Giáo dục

Trắc nghiệm bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Câu 1. Tác giả của Đại Việt sử kí toàn thư là ai?

A. Ngô Sĩ Liên

B. Nguyễn Trãi

C. Nguyễn Du

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

D. Nguyễn Sướng

Câu 2. Vì sao Quốc Tuấn khi nghe những lời “giối giăng” của cha thì dấu kín trong lòng, chỉ đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân, quyền nước đều do ở mình ông mới đem lời cha dặn nói với gia nô Dã Tượng, Yết Kiêu?

A. Vì muốn thử lòng các gia nô dưới quyền mình.

B. Vì muốn thử lòng mình, và muốn làm vơi đi một chuyện không vui.

C. Vì muốn nghiệm lại chủ kiến của mình và tìm thêm người chia sẻ.

D. Vì muốn vững tin hơn vào điều mình không cho là phải.

Câu 3. Ước vọng cao nhất gửi trong lời “giối giăng”của An Sinh Vương với Quốc Tuấn thực chất là gì?

A. Mong con tranh đoạt được ngai vàng của Chiên Lăng về mình.

B. Mong con tranh đoạt được lãnh thổ của Chiên Lăng về mình.

C. Mong con tranh đoạt được đất nước từ trong tay ngoại bang về mình.

D. Mong con tranh đoạt được cả ngôi vị, đất nước từ trong tay Chiêu Lăng về mình.

Câu 4. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên ghi chép:

A. Dựa vào Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu

B. Dựa vào Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Mang tính độc lập của Ngô Sĩ Liên.

Câu 5. Khi vua hỏi về kế đánh quân Nguyên, ngoài kế thanh dã, dùng đoản (binh) chế trường (trận),… không dưới bốn lần, Hưng Đạo Đại Vương đặc biệt nhấn mạnh vào một điều mà ông luôn xem là “thượng sách”. “Thượng sách” đó, nói một cách đầy đủ mà khái quát nhất, là gì?

A. Phải thấy được sức mạnh đoàn kết toàn dân trong cả nước.

B. Vua tôi, tướng sĩ trong cả nước phải đồng tâm hiệp lực với nhau.

C. Vua tôi, tướng sĩ, binh lính phải thực lòng yêu thương nhau.

D. Phải thu phục lòng dân, tập hợp, phát huy bằng được sức mạnh, ý chí đoàn kết toàn dân

Câu 6. Điểm nổi bật nhất trong nghệ thuật sử kí được thể hiện là gì?

A. Cách khắc họa nhân vật ở mọi phương diện.

B. Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động, khắc họa được tính cách nhân vật.

C. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để khắc họa nhân vật.

D. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

Câu 7. Đại Việt sử kí toàn thư ghi chép lại lịch sử trong khoảng thời gian nào?

A.Đời vua Lê Thánh Tông.

B. Đời vua Lê Thái Tông.

C. Họ Hồng Bàng đến khi vua Lê Thánh Tông.

D. Họ Hồng Bàng đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi.

Câu 8. Đại Việt sử kí toàn thư được viết bằng chữ gì?

A. Chữ Nôm

B. Chữ Hán

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Phạn

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng với Trần Quốc Tuấn:

A. Là một vị tướng anh hùng, đầy tài năng mưu lược.

B. Là một người cha nghiêm khắc giáo dục con cái.

C. Là một vị vua đặt tình nhà trên nợ nước.

D. Là một người cống hiến cho đời sau nhiều tác phẩm quân sự có giá trị.

Câu 10. Câu … Xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi chứng tỏ Yết Kiêu, Dã Tượng luôn ghi nhớ quan niệm gì?

A. Làm việc tốt không phải để chờ ân thưởng.

B. Người trung hiếu không tính toán thiệt hơn.

C. Hễ thấy việc trung nghĩa thì phải làm.

D. Đất nước thái bình thì ai ai cũng được hưởng hạnh phúc.

Câu 11. Dòng nào sau đây diễn đạt không đúng mối quan hệ giữa trung và hiếu toát ra từ lời “kể tội” con của Quốc Tuấn: Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra?

A. Trung là gốc là rễ, hiếu là ngọn là cành.

B. Trung là ngọn là cành, hiếu là gốc là rễ.

C. Trung, hiếu đều là gốc là rễ, tuy hai mà chỉ là một.

D. Trung, hiếu đều từ một gốc rễ mà ra.

Câu 12. Sự việc, chi tiết trong đoạn trích được tổ chức, sắp xếp như thế nào?

A. Theo đúng trình tự thời gian

B. Đảo trình tự thời gian

C. Kết hợp rộng rãi cả hai trình tự.

D. Chủ yếu theo trình tự thời gian, nhưng khi cần, có kết hợp với đảo.

đáp án Trắc nghiệm bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 7 D
Câu 2 C Câu 8 B
Câu 3 D Câu 9 C
Câu 4 C Câu 10 D
Câu 5 D Câu 11 B
Câu 6 C Câu 12 D


Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button