Tổng hợp

Trả bài là gì? Để trả bài đầu giờ không còn là nỗi sợ hãi của học sinh

Trả bài là gì?

Trả bài là ý nói học sinh trình bày bài đã học trước thầy giáo. Chỉ học sinh trình bày trước giáo viên bài đã học để giáo viên kiểm tra hoặc thầy giáo nhận xét trước học sinh về những bài tập họ đã làm.

Trả bài là gì?
Trả bài là gì?

Trả bài cũ trên lớp, học trò khiếp sợ

Trả bài cũ đầu mỗi tiết học của thầy cô giáo thường khiến cho một bộ phận học sinh khiếp sợ, ngán ngẫm.

Thầy cô càng trả bài nhiều, học sinh càng chán môn học, nhất là các môn xã hội bởi nó tạo nên một áp lực học tập vô cùng lớn cho học trò. Tuy nhiên, việc trả bài này không phải bao giờ cũng mang lại hiệu quả đích thực.

Bởi, việc trả bài cũ như vậy khiến cho nhiều em học sinh học đối phó bằng cách đọc lướt nhanh đầu giờ rồi lên trả cho thầy cô để có điểm nên cách kiểm tra và cách học này lại rất khó giúp cho các em nắm được kiến thức lâu dài.

Có điều, Bộ Giáo dục quy định như vậy, thì nhiều giáo viên áp dụng và thực hiện vậy. Một thói quen khó bỏ của nhiều thầy cô giáo hiện nay là khi vào lớp thì…trả bài cũ đối với học trò là việc đầu tiên.

Sự việc thầy giáo Lê Trường Thọ – giáo viên chủ nhiệm lớp 7A3, trường Trung học cơ sở Long Hòa (huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) đang trở thành tâm điểm của dư luận trong mấy ngày nay.

Theo phản ánh từ phụ huynh với Ban giám hiệu nhà trường thì thầy Thọ đã đánh một nữ sinh trong lớp mình chủ nhiệm bị “vẹo cột sống” mà nguyên nhân là do em này không thuộc bài cũ.

Trong nội quy mà thầy chủ nhiệm lớp 7A3 đã đề ra là học sinh không thuộc bài là bị thầy đánh. Càng là “cán bộ” lớp thì hình phạt càng được tăng lên.

Thế nhưng, điều mà thầy cô nào đang dạy học cũng phải từng chứng kiến là học sinh bây giờ không thuộc bài cũ là chuyện…rất bình thường và xảy ra thường xuyên.

Nếu đánh học trò vì “tội” này thì có lẽ thầy cô giáo phải đánh suốt ngày. Vì thế, điều quan trọng nhất là thầy cô linh hoạt để kiểm tra bài cũ của các em.

Những em chịu khó học bài thì không sao, những em không chịu học bài ở nhà thì tìm cách khác để có thể hoàn thành các cột điểm trên lớp và cũng là cách lôi kéo học trò đến với môn học của mình.

Hiện nay, theo Thông tư 58 của Bộ Giáo dục thì trong tất các các môn học dù ít tiết hay nhiều tiết cũng đều có điểm kiểm tra miệng.

Vì thế, mỗi môn học, học sinh ít nhất cũng phải 1 lần/ học kỳ phải lên trả bài cũ cho thầy cô để hoàn thành cột điểm.

Thế nhưng, thực tế thì học sinh có nhiều em gọi nhiều lần vẫn không lên trả bài hoặc lên bảng trả bài lại cũng không thuộc được những yêu cầu của thầy cô giáo.

Cho điểm 0 thì tội học trò mà không cho điểm thì thiếu cột điểm không thể tổng kết vào cuối học kỳ. Vì thế, một số thầy cô sẽ tạo áp lực bằng hình thức là phạt học trò với hy vọng để các em sợ mà học.

Từ thực tế đi dự giờ của nhiều đồng nghiệp, chúng tôi vẫn thấy nhiều giáo viên thực hiện máy móc việc kiểm tra bài cũ ở phần đầu tiết dạy của mình.

Đầu giờ học, thầy cô lật sổ điểm ra gọi học sinh lên trả bài và có lẽ đây là lúc mà học sinh ngao ngán nhất.

Dù là học sinh giỏi hay dở, thuộc bài hay không thuộc bài nhưng khi bị gọi thì các em đều ngại ngùng và miễn cưỡng lên trả bài. Những em học sinh đã lớn mà không thuộc bài thì rất hay mắc cỡ trước bạn bè.

