Giáo dụcLớp 9

Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương

Đề bài: Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương

tinh huong truyen chuyen nguoi con gai nam xuong

Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương
 

Bạn đang xem: Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương

1. Tóm tắt nội dung tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Vũ Nương là người con gái vừa xinh đẹp lại vừa có đức hạnh được gả cho Trương Sinh, con trai nhà hào phú. Biết chồng có tính hay ghen, vậy nên trong đạo vợ chồng, nàng luôn giữ đúng chuẩn mực, khuôn phép. Khi chồng đi lính, nàng thủy chung đợi chờ, đảm đang chăm lo việc nhà, hết mực hiếu thảo với mẹ chồng và chăm sóc con nhỏ. Để con có được tình yêu thương của người cha, cứ tối đến Vũ Nương chỉ lên chiếc bóng của mình trên vách và nói đó chính là cha Đản. Khi Trương Sinh đi lính trở về, chỉ vì câu nói ngây ngô của đứa con thơ, chàng ta đem lòng nghi ngờ sự thủy chung của vợ, không nghe lời giải thích đã mắng nhiếc, đuổi đánh Vũ Nương. Vì quá uất ức, đau buồn nên Vũ Nương đã quyết định gieo mình quyên sinh dưới dòng sông Hoàng Giang để chứng minh sự trong sạch và giữ gìn khí tiết của bản thân. Sau khi nàng tự tử, vào một đêm dưới ngọn đèn, bé Đản chỉ lên bóng của Trương Sinh và nói đó là cha, lúc này chàng ta mới hiểu ra tất cả và hối hận nhưng đã quá muộn. Nhờ Phan Lang, Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan tuy nhiên nàng mãi mãi không trở về dương gian được nữa.
 

2. Tình huống truyện Chuyện người con gái Nam Xương

– Tình huống 1: Vũ Nương là người con gái tài sắc, đức hạnh vẹn toàn nhưng lấy phải người chồng ít học, lại có tính hay ghen
– Tình huống 2: Khi chồng ra chiến trận, nàng chăm lo chu toàn mọi việc nhà, hiếu thảo với mẹ chồng và hết mực yêu thương con. Vì thương con thiếu vắng tình cha nên cứ tối đến, nàng chỉ lên chiếc bóng của mình trên tường và nói đó là cha bé Đản, cũng để vơi bớt nỗi nhớ chồng
– Tình huống 3: Hết hạn đi lính, Trương Sinh trở về, nhưng Vũ Nương chưa được hưởng hạnh phúc sum họp gia đình được bao lâu thì xảy ra bi kịch. Trong một lần, bé Đản buột miệng nói “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ im thin thít…”. Chỉ vì sự nóng nảy, thiếu suy nghĩ, ghen tuông quá mức đến mức mù quáng, không phân biệt được đúng/sai mà chàng ta nổi giận, mắng nhiếc và đánh đuổi Vũ Nương hết sức thậm tệ.
– Tình huống 4: Vũ Nương gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử để giữ gìn khí tiết còn Trương Sinh sau đó, vào một đêm dưới ngọn đèn, bé Đản chỉ vào cái bóng trên tường và nói đó là cha. Chàng ta hiểu ra sự tình nhưng đã quá muộn.
– Tình huống 5: Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan nhưng không thể trở về dương gian.
=> Việc xây dựng các tình huống truyện hết sức độc đáo đã giúp tác giả Nguyễn Dữ thể hiện nội dung, tư tưởng chủ đề tác phẩm.

—————–HẾT——————–

Qua việc dựng lên tình huống truyện đặc sắc, kịch tính, nhiều bất ngờ, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ không chỉ tái hiện cuộc sống và số phận đầy oan trái của của nàng Vũ Nương mà còn hướng đến phản ánh hiện thực, cảm thông và bênh vực cho những con người nhỏ bé, không có tiếng nói trong xã hội. Tìm hiểu thêm về tác phẩm, các em có thể tham khảo: Phân tích bài Chuyện người con gái Nam Xương, Ý nghĩa cái bóng trong Chuyện người con gái Nam xương,Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, Thân phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua Chuyện người con gái Nam Xương.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button