Giáo dục

Trắc nghiệm bài Chí khí anh hùng – Trích Truyện Kiều

Câu 1. Đoạn trích Chí khí anh hùng nằm ở vị trí nào trong Truyện Kiều?

A. Từ câu 1299 đến câu 1248.

B. Từ câu 2213 đến câu 2230.

C. Từ câu 723 đến câu 756.

Bạn đang xem: Trắc nghiệm bài Chí khí anh hùng – Trích Truyện Kiều

D. Từ câu 431 đến câu 452.

Câu 2. Hành động nào của Từ Hải bộc lộ rõ nhất lí tưởng anh hùng?

A. Nửa năm hương lửa đương nồng/ Trượng phu thoắt đã, động lòng bốn phương.

B. Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi.

C. Trông vời trời bể mênh mang./ Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 3. Cụm từ “thẳng rong” hiểu theo nghĩa văn cảnh có nghĩa là gì?

A. Đi mau

B. Đi vội

C. Đi thẳng

D. Đi liền một mạch

Câu 4. Kiều nói khi muốn xin đi theo Từ Hải: Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng – Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi” là theo quan niệm của Nho giáo (Tam tòng), nhưng cũng gửi vào đó quan niệm, tình cảm riêng của nàng.
Vậy phận gái chữ tòng có nghĩa là gì?

A. Đã là vợ sẽ đi theo chồng vô điều kiện.

B. Đã là vợ phải phục tùng chồng.

C. Đã là vợ phải theo chồng để chia sẻ, tiếp sức cho chồng.

D. Đã là vợ phải dựa dẫm, lệ thuộc vào chồng.

Câu 5. Nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Từ Hải của Nguyễn Du là gì?

A. Hoàn toàn sáng tạo, không dựa theo bất kì khuôn mẫu nào.

B. Giữ lại những nét tính cách của Từ Hải trong Kim Vân Kiều truyện.

C. Miêu tả theo bút pháp lí tưởng hoá, dùng những hình ảnh ước lệ.

D. Miêu tả theo bút pháp hiện thực, cá tính được thể hiện đậm nét.

Câu 6. Qua đoạn trích Chí khí anh hùng, Từ Hải hiện lên như thế nào?

A. Là con người của sự nghiệp phi thường.

B. Là con người có chí khí, có sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

C. Là người rất tự tin vào tài năng của bản thân.

D. Cả ba đáp án đều đúng.

Câu 7. Lời Từ Hải nhắc Kiều: Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình; Bằng nay bốn bể không nhà – Theo càng thêm bận biết là đi đâu?, đặt trong toàn bộ lời nói Từ Hải, thực chất cũng là một lời khuyên. Ẩn ý của lời khuyên ấy là gì?

A. Hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ một người anh hùng.

B. Hãy thoát khỏi cái tình thông thường của đàn bà con gái.

C. Hãy thoát khỏi tình cảm yếu đuối để sống cho mạnh mẽ.

D. Hãy vượt lên khó khăn, xa cách tạm thời để nghĩ đến tương lai.

Câu 8. Cách hiểu nào chính xác nhất về từ mặt phi thường trong câu thơ Làm cho rõ mặt phi thường?

A. Một con người xuất chúng, hơn người.

B. Diện mạo hơn người, làm được những việc trọng đại.

C. Có ý chí làm được những việc gian khó.

D. Cá tính mạnh mẽ, tinh thông võ nghệ.

Câu 9. Cụm từ hương lửa đương nồng có nghĩa là gì?

A. Tình yêu đương lúc đằm thắm, nồng nàn.

B. Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng đương lúc đằm thắm, nồng nàn.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 10. Cụm từ lòng bốn phương có nghĩa là gì?

A. Ý chí và tấm lòng rộng lớn gửi cả ở bốn phương trời.

B. Ý chí và tấm lòng rộng lớn như không gian bốn phương trời.

C. Chí lớn, lòng khát khao vẫy vùng giữa trời cao biển rộng.

D. Chí lớn, lòng khát khao tung hoành hướng về bốn phương trời.

Câu 11. Cụm tờ thoắt đã động lòng bốn phương cắt nghĩa thế nào là gãy gọn và dễ hiểu nhất?

A. Chợt thấy giục giã trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương.

B. Bỗng nhiên thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi.

C. Bỗng dưng thấy bừng lên trong lòng nỗi khao khát được vẫy vùng bốn phương trời cho thỏa chí tung hoành.

D. Động bụng nghĩ đến bốn phương, đột nhiên thấy rạo rực trong lòng cái hùng tâm tráng chí được vẫy vùng cho thỏa thích.

Câu 12. Tâm phúc tương tri trong lời Từ Hải khuyên Kiều có nghĩa là gì?

A. Biết rõ lòng dạ của nhau.

B. Biết rõ tình cảm của nhau.

C. Biết rõ tính cách của nhau.

D. Biết rõ chí hướng của nhau.

Câu 13. Điểm khác biệt rõ nhất về vẻ đẹp, cốt cách của Từ Hải giữa hai cảnh:
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong
với
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

A. Cảnh ra đi thanh vắng và cảnh trở về đông vui.

B. Cảnh chia tay buồn bã và cảnh đoàn tụ ấm áp, vui vầy.

C. Vóc dáng trượng phu ngày đi và thanh thế người anh hùng ngày về.

D. Cảnh trượng phu khởi nghiệp và sự vinh hiển của người anh hùng.

Câu 14. Chim bằng trong văn học thường có ý nghĩa gì?

A. Tượng trưng cho người anh hùng có bản lĩnh phi thường.

B. Tượng trưng cho người anh hùng khát khao làm nên sự nghiệp lớn.

C. Tượng trưng cho bản lĩnh, sức sống và khát vọng phi thường.

D. Tượng trưng cho một sức mạnh siêu nhiên, kì diệu.

Câu 15. Từ Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương đến Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi có một sự tiếp nối và nhất quán. Đó là gì?

A. Sự tiếp nối và nhất quán trong cốt cách cao đẹp của người anh hùng.

B. Sự tiếp nối và nhất quán trong cách nhìn và miêu tả người anh hùng.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

đáp án Trắc nghiệm bài Chí khí anh hùng – Trích Truyện Kiều

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 9 B
Câu 2 B Câu 10 D
Câu 3 D Câu 11 A
Câu 4 C Câu 12 A
Câu 5 C Câu 13 D
Câu 6 D Câu 14 C
Câu 7 A Câu 15 C
Câu 8 A


Trắc nghiệm Ngữ văn 10 bài Chí khí anh hùng – Trích Truyện Kiều giúp ôn tập và củng cố kiến thức bài học trong chương trình Ngữ văn lớp 10

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button