Trong khi, mỗi buổi có nhiều môn học mà môn nào thầy cô cũng trả bài như vậy thử hỏi học sinh nào không ngán. Có điều, khi không thuộc bài là giáo viên ghi vào số đầu bài của lớp.

Cuối tuần sinh hoạt lớp là đương nhiên học sinh đó bị giáo viên chủ nhiệm quở trách, thậm chí phạt học trò. Nhiều trường còn gọi học trò đứng trước cờ vào tiết sinh hoạt đầu tuần…

Dần dần, một số học sinh chán môn học, chán thầy cô và kệ mặc tất cả.

Thực tế, việc lấy điểm kiểm tra miệng cho học trò giáo viên không nên cứng nhắc, máy móc quá. Bởi, từ lâu ngành giáo dục, các Hội đồng bộ môn cũng đã từng định hướng giáo viên linh hoạt ở phần này để tạo tâm thế học bài cho các em học sinh.

Việc trả bài để lấy điểm miệng có thể linh hoạt trong quá trình giảng dạy của giáo viên như gọi học sinh xây dựng bài thì cho điểm.

Hoặc, sau phần giảng lý thuyết thì giáo viên gọi một số em lên bảng làm bài tập để lấy điểm luôn.

Việc lấy điểm bằng hình thức lên bảng làm bài tập hoặc cho các em làm bài tập nhóm vừa nhanh mà học sinh không ngán, không chán môn học của mình mà mình đang giảng dạy.

Thực tế, trong quá trình giảng dạy, người thầy phải thực hiện rất nhiều những hoạt động dạy học, đồng thời phải hoàn thành các cột điểm cho học trò.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay một số em có mục đích và động lực học tập không cao. Vì thế, việc tạo cho các em yêu thích môn học là điều mà thầy cô cần phải hướng tới.

Chuyện phải có cột điểm miệng đó đã là yêu cầu bắt buộc của ngành giáo dục và đó được xem là pháp lệnh nên giáo viên phải hoàn thành cột điểm.

Song, giáo viên cũng cần linh hoạt, mềm dẻo trong việc kiểm tra học trò bằng nhiều cách khác nhau để không quá gây áp lực cho học trò.

Điều quan trọng là đừng đề ra và áp dụng những hình phạt phản cảm cho học trò và xã hội. Đánh học trò không chỉ khiến cho thầy cô liên lụy mà điều cơ bản là tự làm mất hình ảnh của chính mình trước mọi người.

Đồng thời, đó cũng thể hiện sự bất lực của người thầy trước học trò.

Thầy cô hãy thay đổi phương pháp dạy, quản lý học trò linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Không nên máy móc, cứng nhắc quá như một số trường hợp mà chúng ta đang phải chứng kiến.

Đánh học trò không phải là phương pháp hay mà là điều cấm kỵ của người thầy. Điều quan trọng là cũng không thay đổi được thái độ học tập của học trò từ những đòn roi.

Trả bài cũ trên lớp, học trò khiếp sợ
Trả bài cũ trên lớp, học trò khiếp sợ

Để trả bài đầu giờ không còn là nỗi sợ hãi của học sinh

Trả bài đầu giờ là việc thầy cô bộ môn gọi từng bạn lên trước lớp để kiểm tra bài cũ. Đa số học sinh khi được hỏi đều vô cùng sợ hình thức kiểm tra bài này.

Thậm chí theo bạn M.Hằng (Lớp 11, THPT Đống Đa, Hà Nội): “Mỗi lần cô giáo mở danh sách lớp ra là một lần mình bị đau tim. Mặc dù đã học bài rồi nhưng vẫn không tránh được cảm giác đó. Một năm có không biết bao nhiêu lần nên số lần ôm ngực của mình cứ tăng dần đều”.

Đa số giáo viên thường lựa chọn hình thức chọn học sinh lên kiểm tra dựa vào danh sách lớp và những bạn thiếu điểm miệng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô ngẫu hứng lại thích gọi bất chợt có số ngày sinh trùng hợp lịch hôm đó, hay sinh nhật trong tháng đó, thậm chí gọi tất cả những bạn đeo kính cận màu trắng hay bất kì một màu nào. Những cách gọi lên kiểm tra bài đa dạng, độc đáo như thế này của các thầy cô khiến ngay cả các bạn đã học bài kĩ rồi cũng cảm thấy run chứ chưa nói những bạn chưa học kĩ hoặc chưa học.

