Lớp 8Văn mẫu 8

Thuyết minh về trò chơi kéo co

Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co, TOP 7 bài văn thuyết minh hay về lịch sử, luật chơi và lợi ích của trò chơi dân gian kéo co.

Hướng dẫn làm bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co, lập dàn ý chi tiết và tham khảo tuyển chọn những bài văn mẫu thuyết minh hay về trò chơi kéo co dân gian quen thuộc.

Dàn ý thuyết minh về trò chơi kéo co

Dàn ý ngắn gọn nhất

1. Mở bài

– Giới thiệu về trò chơi kéo co

Ví dụ: Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, thì cuộc sống con người trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt lợi và mặt hại có nó, bất kì việc gì cũng thế. Nhất là khi các trò chơi hiện đại ra đời thì các trò chơi dân gian dần bị lãng quên, không ai nhắc tới hay chơi nó. Một trong những trò chơi dân gian ngày xưa được nhiều người ưa thích đó là trò chơi kéo co, một trò chơi rất thú vị.

2. Thân bài: Thuyết minh về trò chơi kéo co

a) Lịch sử trò chơi

– Trò chơi kéo co đã xuất hiện từ thời cổ đại

– Thời Ai Cập người ta không dùng dây thừng để chơi

– Kéo co được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc vào thời Đường

– Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.

b) Luật chơi

– Luật kéo co ở mỗi nơi khác nhau

– Kéo co có 2 đội, mỗi đội dùng sức của mình giành chiến thắng

– Kéo đến khi nào bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

– Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của trò chơi kéo co

– Đây là một trò chơi thú vị và vui vẻ

– Chúng ta nên giữ gìn các trò chơi gian dân như thế này.

» Hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh về trò chơi nhảy dây

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Ví dụ 1 cách mở bài: Cùng với nền văn hóa lâu đời là sự phát triển của những trò chơi dân gian mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Sự phong  phú của đời sống tình cảm nhân dân quyết định sự phong phú trong tính chất của các trò chơi truyền thống. Ở đó, ta thấy được những trò đòi hỏi sự thông minh, tài thao lược như cờ vây, cờ người; những trò cần đến sự khéo léo, nhanh nhẹn như thi thổi cơm Quang Trung; có trò lại cần tài năng văn nghệ như thi làm thơ, hát đối… Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, nhân dân ta còn coi trọng việc rèn luyện thân thể và tính đoàn kết bằng các trò chơi thể lực, trong đó tiêu biểu nhất vẫn là trò kéo co.

2. Thân bài

a) Lịch sử trò chơi

– Trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN.

– Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống.

– Quốc gia nổi tiếng thế vận hội – Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN.

– Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên.

b) Luật chơi kéo co:

– Kéo co có hai đội, tùy thuộc vào số lượng người tham gia mà ban tổ chức chia ra hai đội cân xứng. Thông thường các đội kéo co là nam với nam, hoặc nữ với nữ. Nếu bên nam bên nữ thì trong làng chọn những người chưa lập gia đình.

– Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua.

– Để bắt nhịp cho các đội, trọng tài và những người xung quanh thường hô lớn “một, hai” theo nhịp hoặc cổ động bằng tiếng hò hét, vỗ tay…

– Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

c) Vị trí trò kéo co trong nước và trên thế giới

– Trò chơi dân gian này được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm.

– Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển.

d) Ý nghĩa của trò chơi

– Trò chơi là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi.

– Đây còn là môn thể thao vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

3. Kết bài

– Để tránh xa những mệt mỏi sau một ngày làm việc căng thẳng bên chiếc máy tính, hoặc ngột ngạt trong phòng kính, không còn lựa chọn nào khác ngoài các trò vận động trong đó có kéo co. Hòa mình vào những trò chơi mới lạ trên thế giới, kéo co ở Việt Nam và một số nước châu Á đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

  • Tổng hợp những bài thuyết minh về trò chơi dân gian lớp 8 hay nhất

TOP 7 bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co dân gian đặc sắc

Dưới đây là một số bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp được nhằm giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình viết để bài văn của mình được hay và hấp dẫn hơn.

