án, cổ phần doanh nghiệp, gây thiệt hại cho Công ty cổ phần đầu tư phát triển Kim Oanh hơn 1.000 tỉ đồng.

Trước đó, tháng 12-2020, UBND TP HCM nhận được đề nghị của Bộ Công an về việc ngăn chặn mọi biến động (giao dịch chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, cầm cố, thế chấp…) và yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, pháp lý liên quan tới 33 thửa đất tại quận Bình Tân và TP Thủ Đức đều do bà Trần Uyên Phương đứng tên.

Tại Đồng Nai, theo yêu cầu của Bộ Công an, UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ngành và UBND huyện Long Thành giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động đối với Công ty cổ phần bất động sản Minh Thành Đồng Nai và dự án khu dân cư dịch vụ theo quy hoạch tại xã An Phước, huyện Long Thành (do Công ty bất động sản Minh Thành Đồng Nai làm chủ đầu tư). Các công ty và dự án bất động sản tại Đồng Nai này cũng liên quan trong đơn tố cáo đối với gia đình ông Thanh, bà Uyên Phương.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button