Giáo dục

Trắc nghiệm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra tại :

A.   Đà Nẵng

B.   Huế

C.   Nghệ An

Bạn đang xem: Trắc nghiệm Ai đã đặt tên cho dòng sông

D.   Quảng Trị

Câu 2. Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn hóa Huế năm:

A. 1964

B.   1965

C.  1966

D.   1967

Câu 3. Ngoài sáng tác văn học, Hoàng Phủ Ngọc Tường từng làm công việc nào sau đây?

A.   Dạy học

B. Họa sĩ

C.   Nhạc sĩ

D.   Bác sĩ

Câu 4. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng tham gia chiến đấu bằng văn nghệ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc nào?

A. Pháp

B. Mĩ

C.   Cả hai đáp án trên

Câu 5. Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về:

A.   Tùy bút

B.   Truyện ngắn

C.   Thơ ca

D.   Bút kí

Câu 6. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng giữ chức vụ nào dưới đây?

A.   Tổng thư kí Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên – Huế

B.   Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên

C.   Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt

D.   Tất cả các đáp án trên

Câu 7. Nội dung sau đúng hay sai? “Năm 1978, Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam”.

A.   Đúng

B.   Sai

Câu 8. Phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Tường:

A.   Kết hợp nhuần nhuyễn chất giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,…

B.   Xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tìm kiếm những cách biểu đạt mới bằng những câu tự do, xoá bỏ mọi ràng buộc, khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường để mở đường cho một cơ chế liên tưởng phóng khoáng nhằm đem đến cho tác phẩm một mĩ cảm hiện đại với hệ thống hình ảnh và ngôn từ mới mẻ.

C.   Sáng tác của ông sức mạnh trí tuệ được biểu tượng trong khuynh hướng suy tưởng – triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh tài hoa.

Câu 9. Sở trường sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường  là

A. Tùy bút

B. Tản văn

C. Bút kí

D. Truyện ngắn

Câu 10. Để minh chứng có một dòng sông thi ca về sông Hương tác giả đã dẫn ra những nhà thơ nào sau đây?

A. Tản Đà – Cao Bá Quát – Nguyễn Khuyến – Tố Hữu

B. Tản Đà – Cao Bá Quát – Tú Xương – Tố Hữu

C. Tản Đà – Cao Bá Quát – Bà Huyện Thanh Quan – Tố Hữu

D. Tản Đà – Cao Bá Quát – Hồ Xuân Hương – Tố Hữu

Câu 11. Đâu không phải là yếu tố tạo nên thành công của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông??

A. Vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.

B. Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.

C. Tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.

D. Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.

Câu 12. Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?

A. Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.

B. Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.

C. Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.

D. Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.

Câu 13. Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

A. Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.

B. Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.

C. Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.

D. Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất – thành phố Huế.

Câu 14. Thể loại văn học chủ yếu trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường

A. Kí

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Thơ

Câu 15. Sáng tác nào sau đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã được trao Giải thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

A. Rất nhiều ánh lửa (1980)

B. Hoa trái quanh tôi (1995)

C. Ngọn núi ảo ảnh (2000)

D. Miền gái đẹp (2002)

Câu 16. Dòng nào nêu đúng mạch cấu trúc nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? (sách Ngữ văn 12)?

A. Văn bản miêu tả dòng sông Hương với những đặc điểm địa lí cụ thể, gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân thành phố Huế.

B. Văn bản miêu tả dòng sông Hương ở hai trạng thái cơ bản: mãnh liệt, dữ dội đầy sức mạnh ở thượng lưu và êm đềm, dịu dàng, trầm mặc khi xuôi về đồng bằng và nhất là khi vào thành phố Huế.

C. Văn bản miêu tả dòng sông Hương theo suốt dọc thủy trình của nó (lúc ở thượng nguồn, khi xuôi về đồng bằng và ngoại thành Huế, vào thành phố Huế và rời khỏi Huế) đồng thời tái hiện dòng sông trong lịch sử và thi ca của dân tộc.

D. Văn bản tái hiện hình ảnh dòng sông Hương từ khởi nguồn của nó cho đến lúc trở thành một dòng sông lớn, gắn bó mật thiết và trở thành một biểu tượng của thành phố Huế.

Câu 17. Nhà thơ nào không được nhắc đến trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? khi tác giả nói về sông Hương như một “dòng thi ca” trong lịch sử văn học dân tộc?

A. Tố Hữu

B. Cao Bá Quát.

C. Huy Cận.

D. Tản Đà.

Câu 18. Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã không nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

A. Thế kỉ XVIII, dòng sông Hương soi bóng xuống kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, để rồi thế kỉ XIX, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp.

B. Dòng sông và thành phố Huế nhận được sự cảm thông và động viên, khích lệ của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế trong mùa xuân Mậu Thân 1968.

C. Dòng sông là chứng nhân lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 19. Nhân vật chính trong truyện Ai đã đặt tên cho dòng sông?

A. Dòng Sông Hương

B.  Cái tôi của tác giả

C. Thiên nhiên xứ Huế.

D.Con người xứ Huế

Câu 20. Sông Hương đã được tác giả so sánh với hình ảnh nào sau đây?