Thuyết minh về trò kéo co mẫu số 1

Trò chơi dân gian là những trò chơi xuất hiện từ rất sớm và được lưu truyền trong dân gian, trở thành một nét đẹp văn hóa. Trong các lễ hội truyền thống của dân tộc, trò chơi dân gian được mọi người tổ chức hàng năm. Một số trò chơi dân gian tiêu biểu có thể kể đến như đua thuyền, chơi ô ăn quan,… Kéo co cũng là một trò chơi độc đáo và thông dụng trong đời sống từ xưa tới nay.

Theo nghiên cứu, trò chơi kéo co vốn ra đời từ xa xưa, vào thời cổ đại, nó đã xuất hiện ở Ai Cập. Những cuộc đấu mà người Ai Cập cổ từng tổ chức vào khoảng 2500 năm trước công nguyên được in trên nhiều ngôi mộ cổ đã cho thấy rõ điều đó. Ở Trung Quốc, vào thời Đường và thời Tống, trò chơi này cũng rất được ưa chuộng trong triều đình. Ở các nước Tây Âu, trò chơi kéo co xuất hiện từ khoảng 1000 năm sau Công nguyên.

Kéo co được nhiều quốc gia xem như một môn thể thao có tác dụng rèn luyện sức khỏe, đồng thời còn tăng tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu trong mỗi người. Đặc biệt, môn thể thao này từng được đưa vào thế vận hội Olympic vào năm 1916 đến 1917, song sau đó vì một vài lý do mà môn thể thao này buộc bị loại bỏ. Vào năm 1960, sự ra đời của liên đoàn kéo co quốc tế đã cho thấy vị trí của môn thể thao này trong đời sống.

Nhiều loại trò chơi dân gian khác mang tính cá nhân thì kéo co là trò chơi thể hiện được tinh thần tập thể của đồng đội. Khi chơi, các đội sẽ chia làm hai phe để thi đấu, số thành viên của mỗi đội bằng nhau, đảm bảo cân đối về giới tính. Nếu phe bên này là nữ thì phe bên kia cũng phải là nữ và ngược lại. Hai phe đứng về hai phía đối diện nhau, các thành viên trong đội khi nghe hiệu lệnh từ trọng tài, họ sẽ cùng chung sức để kéo sợi dây về phía mình. Sợi dây được buộc sẵn một chiếc khăn màu đỏ, khi phe nào kéo dây mà đoạn khăn màu đỏ qua vạch xuất phát của mình trước thì phần thắng sẽ thuộc về phe đó.

Nhiều nơi, người ta không sử dụng sợi dây làm vật kéo mà lấy tay người để trực tiếp kéo nhau. Hai người đứng đầu đại diện cho hai phe nắm lấy tay nhau, các thành viên đi sâu ôm bụng nhau liên tiếp như chuyến tàu mà kéo. Nếu bên nào phải rời tay trước thì bên đó chịu phần thua. Trò chơi được diễn ra trong vòng ba hiệp, mỗi hiệp là một lần kéo. Phe nào thắng hai hiệp là phe đó giành phần thắng chung cuộc.

Kéo co là một trò chơi truyền thống của nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Campuchia, Việt Nam, Philippin. Đặc biệt, ở nước ta, trò chơi này được nhiều dân tộc tổ chức như dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Tày,… ra đời từ rất sớm và cho đến nay, nó vẫn còn được lưu giữ, truyền đời, tiếp nối qua nhiều thế hệ.

Đi khắp Việt Nam, đặc biệt là những làng quê, thôn xóm, ta vẫn thường thấy những lũ trẻ trong làng rủ nhau chơi trò kéo co này. Thật vui, vì những giá trị đẹp đẽ ấy còn được lưu truyền. Cứ mỗi độ xuân về, tết đến, khi lễ hội diễn ra, trò chơi kéo co trở thành một phần vô cùng quan trọng không thể không có. Nó trở thành nét văn hóa đẹp trong lễ hội.

