Giáo dục

Tiểu sử nhà văn Victor Hugo

Tiểu sử Nhà văn Victor Hugo

THPT Ngô Thì Nhậm xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Victor Hugo được trích dẫn qua tác phẩm “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11 để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.

Victor Hugo (26 tháng 2, 1802 tại Besançon – 22 tháng 5, 1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch danh tiếng nhất của nước Pháp, là nhân vật dẫn đầu phong trào lãng mạn (the romantic movement) của nền Văn Chương Pháp. Victor Hugo là con út của ông Joseph Léopold Sigisbert Hugo (1773-1828) và bà Sophie Trébuchet (1772-1821). Ông sinh năm 1802 tại Besançon (thuộc vùng Franche-Comté) và ông đã sinh sống tại Pháp gần hết cuộc đời. Tuy nhiên, ông đã chọn cuộc sống tha hương dưới thời vua Napoléon III của Pháp — ông đã sống ở Bỉ (1851), ở đảo Jersey (1852-1855) và ở đảo Guernsey (1855-1870 và 1872-1873).

Các tác phẩm của ông gồm 45 cuốn với hai cuốn tiểu thuyết được toàn Thế Giới biết đến, là cuốn “Nhà Thờ Đức Bà” (Notre Dame de Paris, 1831) và cuốn “Các Kẻ Khốn Cùng” (Les Misérables, 1862), với hai nhân vật trong chuyện là anh gù Quasidomo trong cuốn tiểu thuyết trước và Jean Valjean trong cuốn sau.

Bạn đang xem: Tiểu sử nhà văn Victor Hugo

Khả năng sáng tạo của Victor Hugo rất lớn lao, mỗi ngày ông có thể làm 100 câu thơ hay viết 20 trang tiểu thuyết và qua các tác phẩm của ông, đã phản ánh các phong trào chính trị và văn chương của thời đại, đã bộc lộ rõ niềm tin của ông nơi Khoa Học, nền Dân Chủ và Tự Do. Victor Hugo đã chào đời vào năm 1802 và qua đời năm 1885, và do các tác phẩm đồ sộ, thế kỷ 19 với nền văn chương đặc sắc của nước Pháp đã được gọi là “Thế Kỷ của Victor Hugo”.

Các năm thiếu thời (1802-1830)

Victor Hugo chào đời vào ngày 26 tháng 2 năm 1802 trong tỉnh Besancon, nước Pháp, là con trai thứ ba của ông Joseph Léopold Sigisbert Hugo, vốn là con của một người thợ mộc, nhưng ông Joseph đã phục vụ quân đội Pháp trong thời kỳ Cách Mạng và lên tới cấp bậc thiếu tá, rồi về sau do lòng dũng cảm và công trạng chiến trường, trở thành một vị tướng trong đội quân của Napoléon. Ông Joseph đã trung thành với chế độ mới, từ Hội Nghị Quốc Ước tới Đế Chế Thứ Nhất, đã phục vụ cho Joseph Bonaparte và quân vụ đã khiến cho Tướng Hugo này phải đi làm việc tại nhiều nơi.

Victor Hugo đã đi thăm cha tại nước Ý vào tuổi lên 5 và theo học trường tiểu học tại Madrid, nước Tây Ban Nha, vào tuổi lên 9. Ký ức về tuổi trẻ xa xứ đã được Victor Hugo ghi lại sau này qua các tập thơ và các vở kịch. Trái ngược với người cha theo Cách Mạng Pháp, bà mẹ của Victor Hugo lại là một phụ nữ có tính độc lập, cương quyết, theo phe Bảo Hoàng và không ưa cuộc đời nay đây mai đó của vợ một quân nhân, vì thế vào năm 1812, bà Joseph Hugo đã định cư tại thành phố Paris và từ nay, ba người con trai của bà theo đuổi một nền giáo dục căn bản. Sự khác biệt vì tư tưởng chính trị, vì tính tình tương phản giữa hai ông bà Hugo đã dẫn đến việc ly dị chính thức vào năm 1818. Victor Hugo sống với mẹ, nên vào thời gian đầu, đã theo khuynh hướng bảo hoàng.

Victor Hugo là con trai nhỏ nhất, đã theo học tại trường trung học Louis-le-Grand (1816- 18). Cậu Victor này từ nhỏ đã có thiên khiếu về văn thơ, vào tuổi 15 đã yêu thương cô bạn gái hàng xóm tên là Adèle Foucher và đã dự tính sau này theo ngành văn học để có thể kết hôn với người yêu. Tại trường trung học, Victor Hugo là một học sinh xuất sắc về Toán Học và Văn Chương. Năm 1817, Victor Hugo lãnh được bằng khen danh dự của Hàn Lâm Viện Pháp về một bài thơ dự thi rồi tới năm 1819, đã đoạt giải nhất trong một kỳ thi thơ phú toàn quốc.