A. Như một cô gái Di gan phóng khoáng và man dại

B. Như một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya

C. Như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

D. Tất cả đều đúng

Câu 21. Tác giả đã không dùng hình ảnh nào để diễn tả sông Hương khi đi trong lòng thành phố Huế?

A.  Chảy lặng lờ

B. Ngập ngừng như muốn đi, muốn ở

C. Mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng

D. Như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói

Câu 22. Trong phần miêu tả dòng sông Hương ở rừng già phía thượng nguồn, tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? đã nêu lên đặc điểm gì trong “phần tâm hồn sâu thẳm” của dòng Hương giang?

A. Sông Hương mang trong mình một sự dịu dàng, đằm thắm.

B. Sông Hương mang một sắc đẹp “dịu dàng và trí tuệ” của một người phụ nữ chín chắn, “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

C. Sông Hương mang một vẻ đẹp phóng khoáng và man dại, “một tâm hồn tự do và trong sáng” của một cô gái trẻ trung đầy sức sống.

D. Sông Hương, từ lúc mới ra đời, đã có mối dây liên hệ, gắn bó kì lạ với thành phố Huế.

Câu 23. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết theo thể loại nào?

A. Tùy bút.

B. Kí sự.

C. Hồi kí.

D. Bút kí.

Câu 24. Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?gồm mấy phần?

Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?gồm ba phần

A. Hai phần

B. Ba phần

C. Bốn phần

D. Năm phần

Câu 25. Bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? gần gũi với thể loại nào nhất?

A. Hồi kí

B. Phóng sự

C. Tùy bút

D. Truyện ngắn

Câu 26. Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? so sánh với:

A. điệu slow chậm rãi, sâu lắng và trữ tình.

B. những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích.

C. người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng Hương.

D. những hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy.

Câu 27. Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, sông Hương mang “vẻ đẹp trầm mặc nhất” ở:

A. đoạn từ ngoại ô Kim Long đến Cồn Hến.

B. đoạn chảy qua các ngọn đồi xuôi về Thiên Mụ, nơi có những lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn thấp thoáng trong những cánh rừng thông u tịch.

C. đoạn từ thượng nguồn về ngã ba Tuần rồi đến chân núi Ngọc Trản với những “khúc quanh đột ngột”, “những đường cong thật mềm”.

D. đoạn từ Cồn Hến qua Vĩ Dạ rồi rẽ ngoạt sang hướng đông tây để gặp thị trấn Bao Vinh.

Câu 28. Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi miêu tả đoạn sông Hương vòng về “gặp lại” thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, tác giả đã so sánh dòng sông với:

A. “một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.”

B. “một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ…người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.”

C. nàng Kiều sau đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã.

D. người tài nữ đánh khúc đàn lúc đêm khuya để giã biệt người yêu.

Câu 29. Điền vào dấu […] để hoàn thành câu văn trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?: 

“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như […].”

A. “một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”.

B. “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”.

C. “một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác.”

D. “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”.

Câu 30. Hình ảnh nào sau đây trong bài kí không phải tác giả dùng để diễn tả về dòng sông Hương?

A. Như một vành trăng non

B. Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo

C. Một ngượi con gái dịu dàng của đất nước

D. Như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu

Câu 31. Thông tin nào sau đây không đúng với tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?

A. Tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa khả năng nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều nhờ vốn kiến thức tổng hợp, sâu rộng.

B. Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.

C. Thể loại sở trường của ông là truyện ngắn và kí.

D. Với những thành tựu và cống hiến của mình cho văn nghệ nước nhà, ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Câu 32. Nơi nào Hoàng Phủ Ngọc Tường sống, học tập, hoạt động văn nghệ lâu nhất ở đâu?

A. Hà Nội.

B. Huế

C. Sài Gòn

D. Nam Định

Câu 33. Sáng tác nào sau đây của Hoàng Phủ Ngọc Tường là thuộc thể loại thơ?

A. Ngôi sao trên đỉnh Phù Vân Lâu (1971)

B.Những dấu chân qua thành phố (1967)

C.Rất nhiều ánh lửa (1980)

D.Bản di chúc của “cỏ lau” (1997)

Câu 34. Tập “Ai đã dặt tên cho dòng sông” gồm mấy bài bút kí?

A. Năm bài

B. Sáu bài

C. Bảy bài

D.  Tám bài

Câu 35. Bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được tác giả viết vào thời gian nào?

A. 1980

B. 1981

C. 1985

D.1986

đáp án Trắc nghiệm Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 19 B
Câu 2 A Câu 20 D
Câu 3 A Câu 21 D
Câu 4 B Câu 22 C
Câu 5 D Câu 23 D
Câu 6 D Câu 24 B
Câu 7 B Câu 25 C
Câu 8 A Câu 26 A
Câu 9 C Câu 27 B
Câu 10 C Câu 28 C
Câu 11 A Câu 29 A
Câu 12 A Câu 30 A
Câu 13 D Câu 31 C
Câu 14 A Câu 32 B
Câu 15 C Câu 33 B
Câu 16 C Câu 34 D
Câu 17 C Câu 35 B
Câu 18 D


Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập bài Ai đã đặt tên cho dòng sông có đáp án.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button