Giáo dục

Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt được sử dụng chủ yếu ở đâu?

A. Trong giao tiếp sách vở

B. Trong giao tiếp hằng ngày

C. Trên các phương tiện truyền thông

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

D. Trong các sinh hoạt lễ hội

Câu 2. Văn bản nào sau đây là sản phẩm của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Một bài thơ

B. Một bài báo

C. Một câu chuyện kể

D. Một mẩu đối thoại

Câu 3. Dòng nào dưới đây nói về tính cá thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong đoạn đối thoại sau:
– Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
– Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
– Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)

A. Đây là câu chuyện của những người cùng làng.

B. Đây là câu chuyện diễn ra trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

C. Đây là câu chuyện nói về lòng yêu làng, yêu quê hương.

D. Đây là câu chuyện của những người nông dân chất phác ở miền trung du.

Câu 4. Tính cụ thể của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trong đoạn đối thoại trên không thể hiện ở ý nào sau đây?

A. Có địa điểm và thời gian cụ thể.

B. Có người nói và người nghe.

C. Có nội dung trao đổi cụ thể.

D. Có cách diễn đạt mang đậm chất địa phương.

Câu 5. Tình cảm, thái độ được thể hiện qua đoạn đối thoại sau là gì?
– Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
– Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
– Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)

A. Thân mật

B. Kẻ cả

C. Trách cứ

D. Nạt nộ

Câu 6. Tính khẩu ngữ của ngôn ngữ trong đoạn đối thoại sau không thể hiện ở từ ngữ nào?
– Nó chết một cái nhà tôi neo người quá, phải những như một mình tôi thì tôi ở lại làng cùng với anh em kia đấy.
– Thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được thì tản cư âu cũng là kháng chiến.
– Thì vưỡn! Lúa dưới ta tốt nhiều chứ? Các ông bà ở đâu ta lên đấy ạ?
(Làng, Kim Lân)

A. Nó chết một cái

B. Những như một mình

C. Cũng là kháng chiến

D. Ở đâu ta

Câu 7. Cụm từ thì vưỡn là:

A. Thành ngữ

B. Cụm từ cố định

C. Biệt ngữ xã hội

D. Từ ngữ địa phương

Câu 8. Câu nào sau đây có chứa từ ngữ chỉ mức độ chắc chắn cao nhất?

A. Chắc là ngày mai sẽ nắng.

B. Gì thì gì mai cũng sẽ nắng.

C. Chắc chắn ngày mai sẽ nắng.

D. Mai mà không nắng thì tôi đi đằng đầu.

Câu 9. Từ nào sau đây không phải tình thái từ?

A. Nghe

B. Nhỉ

C. Nữa là

D. Khoan

Câu 10. Câu ca dao nào sau đây mang dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?

A. Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.

B. Gió sao gió mát trên đầu/ Dạ sao dạ nhớ dạ sầu người dưng.

C. Gặp đây anh nắm cổ tay/ Anh hỏi câu này: Có lấy anh không?

D. Trúc xinh trúc mọc bờ ao/ Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.

đáp án Trắc nghiệm bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 6 C
Câu 2 A Câu 7 D
Câu 3 D Câu 8 D
Câu 4 A Câu 9 D
Câu 5 A Câu 10 C


Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button