“Đám này đang nhảy dây
Đám kia đang đánh đáo
Có đứa đang trốn tìm
Trốn ngay sau… cô giáo
Con trai chơi kéo co
Vui ngã kềnh ra đất
Con gái chơi lò cò
Vui “xây nhà” tất bật
Cô giáo không chơi gì
Chỉ nhìn mà vui nhất!”

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, sự tiện ích của công nghệ thông tin đã mang đến cho thế hệ trẻ những trò chơi hấp dẫn và lí thú khác. Song, vẫn không thể thay thế được sự hấp dẫn và lý thú của trò chơi dân gian. Mong rằng, trò chơi kéo co sẽ còn được phát huy hơn nữa trong các giờ ra chơi, các cuộc thi đua ở các lớp học, trường học để thế hệ trẻ sau này có thể cảm nhận và gìn giữ trò chơi dân gian tuyệt vời này.

Thuyết minh về trò kéo co mẫu số 2

Những lễ hội ở làng quê Việt Nam thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian. Trong đó, kéo co là một trò chơi khá phổ biến và thú vị.

Kéo co có lẽ bắt nguồn sớm nhất tại cổ đại Ai Cập vào khoảng năm 2500 TCN theo như những vết chạm khắc trên các ngôi mộ cổ xưa, sau đó có mặt tại Hy Lạp vào khoảng năm 500 TCN và được xem như một môn thể thao. Ở Trung Quốc, kéo co từng được coi là môn thể thao “vua” rất được ưa chuộng dưới triều Đường và triều Tống, còn ở châu Âu kéo co xuất hiện khá muộn vào khoảng thế kỷ thứ 16 tại Anh.

Về luật chơi thì cứ mỗi một nơi, một tổ chức lại tự đề ra luật và các quy chế tính điểm riêng. Nhưng về cơ bản kéo co là trò chơi đòi sự phối hợp lẫn nhau trong cùng một đội. Người ta chia người kéo co thành các đội theo các tiêu chí khác nhau. Số người giữa hai đội là như nhau, các đội có quyền tự chọn thành viên, thông thường các thành viên được chọn là người có sức vóc, chịu lăn xả và đã có kinh nghiệm chơi. Dụng cụ chơi rất đơn giản chỉ là một sợi dây thừng lớn và chắc, đường kính khoảng 2cm và dài tầm 30m. Điểm giữa sợi dây được đánh dấu bằng cách cột một dải vải đỏ để làm mốc chiếu với vạch ngăn cách kẻ dưới đất để xác định thắng thua, từ điểm giữa tính về hai bên một mét nữa đều được đánh dấu bằng cách cột vải tương tự, để xác định định vị trí đứng và vị trí cầm dây của người đầu tiên.

Sân thi đấu là một sân phẳng, tốt nhất là sân cỏ hoặc sân đất có địa hình bằng phẳng, rộng rãi, không đọng nước, không có sỏi đá, rác rưởi. Trên sân người ta xác định điểm thi đấu bằng cách kẻ một vạch lớn ngăn cách giữa sân, sau đó mỗi bên kẻ thêm một vạch tại điểm cách vạch giữa một mét để xác định điểm đứng của người đầu tiên mỗi đội. Một trận đấu thông thường có ba hiệp, đội nào thắng hai hiệp thì chiến thắng, nếu có nhiều đội cùng thi đấu thì tổ chức đấu loại dần theo sự bốc thăm ngẫu nhiên hai đội thi với nhau, đội nào thắng thì có quyền vào vòng trong, cứ như thế cho đến khi vào chung kết là hai đội mạnh nhất.

