Tổng hợp

Đọc hiểu hương làng lớp 4 hay nhất

Cùng THPT Ngô Thì Nhậm tìm hiểu một số đề văn Đọc hiểu Hương làng lớp 4 hay nhất.

Đọc hiểu Hương làng lớp 4 – Đề số 1

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới:

HƯƠNG LÀNG

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Bạn đang xem: Đọc hiểu hương làng lớp 4 hay nhất

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé !

(Theo Băng Sơn)

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :

Câu 1. Tác giả cho rằng mùi thơm của làng mình có là do đâu ?

a. Do mùi thơm của các hương liệu tạo mùi khác nhau.

b. Do mùi thơm của cây lá trong làng.

c. Do mùi thơm của nước hoa.

Câu 2. Trong câu “Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.”, từ đó chỉ cái gì ?

a. Đất quê.

b. Làn hương quen thuộc của đất quê.

c. Làng.

Câu 3. Những hương thơm nào giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới ?

a. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ

b. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa cau.

c. Hoa sen, hoa bưởi, hoa chanh.

Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng những mùi thơm đó là những mùi thơm “mộc mạc chân chất” ?

a.  Vì những mùi thơm đó không thơm như mùi nước hoa.

b. Vì những mùi thơm đó không phải mua bằng nhiều tiền.

c. Vì những mùi thơm đó là những làn hương quen thuộc của đất quê.

Đáp án:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
b b a c

……………………………………..

Đọc hiểu Hương làng lớp 4 – Đề số 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.

(2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

(3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.

(4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

(5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió …

(6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

(Hương làng – Băng Sơn)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức diễn đạt nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu khái quát nội dung của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên?

Câu 3 (0,5 điểm): Ý nghĩa của câu “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”?

Câu 4 (1,0 điểm): Anh chị có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua câu văn sau không? Vì sao? “Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.”

Đáp án:

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức tự sự.

Câu 2 (1,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn (2), (3), (4): Cảm nhận mùi thơm đặc trưng của làng mình lan tỏa trong không gian.

Câu 3 (0,5 điểm):

Qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”, tác giả muốn bày tỏ: Niềm tự hào trước vẻ đẹp quê hương; niềm khát khao gìn giữ những nét đẹp văn hóa quê hương.

Câu 4 (1,0 điểm):

Học sinh có thể trả lời “có” hoặc “không”. Nhưng trả lời “có” sẽ được điểm cao hơn. Lí giải: Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu dàng, bền vững và thuần túy chứ không giả tạo như mùi nước hoa.

…………………………..

Đọc hiểu Hương làng lớp 4 – Đề số 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:

 Song song với một loạt những tiến bộ kĩ thuật trong cuộc sống thường nhật của bạn, kết nối mạng trong tương lai còn hứa hẹn một loạt tiến bộ đáng kinh ngạc về “chất lượng cuộc sống”: bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị, xã hội…

Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn không chỉ có giá trị tiện ích – chúng còn là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa, thư giãn và những cơ hội để sẻ chia với những người khác. Tiến bộ chủ yếu trong tương lai là khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong cuộc sống của bạn.

Bạn sẽ có thể tùy biến các thiết bị của mình – hay hầu hết các công nghệ xung quanh bạn cho phù hợp với nhu cầu của bạn, để môi trường quanh bạn thể hiện các sở thích riêng của bạn.

Mọi người có thể sắp xếp hình ảnh, kí ức của cuộc sống quá khứ của mình mà không phải phụ thuộc vào các cuốn album hình thật ngoài đời hay album ảo trên mạng, mặc dù cả hai đều sẽ vẫn tồn tại. Kỹ thuật chụp hình và quay video trong tương lai sẽ cho phép bạn phóng bất cứ hình ảnh tĩnh hay động nào mà album đã chụp dưới hình thức ảnh ba chiều…

(Eric Schmidt – Jared Conhen, Sống sao trong thời đại số? NXB Trẻ, 2014)

Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì? (0.5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 3: Theo tác giả đoạn trích: “Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn” có các giá trị nào? (0. 25 điểm)

Câu 4: Anh/ chị có muốn được sống trong thế giới với “những tiến bộ đáng kinh ngạc” về “chất lượng cuộc sống” như tác giải của đoạn trích đề cập đến hay không? Vì sao? (0.25 điểm)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:

(1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.

(2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

(3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.

(4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một

nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

(5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ

trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

(6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

(Băng Sơn – Hương làng)

Câu 5: Tình cảm chủ đạo của tác giả trong văn bản trên là gì? (0.5 điểm)

Câu 6: Nêu nội dung chính của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên (0.5 điểm)

Câu 7: Tác giả muốn nói gì qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”(0.25 điểm)

Câu 8: Anh/chị có đồng tình với quan niệm sau của tác giả hay không? Vì sao? (0.25 điểm)

Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: Văn bản đề cập đến sự tiến bộ đáng kinh ngạc về KHKT và tiện ích của các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của con người

Câu 2: Phương thức nghị luận

Câu 3: Theo tác giả, “Các thiết bị, màn hình và những máy móc khác nhau trong căn hộ tương lai của bạn” có giá trị về “chất lượng cuộc sống”: bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và tham gia nhiều hơn các hoạt động chính trị, xã hội…chúng còn là nguồn cung cấp giải trí, bổ sung kiến thức trí tuệ và văn hóa, thư giãn và những cơ hội để sẻ chia với những người khác, bạn có khả năng đặt dấu ấn cá nhân trong cuộc sống của mình.

Câu 4: HS có thể trả lời ” có ” hoặc ” không”,miễn là có sự lí giải hợp lí và thuyết phục

Câu 5: Tình cảm chủ đạo của tác giả Băng Sơn là niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với quê hương, ngôi làng của mình, đặc biệt là ấn tượng về mùi thơm đặc trưng của làng quê mình.

Câu 6: Nội dung chính của các đoạn 2-3-4: nói về những mùi thơm cụ thể của làng mình và sự lan tỏa của nó trong không gian

Câu 7: Qua câu: “Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!”, tác giả muốn bày tỏ:

– Niềm tự hào trước vẻ đẹp quê hương

– Niềm khát khao gìn giữ những nét đẹp văn hóa quê hương

Câu 8: HS có thể trả lời ” có” hoặc ”không”. Nhưng trả lời “có ” sẽ được điểm cao hơn.

Lí giải: Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu dàng, bền vững và “lành” chứ không giả tạo như mùi nước hoa

…………………………

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button