Giáo dục

Tìm hiểu nội dung văn bản Sông nước Cà Mau – lớp 6

Tìm hiểu nội dung văn bản Sông nước Cà Mau – lớp 6

Nhà thơ Xuân Diệu đã từng có một bài thơ rất hay về vùng đất Cà Mau ở địa đầu Tổ quốc là bài Mũi Cà Mau. Cũng với vùng đất đó, nhà văn Đoàn Giỏi cũng đã có một bài kể về cuộc sống và phong cảnh nơi đây. Hôm nay THPT Ngô Thì Nhậm sẽ cùng các em tìm hiểu về vùng đất đã gợi bao cảm hứng sáng tác đó qua bài tìm hiểu nội dung văn bản Sông nước Cà Mau trong chương trình văn học lớp 6.

Sông nước Cà Mau

1. Tìm hiểu về văn bản Sông nước Cà Mau

Đất rừng phương Nam là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học thiếu nhi nước ta. Từ khi ra mắt (1957) tác phẩm đã có sự hấp dẫn đặc biệt lâu dài với bạn đọc nhiều lần và được dựng thành phim Đất Phương Nam có nhiều tập. Tuy chỉ là một đoạn trích nhưng Sông nước Cà Mau có thể xem là một bài văn miêu tả khá hoàn chỉnh về cảnh quan sông nước vùng Cà Mau ở cực Nam Tổ quốc.

Bạn đang xem: Tìm hiểu nội dung văn bản Sông nước Cà Mau – lớp 6

Khi viết văn bản Sông nước Cà Mau tác giả nhập vào vai người kể, xưng “Tôi” tức là nhận vật bé An trong tác phẩm. Điểm nhìn để có thể quan sát và miêu tả là trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch vùng Cà Mau đổ ra con sông Năm Căn rồi dừng lại ở chợ Năm Căn. Trình tự miêu tả của đoạn trích đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau sau đó tập trung miêu tả và thuyết trình về các kênh rạch, sông ngòi với các cảnh vật hai bên bờ; cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

Vị trí ấy tạo ra thuận lợi cho việc quan sát và miêu tả cảnh quan một vùng sông nước rộng lớn theo trình tự hợp lí, tự nhiên: Từ trên thuyền để miêu tả lần lượt các sông rạch và cảnh qua hai bên bờ, có thể miêu tả kĩ hoặc lướt qua tuỳ ấn tượng của cảnh đối với người kể để hình dung như một thước phim lúc quay nhanh, lúc quay chậm, lúc cận cảnh lúc bao quát toàn cảnh. Tác giả đã vận dụng tường tận những hiểu biết về địa lý, ngôn ngữ địa phương để đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích về địa danh, cách đặt tên sông rạch làm phong phú thêm sự hiểu biết cho người đọc.

2. Cảnh quan thiên nhiên vùng Cà Mau

Ấn tượng ban đầu của tác giả về sông nước Cà Mau chỉ là những hình ảnh khái quát: sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện; trời, nước, mây toàn sắc xanh; tiếng sóng biển rì rào, đây là một không gian rộng lớn mênh mông được diễn tả qua cả thính giác và thị giác nhằm miêu tả phong cảnh có hồn và sống động nhất. Tác giả đã phối hợp vừa tả vừa kể; liệt kê, điệp từ; dùng những tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác vẽ ra trước mắt người đọc dòng sông Năm Căn đẹp hùng vĩ.

Khi đặt tên cho các sông, kênh rạch ở Cà Mau, tác giả đã dựa vào những đặc điểm có sẵn của sông, khiến cho thiên nhiên thêm tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống gần thiên nhiên nên cách đặt tên cho địa danh cũng rất giản dị, tư nhiên.

Sự rộng lớn hùng vĩ cũng được miêu tả qua hình ảnh con sông rộng hơn ngàn thước; nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá dưới nước bơi từng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng; rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cách dùng từ của tác giả vô cùng chính xác và tinh tế. Trong đoạn văn tác giả miêu tả màu sắc rừng đước bằng những từ như xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ đã làm hiện lên trước mắt người đọc một lớp cây từ non đến già vô cùng đẹp và bắt mắt.

Sông nước Cà Mau

3. Cảnh chợ Năm Căn

Tác giả miêu tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, trú phú và độc đáo nhất cụ thể như sau:

– Đông vui, trù phú: những đống gỗ cao như núi, những bến phà nhộn nhịp, những ngôi nhà ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực.

– Độc đáo: họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thề mua mà không cần ra khỏi thuyền; đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người dân tộc.

– Họp ngay trên sông nước với những nhà bè như những khu phố nổi, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, có thề mua mà không cần ra khỏi thuyền; đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người dân tộc, tất cả đã tạo nên khung cảnh trù phú, tấp nập, độc đáo.

Như vậy, trong văn bản Sông nước Cà Mau, tác giả đã dùng triệt để nghệ thuật miêu tả để làm nổi bật trước mắt người đọc cảnh sông nước đẹp nên thơ nhưng cũng rất hùng vĩ. Thiên nhiên con người trong Sông nước Cà Mau hòa quyện vào nhau tạo nên một Cà Mau đẹp độc đáo, ấn tượng trong lòng người đọc, người nghe.

Trên đây, THPT Ngô Thì Nhậm vừa giúp các em học sinh tìm hiểu nội dung văn bản Sông nước Cà Mau trong chương trình văn học lớp 6. Chúc các em nhanh chóng nắm được nội dung bài học này và học tập ngày càng tốt hơn!

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button