Trọng tài sẽ dải sợi dây dọc sân, điểm giữa sợi dây trùng với vạch mốc giữa sân, rồi ra hiệu cho hai đội vào vị trí, các thành viên của độ tự sắp xếp chỗ đúng theo kiểu so le, ví dụ những người số lẻ đứng bên phải, số chẵn đứng bên trái, hoặc chọn đứng hết về một phía để tập trung lực kéo, đồng thời chọn hai người khỏe nhất cho đứng vị trí đầu và vị trí cuối đóng vai trò làm trụ. Hai đội chơi làm theo hiệu lệnh của trọng tài, nâng dây, căng dây và khi nghe tiếng trọng tài hô “kéo” thì cả hai đội dồn hết sức kéo dây về bên mình, đội nào kéo được đội bạn qua vạch phân cách giữa sân thì đội đó thắng. Cứ sau mỗi hiệp hai đội chơi lại đổi sân cho nhau, rồi tiếp tục kéo cho đủ ba hiệp và trọng tài dựa trên sự quan sát của mình để phân định thắng thua.

Có một số lưu ý đối với người chơi khi tham gia kéo co để được an toàn và có một cách chơi đúng đắn, cũng như khả năng giành chiến thắng cao. Đó là phải trang bị tốt khi tham gia thi đấu, hãy chuẩn bị cho các tuyển thủ mỗi người một đôi găng tay dày và có độ ma sát cao, để tránh trầy xước cũng như nắm dây được tốt hơn, thêm vào đó người chơi cũng cần có một đôi giày vải mềm, đế có nhiều gân, khả năng bám trên mặt đất tốt để tránh trượt ngã khi đang dùng sức kéo. Về tư thế kéo, người nào thuận bên nào thì đứng phía đó, nhưng vẫn phải sắp xếp sao cho hợp lý, khi nắm dây phải nắm vững và chắc, chân mở rộng, một trước một sau trùng xuống, người hơi đổ về phía sau, kẹp thừng kéo co vào nách. Vì kéo co là trò chơi đòi hỏi sự đoàn kết thế nên người trong một đội cần thống nhất chặt chẽ với nhau về việc dùng lực, có thể sử dụng các tiếng hô đều “1 2” hoặc “1 2 3” để tập trung sức kéo cùng lúc.

Kéo co là một trò chơi thú vị, tăng tính đồng đội và tinh thần đoàn kết giữa con người trong cùng một tập thể với nhau, đặc biệt là mang lại sự vui vẻ, thoải mái khi chơi, khiến những người vốn không thích vận động cũng trở nên hào hứng hơn trong bộ môn này vì nó có tính “tập thể”. Hy vọng rằng kéo co sẽ mãi là một trò chơi truyền thống được yêu thích, đồng thời được nhiều người biết đến và tham gia chơi trong tương lai hơn nữa.

Thuyết minh về trò kéo co mẫu số 3

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được.

Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng. Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực. Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh dần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.

Thuyết minh về trò chơi kéo co

Thuyết minh về trò kéo co mẫu số 4

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam.

Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ Tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng đượ. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ, bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.

Dụng cụ chơi kéo co gồm dây thừng dài cỡ 7 – 15m tùy số lượng người tham gia, sợi dây đỏ đánh dấu giữa dây thừng, bột để giảm trầy xước, tăng độ bám dính cho tay và vạch kẻ phân chia ranh giới hai đội. Hai đội với số lượng thành viên như nhau, ngang nhau về thể lực để tạo nên sự công bằng. Tất cả các thành viên tham gia sẽ cùng nắm vào dây thừng chuẩn bị từ trước sao cho dây đỏ nằm chính giữa hai đội. Mỗi đội được tự do lựa chọn cách sắp xếp thành viên, vị trí đứng. Khi có tín hiệu của trọng tài, hai đội dùng sức kéo dây thừng về phía mình, đội nào kéo phần dây đỏ lệch về phía mình trước thì sẽ giành chiến thắng. Để công bằng, kéo co thường tổ chức 3 lượt đấu, ai dành chiến thắng 2 hiệp sẽ được xem là thắng cuộc. Phần vạch kẻ có thể thêm 2 đường kẻ phụ phân định kéo co qua mức đó mói tính là chiến thắng.