Ngọc Anh (Lớp 11, THPT Việt Đức, Hà Nội) nói: “Mặc dù hôm nào trước khi tới lớp mình cũng học bài rất kĩ nhưng mỗi lần đứng trước lớp mình đều run như cầy sấy, nói năng loạn xạ, quên hết những gì đã học nên điểm lúc nào cũng chỉ được 6, 7.”

Điểm miệng là một trong những điểm “ngon ăn” trong kì. Do đó, vượt qua khỏi cảm giác sợ hãi, run lẩy bẩy và nói năng lắp bắp, bạn chắc chắn sẽ đạt được số điểm như mong muốn. Dưới đây là một vài gợi ý để trả bài đầu giờ không còn là nỗi sợ hãi.

Đừng “mua” thêm áp lực!

Việc đứng trước lớp nói đã là một khó khăn đối với những bạn thiếu tự tin, việc hàng chục con mắt phía dưới ngước nhìn lên bạn lại càng khó khăn hơn. Đừng quan tâm tới điều đó. Hãy luôn nhớ rằng những người ở dưới cũng không chú ý nhiều tới bạn đâu vì họ cũng đang mải xem lại bài. Cũng đừng sợ xấu hổ khi trả lời sai, đừng sợ mọi người cười. Không ai có quyền cười bạn cả. Còn giáo viên ư, đừng lo. Thầy cô sẽ không mắng bạn nếu bạn nói một câu ngớ ngẩn nào đó đâu. Do đó, đừng run sợ và tạo thêm áp lực cho mình.

Phớt lờ những phiền nhiễu phía dưới

Khi bạn bị gọi lên bảng sẽ không tránh được một vài cặp mắt phía dưới nhìn lên. Có thể là những tiếng cổ vũ, những ánh mắt động viên, thậm chí là những cái cười khểnh khinh bỉ. Đừng tưởng những điều đó không ảnh hưởng gì tới tâm lý. Nó có thể khiến bạn quên đi nhiều thứ trong đầu đó. Do vậy, nếu không làm chủ được mình thì hãy nhìn sang hướng khác và đừng quan tâm tới những điều đó.

“Há miệng chờ sung” ư? Đừng ảo tưởng!

Dù bạn học bài rồi hay chưa học bài thì chắc hẳn cũng khó tránh đôi ba lần quên mất ý tiếp theo phải nói là gì. Trong trường hợp này bạn thường bị bối rối và có xu hướng nhìn xuống dưới để cầu tiếp viện. Tuy nhiên, những âm thanh rì rầm phía dưới chỉ khiến bạn bị cuống thêm. Có thể nhờ đó mà bạn nhớ ra phần mình quên nhưng rất ít. Đa số, sau khi lắng nghe bạn bè nhắc gì bạn sẽ bị cuốn theo những câu từ cụt lủn ở phía dưới. Do vậy, phần trình bày của bạn bị đứt quãng, câu cú không rõ ràng, bố cục không có.

Bình tĩnh, tự tin – mấu chốt của thành công

Có thể bạn cảm thấy những điều này là xáo rỗng nhưng nó không hề thừa. Bạn học bài rồi? Vậy thì tại sao không thử tự tin trình bày một lần xem sao nhỉ? Thay vì rụt rè nói một cách chậm rãi. Còn nếu đang nói mà bạn quên mất ư? Đừng quá lo lắng. Bình tĩnh nhớ lại trong đầu, 90% bạn sẽ nhớ lại trong trường hợp bạn đã học rồi. Còn không, bạn đã bao giờ thử nói với thầy cô rằng: “Thưa cô, em chắc chắn đã học bài này rồi nhưng bỗng dưng em bị quên mất, cô có thể gợi ý cho em không?”chưa? Đừng sợ, đa số thầy cô khi xem bạn trình bày phần trước sẽ biết bạn có học bài hay không. Các thầy cô đều muốn học sinh mình đạt điểm cao nên sẽ không ngại giúp đâu. Đương nhiên, điểm số của bạn sẽ không cao như tự trả lời rồi.

Để trả bài đầu giờ không còn là nỗi sợ hãi của học sinh
Để trả bài đầu giờ không còn là nỗi sợ hãi của học sinh

Tuy nhiên, hoàn thành tốt bài kiểm tra miệng với điểm khá cũng là vui rồi, đúng không nào!? Hãy thư giãn khi cô gọi danh sách lên bảng, bình tĩnh và tự tin sẽ giúp bạn trả lời tốt và đạt điểm cao.

********************

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button