Giáo dục

Bài 3 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 130 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài:

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho tháy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đảm hạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)

Bạn đang xem: Bài 3 trang 130 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ này.

Gợi ý trả lời 3 tập trang 130 SGK văn 10 tập 1

Cách trình bày 1

Ở hai câu 5, 6, tác giả nói đến chuyện “ăn” và “tắm” một cách đầy thích thú. Theo vòng quay bốn mùa quanh năm, việc “ăn”, “tắm” của “ta” thuận theo tự nhiên, hoà hợp với tự nhiên ; đạm bạc, thanh bần nhưng thú vị, thanh thản.

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa bào cũng thong dong, thảnh thơi. Cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, bình yên vô cùng.

Cách trình bày 2

– Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6:

+ Các sản vật: Mùa thu ăn măng trúc, đông ăn giá=>Món ăn dân dã, thanh đạm nhưng không cơ cực.

– Khung cảnh sinh hoạt: xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao =>thú vui tao nhã, thanh bần

=> Cuộc sống thôn quê chất phác, đạm bạc nhưng thanh cao. Sự hòa quyện, gắn bó giữa con người và thiên nhiên.

– Giá trị nghệ thuật:

+ Hình ảnh dung dị, mộc mạc, chân tình.

+ Ngắt nhịp: 1/3/1/2 => nhấn mạnh các mùa trong năm, mùa nào thức nấy.

Cách trình bày 3

– Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt hết sức giản dị, đạm bạc mà thanh cao, lối sống hoà nhập cùng cỏ cây hoa lá.

 Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

   Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao ?

Nhịp thơ của hai câu là 1/3/1/2. Nhịp một nhấn mạnh vào các mùa trong năm, ăn, tắm đều thích thú, mùa nào thức ấy. Cách sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên.

– Măng, trúc, giá, hồ sen, ao tất cả đều gần gũi với cuộc sống quê mùa chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc mà thanh cao. Cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực, còn thiếu thốn nhưng đó là thú nhàn, là cuộc sống hoà nhịp với tự nhiên của con người. Từ trong cuộc sông nhàn ấy là toả sáng nhân cách.

Cái thú cảnh sông nhàn ẩn dật mang tính triết lí của các Nho sĩ là ở chỗ: trong thời loạn lạc, người có nhân cách cao đẹp phải xa lánh cuộc bon chen tầm thường, tìm đến nơi yên tĩnh, vui thú cùng cỏ cây, vạn vật, an lòng với cảnh nghèo khó, sống hoà mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được cốt cách thanh cao, trong sạch.

Cách trình bày 4

Cuộc sống ẩn cư ở nông thôn tuy đạm bạc mà nhưng với Nguyễn Bỉnh Khiêm lại không hề kham khổ, đạm bạc:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,…. những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.

Tham khảo thêm: Cảm nhận bài thơ Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 3 trang 130  SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.


Trả lời câu hỏi bài 3 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button