Kéo co quan trọng lực kéo mạnh, do đó sắp xếp vị trí của các thành viên cũng là cách để tăng thêm sức mạnh. Tùy theo thể lực của đội bạn mà lựa chọn có thể: đứng so le (xen kẽ các bên) – nếu đội hình có chênh lệch nhiều giữa các thành viên, hoặc đứng sang cùng một bên – nếu đội hình của bạn có sức khỏe tốt mạnh mẽ. Giữ một khoảng cách nhất định giữa các thành viên để tránh dẫm đạp, va chạm lẫn nhau.

Bên cạnh đội hình bạn cần có một tư thế vững chắc để có thể tạo được lực nhiều nhất. Theo sự hướng dẫn của các vận động viên kéo co chuyên nghiệp, bạn nên kẹp dẫy kéo co vào nách, chân đứng theo kiểu đứng tấn để có được lực trọng tâm lớn nhất. Nếu bạn thuận tay trái hãy đứng bên phải sợi dây, nếu bạn thuận tay phải thì đứng bên trái. Để tăng ma sát cho tay bạn có thể dùng một chút bột thoa lên tay giúp giảm mồ hôi không bị trơn. Bên cạnh đó có thể mang vải để tăng độ bám dinh với mặt đất.

Kéo co cần một sự đồng điệu nhất định ở cả thể lực lẫn nhịp điệu. Bạn cần có người hô để tất cả mọi người cùng kéo khi đó sẽ tạo nên sự cân bằng cũng như lực kéo lớn nhất giúp bạn có thể nhanh chóng phục đối phương. Trong khi kéo co không nên chần chừ, trì trệ mà phải dứt khoát mạnh mẽ.

Trong quá trình thi đấu kéo co bạn cần liên tục giữ chặt tay và dây thừng để tạo điểm ma sát giúp dây không bị trượt khỏi tay cũng như là hạn chế trầy xước, chấn thương trong qua trình kéo co. Điều bạn cần làm là kéo chân di chuyển cùng lúc với các thành viên trong đội để kéo sợi dây về phía mình. Lưu ý không nên kéo bằng tay bạn chỉ nên kéo bằng chân.

Chúng ta nên sử dụng người khỏe làm trụ. Người đứng đầu cần là người có sức khỏe mạnh nhất, vóc dáng to lớn, có sức trụ gánh vác đội. Người cuối cùng cũng nên là người có sức ghì tốt, đôi tay chắc khỏe giúp cho dây không bị chệch hướng, tạo đợc sự cân bằng cho đội có sức kéo.

Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng. Trò chơi kéo co thường diễn ra từ 5 – 10 phút và hai đội phải thi đấu ba lượt để phân thắng bại. Đội nào có hai lượt thắng sẽ là đội dành chiến thắng.

Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được. Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Đang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng.

Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vìa giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực.

Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nêu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua trống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình cảu khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn. Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu.

Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc. Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, lưu giữ nét đẹp truyền thống này.

Thuyết minh về trò kéo co mẫu 5

Trong những trò chơi dân gian lâu đời của dân tộc nhất định phải kể đến trò chơi kéo co, một trò chơi dùng sức mạnh của đồng đội để giành chiến thắng.

Kéo co có thể nói là trò chơi mang tính đồng đội, hợp với mọi lứa tuổi. Để tổ chức chơi kéo co, người chơi cần chuẩn bị một chiếc dây thừng dài. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài của dây cho phù hợp. Phần giữa của sợi dây được buộc dấu bằng vải màu, mỗi đội chơi thường có 10-15 người ngang sức ngang tài.

Khi trọng tài cất tiếng còi cất lên cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Bên nào kéo phần vải đã được đánh dấu trên dây về nhiều hơn sẽ dành chiến thắng. Các đội sẽ có những cách bố trí chiến thuật chơi khác nhau, người đội trưởng thường đứng đầu làm chỗ dựa cho các thành viên. Những tiếng hô vang 1…2 được vang lên dõng dạc như một biện pháp khích lệ tinh thần cho các thành viên.

