Giải bài tập

Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 94 SGK Toán 7

Giải bài tập trang 94 bài 5 Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 31: Tập vẽ phác hai đường thẳng song song với nhau. Kiểm tra lại bằng dụng cụ…

Bài 31 trang 94 sgk toán 7 – tập 1

Tập vẽ phác hai đường thẳng song song với nhau. Kiểm tra lại bằng dụng cụ.

Hướng dẫn giải:

Bạn đang xem: Giải bài 31, 32, 33, 34, 35 trang 94 SGK Toán 7

Vẽ rất đơn giản các em kẻ theo dòng kẻ ở vở:


Bài 32 trang 94 sgk toán 7 – tập 1

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào diễn đạt đúng nội dung của tiên đề Ơ-clit.

a) Nếu qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có hai đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau.

b) Cho điểm M ở ngoài đường thẳng a. Đường thẳng đi qua M song song với đường thẳng a là duy nhất.

c) Có duy nhất một đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.

d) Qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a có ít nhất một đường thẳng song song với a.

Hướng dẫn giải:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai vì có rất nhiều đường thẳng cùng song song với đường thẳng a.

d) Sai vì qua điểm M nằm ngoài đường thẳng a chỉ có duy nhất một đường thẳng song song với a.


Bài 33 trang 94 sgk toán 7 – tập 1

Điền vào chỗ trốn (…) trong phát biểu sau:

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

a) Hai góc so le trong …

b) Hai góc đồng vị …

c) Hai góc trong cùng phía …

Hướng dẫn giải:

a) … bằng nhau.

b) … bằng nhau

c) …bằng nhau


Bài 34 trang 94 sgk toán 7 – tập 1

Hình 22 cho biết a // b và \(\widehat{A_{4}}=37^{\circ}\).

a) Tính \(\widehat{B_{1}}\).

b) So sánh \(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{B_{4}}\).

c) Tính \(\widehat{B_{2}}\).

Hướng dẫn giải:

a) Ta có: \(\widehat{B_{1}}=\widehat{A_{4}}=37^{\circ}\) (so le trong)

b) Ta có: \(\widehat{A_{1}}\) và \(\widehat{A_{4}}\) kề bù

nên \(\widehat{A_{1}}+\widehat{A_{4}}=180^{\circ}\)

\(\Rightarrow \widehat{A_{1}}=180^{\circ}-\widehat{A_{4}}\)

\(=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)

\(\widehat{B_{1}}\) và \(\widehat{B_{4}}\) kề bù nên \(\widehat{B_{1}}+\widehat{B_{4}}=180^{\circ}\)

\(\Rightarrow \widehat{B_{4}}=180^{\circ}-\widehat{B_{1}}=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)

Vậy \(\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{4}}=143^{\circ}\).

c) Cách 1: \(\widehat{B_{2}}=\widehat{B_{4}}=143^{\circ}\) (hai góc đối đỉnh);

Cách 2: \(\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{2}}=143^{\circ}\) (hai góc so le trong);

Cách 3: \(\widehat{B_{2}}+\widehat{A_{4}}=180^{\circ}\) (hai góc kề bù trong cùng phía bù nhau)

nên \(\widehat{B_{2}}=180^{\circ}-\widehat{A_{4}}=180^{\circ}-37^{\circ}=143^{\circ}\)

Còn cách khác. Học sinh tự tính.


Bài 35 trang 94 sgk toán 7 – tập 1

Cho tam giác ABC. Qua đỉnh A vẽ đường thẳng a song song với BC, qua đỉnh B vẽ đường thẳng b song song với AC. Hỏi vẽ được mấy đường thẳng a, mấy đường thẳng b, vì sao?

Hướng dẫn giải: 

 Theo tiên đề Ơclit về đường thẳng song song ta chỉ vẽ được một đường thẳng a song song với đường thẳng BC, một đường thẳng b song song với đường thẳng AC.

Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giải bài tập

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button