Năm 1818, Victor Hugo ghi danh vào Đại Học Luật Khoa Paris nhưng việc theo học này đã không đều và không có chủ đích. Các kỷ niệm về thời sinh viên nghèo này đã được phản ánh qua nhân vật Marius trong cuốn truyện “Những Kẻ Khốn Cùng”.

Luật Khoa không phải là tham vọng của Victor Hugo bởi vì trong các cuốn sổ của ông đã ghi đầy các bài dịch nhiều vở kịch, các bài thơ, đặc biệt là các thi phẩm của Virgil. Do sự khuyến khích của bà mẹ, Victor Hugo đã lập ra tạp chí văn học “Le Conservateur Littéraire” (Người bảo quản văn chương, 1819-21) qua đó, các bài của ông viết về hai nhà thơ Alphonse de Lamartine và André de Chénier, đã được nhiều người chú ý. Trong một cuốn sổ ghi, Victor Hugo đã viết:”Tôi sẽ trở nên một Chateaubriand hoặc chẳng ra gì”. Chateaubriand là nhà văn hàng đầu của nước Pháp vào đầu thế kỷ 19.

Khi bà mẹ qua đời vào năm 1821, Victor Hugo đã từ chối nhận trợ cấp của cha và chịu đựng cuộc sống thiếu thốn:confused:. Cũng vào năm này, ông cho xuất bản thi phẩm đầu tiên có tên là “Odes et poesies diverses” (Các bài thơ ngắn và thơ nhiều loại) qua đó các cảm tình bảo hoàng đã khiến cho ông nhận được món tiền trợ cấp 1,000 quan một năm của Vua Louis 18 rồi nhờ số tiền này, Victor Hugo đã kết hôn với người yêu Adèle Foucher và họ đã có với nhau 4 người con.

Năm 1823, Victor Hugo phổ biến cuốn truyện tiểu thuyết đầu tiên tên là Han d’Islande (Đại Hãn của Ai Nhĩ Lan), mô tả sự man rợ của một bộ lạc chặt đầu người bằng búa đá và uống máu kẻ địch. Cuốn truyện này được dịch sang tiếng Anh vào năm 1825 và được nhà báo Charles Nodier cho là có giá trị nên ông này đã mời Victor Hugo tham gia vào nhóm các nhà viết văn thuộc trường phái Lãng Mạn (Romanticism). Nhóm văn hữu này mang danh hiệu là Cénacle và cũng do mối liên lạc này mà Victor Hugo quen biết Saint- Beuve, một nhà phê bình văn chương Pháp độc đáo của thế kỷ 19.

Nhóm văn hữu Cénacle họp mặt thường xuyên tại thư viện Arsenal, họ đã đề cao tự do là các nguyên tắc của nghệ thuật và đời sống. Vào thời kỳ này, Victor Hugo đã phổ biến một loại báo văn học có khuynh hướng ôn hòa với tên là Muse Francaise (Thi Thần nước Pháp, 1823-24). Năm 1824, Victor Hugo cho xuất bản tập thơ ngắn Nouvelles Odes (Các bài thơ ngắn mới) rồi 2 năm sau, xuất hiện cuốn tiểu thuyết Bug-Jargal (bản dịch tiếng Anh là The Slave King = nhà Vua nô lệ). Tập thơ “Odes et Ballades” (Thơ ngắn và thơ ba tiết ba-lát) là một ấn bản năm 1826, bao gồm nhiều bài thơ Victor Hugo đã làm ra trước kia và các bài thơ sau này mang tính lãng mạn, sau đó là tập thơ “Les Orientales” (Đông Phương, 1829) gợi lên các phong vị lãng mạn và màu sắc của phương đông. Bằng các tập thơ ngắn này và qua cách dùng các nhịp thơ, các hình ảnh rực rỡ, Victor Hugo dần dần trở nên một nhà thơ lãng mạn.

Thiên tài của Victor Hugo đã thể hiện qua trường phái Lãng Mạn như là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch qua kịch bản “Cromwell” xuất bản năm 1827. Kịch bản này nổi tiếng vì lời tựa dài, soạn công phu, qua đó Victor Hugo đã đề cập tới chủ thuyết của trường phái Lãng Mạn (a doctrine of Romanticism) trong một kỳ thi thơ phú toàn quốc. Victor Hugo cho rằng các tương phản của đời người, thiện hay ác, đẹp hay xấu, vui hay buồn, phải được tự do thể hiện trong các cách diễn tả và bài tựa của vở kịch “Cromwell” của ông đã phá vỡ các luật lệ cổ điển chi phối cách viết kịch từ các thời kỳ trước. Victor Hugo đã cổ vũ cho việc chấp nhận Shakespeare là một nhà soạn kịch kiểu mẫu, ông ủng hộ lập trường tự do trong ba nguyên tắc viết kịch về thời gian, nơi chốn và hành động, và chủ trương rằng trong vở kịch phải có cả các sự việc bi-hài, có cả sự tầm thường lẫn sự cao cả và như vậy, trường phái Lãng Mạn đã lấn sang điạ hạt sân khấu.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button