Trò chơi kéo co cần đòi hỏi sức bền rất lớn, tinh thần đoàn kết. Trong quá trình chơi, tay có thể dễ bị phồng rộp, đau rát nhưng bỏ qua những mệt mỏi mà cảm giác dành được chiến thắng cũng rất vui vẻ. Trò chơi tuy đơn giản nhưng luôn nhận được sự ủng hộ của cả người chơi và các cổ động viên. Mọi người khi tham gia cổ vũ đều hò hét, khua chiêng đánh trống tiếp sức mạnh tinh thần các đội tham gia.

Trò chơi kéo co thường chơi trong các dịp lễ hội, trại hè như một cách để gắn kết tình cảm với nhau, thể hiện tình đoàn kết trong trường học, tổ chức.

Kéo co mãi là trò chơi đồng đội với tinh thần đồng đội cao mới giành được chiến thắng, cho dù sau này có nhiều trò chơi mới xuất hiện lôi cuốn nhưng những hoạt động ngoài trời mà thiếu kéo co như vắng đi một trò chơi thú vị và bổ ích.

Bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 6

Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, bởi vậy cho nên đời sống tinh thần của con người rất mực phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian được xem là một nét đẹp văn hóa, làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam. Trò chơi kéo co là một trong những trò chơi dân gian như thế và còn được lưu truyền phổ biến cho đến ngày nay.

Trò chơi kéo co không ai biết nó đã có từ bao giờ, từng thế từ thế hệ này đến thế hệ khác đều ít nhất một lần tham gia hay chứng kiến trò chơi kéo co này. Đây là trò chơi mang tính đồng đội rất cao và tập trung vào sức mạnh để giành chiến thắng. Trò chơi này không chỉ có trẻ con mới chơi ở những vùng nông thôn mà hiện nay nó còn được phổ biến rộng rãi ở tất cả các địa phương, ở mọi lứa tuổi. Bởi nó đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia trò chơi, nhất là trong các dịp lễ hội hay các hoạt động ngoài trời.

Trước khi tiến hành chơi kéo co, người ta thường phải chuẩn bị một sợ dây thừng dài, chắc chắn. Phần giữa của sợi dây sẽ được buộc dấu bằng vải đỏ. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vách xuất phát của hai đội. Tùy vào số lượng người chơi mà chia ra số người trong hai đội sao cho bằng nhau. Thông thường số người chơi của mỗi đội là mười người. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi đều là nữ, hoặc năm nam năm nữ xen kẽ,…

Khi trọng tài ra hiệu lệnh, thường là một hồi còi (hoặc một tiếng trống) hai bên sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Bên nào kéo được dấu vải đỏ về phía mình qua vạch xuất phát là bên đó chiến thắng. Tùy vào thể trạng của người chơi và cách phân bố đội hình mà có thể dẫn đến kết quả thắng – bại khác nhau. Thông thường, các đội sẽ bố trí hai người khỏe mạnh nhất của đội ở vị trí đầu và cuối, như vậy sẽ tổng hợp được tất cả lực kéo của các thành viên trong đội, dễ dàng giành chiến thắng hơn.

Một hình thức kéo co khác đó là người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co chứ không có sợi dây thừng, Khi ấy, hai người đứng đầu hai đội nắm lấy tay nhau, còn các thành viên phía sau ôm bụng người trước mà kéo. Nếu bên bên nào có người bị “đứt dây” rời ra là thua bên kia. Tuy nhiên, để phân thắng bại chung cuộc thì hai đội phải tiến hành ba trận đấu. Bên nào thắng hai trận thì bên đó mới là đội chiến thắng cuối cùng.

Mỗi trận kéo như vậy có thể diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian của trẻ em, mà nó còn được đưa vào chơi trong các dịp lễ hội, hội trại để đem lại không khí sôi động với những tiếng hò reo rộn ràng nhất. Các cổ động viên sẽ nhiệt tình cổ động, khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả cũng là động lực giúp cho đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn.

Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện những trò chơi hiện đại đầy mới mẻ và hấp dẫn hơn nhưng cho dù thế, những trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi kéo co chắc chắn sẽ vẫn còn là trò chơi thu hút người chơi, người tham gia. Với tuổi thơ mỗi người, chắc chắn đây cũng là trò chơi nhớ mãi không quên. Và dù sau này có đi đâu xa trở về, thăm lại quê hương sẽ vẫn bồi hồi xúc động nhớ lại trò chơi kéo co thuở nào.

Tham khảo thêm: Văn mẫu thuyết minh về trò chơi dân gian ô ăn quan

Bài văn thuyết minh về trò chơi kéo co mẫu 7

Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi kéo co.

Chẳng biết từ bao giờ, trò chơi kéo co đã được phổ biến, len lỏi vào trong đời sống văn hóa giải trí của nhân dân ta một cách rất tự nhiên. Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên. Dần dần trò chơi kéo co là một trò chơi quen thuộc của trẻ em nông thôn Việt Nam. Kéo co là môn thể thao mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh. Nó không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội. Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

Để chơi kéo co thì rất đơn giản, không phải chuẩn bị gì nhiều, chỉ cần một cái dây thừng chắc chắn, dài khoảng 10 mét hoặc có thể dài hơn cũng được. Tùy thuộc vào số lượng người chơi để chuẩn bị độ dài dây thừng cho phù hợp. Luật chơi kéo co thì mỗi nơi một khác nhưng nhìn chung thì đều được chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình, giữa sợi dây có buộc một cái khăn đỏ,bên nào kéo đoạn dây có buộc khăn đỏ qua vạch của mình trước là thắng.Trò chơi kéo co thì không yêu cầu người chơi là nam hay nữ, ai cũng có thể chơi được chỉ cần có sức khỏe tốt là được.

Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào kéo thắng hai keo trước là thắng. Trong quá trình thi đấu giữa hai đội người ta cũng cử một người là trọng tài để phân định rõ ràng, thắng thua, khi tiếng còi cất lên hay có tiếng hiệu lệnh, thì cả hai bên phải dồn hết sức mạnh để kéo dây về phía mình. Một trận thi đấu chỉ diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trong quá trình chơi phải cần có chiến thuật, kéo hết mình, nhiệt tình dùng hết sức lực. Trò chơi cũng đòi hỏi tinh thần đoàn kết cao, nếu tay hơi bị phồng hoặc bị rát thì người ta vẫn không ngại vất vả, bỏ qua những nỗi đau nhỏ và thi đấu hết mình. Các cổ động viên thì nhiệt tình hò reo, khua chống, chiêng để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả cũng khiến cho đội chơi chiến thắng nhanh chóng hơn.

Trò chơi kéo co đem lại cho con người rất nhiều sự bổ ích, đem lại niềm vui tiếng cười, biết được tinh thần đoàn kết trong quá trình tham gia thi đấu. Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, con người dần bị cuốn theo công nghệ hiện đại, giới trẻ cũng dần chơi những trò chơi hiện đại mà quên đi những trò chơi dân gian truyền thống, bổ ích. Thế nhưng trò chơi dân gian kéo co vẫn đem lại những giá trị tinh thần của văn hóa dân tộc Việt và trở thành một nét đẹp mang bản sắc dân tộc.

Trò chơi kéo co vẫn sẽ mãi là thú vui của những trẻ em. Mỗi lần nhìn thấy trò chơi này, em cũng như được sống lại với kí ức tuổi thơ. Hi vọng rằng mọi người hãy chung tay trân trọng, niu giữ nét đẹp truyền thống này.

-/-

Các em vừa tham khảo xong nội dung bài hướng dẫn cách làm, dàn ý chi tiết và TOP 7 bài văn mẫu hay thuyết minh về trò chơi kéo co do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các em trong quá trình làm bài tập làm văn thuyết minh về trò chơi dân gian lớp 8. Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu hay lớp 8 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 8 do THPT Ngô Thì Nhậm sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các em luôn học tốt!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button