Giáo dụcLớp 8

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

thuyet minh ve mot danh lam thang canh o thanh hoa

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa
 

Bạn đang xem: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

I. Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về Thanh Hoá và danh thắng Lam Kinh

2. Thân bài

a. Vị trí địa lí
– Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá, mất khoảng hơn 1 giờ đi xe theo hướng Tây Bắc là có thể đến Lam Kinh.
– Khu di tích lịch sử thuộc thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân.
– Phía Bắc của thành điện hướng về sông Chu
– Phía Tây là núi Hàm Rồng, phái bên trái thành là rừng Phú Lâm và núi Hương hướng về bên phải .
– Tổng diện tích hơn 30 ha, bao gồm nhiều đền miếu, lăng tẩm,…..

b. Nguồn gốc lịch sử:
– Thành điện Lam Kinh được xây dựng theo quyết định của vua Lê Thái Tổ.
– Thành điện Lam Kinh còn có một trên gọi khác, đó là Tây Kinh.
– Vào năm 1962, khu di tích này được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
– Cách đây 7 năm, Lam Kinh được công nhận lên là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

c. Kết cấu thành điện:
– Cổng vào của hoàng thành rộng hơn 6 mét
– Hai phía cổng được xây dựng hai bức tường thành dài, dày và chắc chắn
– Vào trong thành khoảng hơn 10 mét là gặp một con sông nhỏ có chiếc cầu Tiên Loan Kiều bắc ngang.
– Đi qua cầu rồi tiến vào sâu sẽ gặp một chiếc giếng xanh mát
– Ngọ Môn của thành điện Lam Kinh có 3 cửa ra vào, cửa chính giữa rộng nhất với gần 4 mét
– Các cột giữa của Ngọ môn rất lớn.
– Sân rồng của Ngọ Môn có tổng diện tích gần 3.600 mét vuông.
– Có 3 toà điện lớn trong khu chính điện được bố trí theo hình chữ công.
– Trong thành điện Lam Kinh có nhiều lăng tẩm, đền miếu,…tiêu biểu nhất phải kể đến Vĩnh Lăng
– Ngoài Vĩnh Lăng, còn có thể kế đến các lăng mộ độc đáo khác như Chiêu Lăng, Kính Lăng, Hựu Lăng,……

d. Giá trị lịch sử, văn hoá, du lịch của thành điện:
– Hàng năm, khu di tích thành điện Lam Kinh được sự quan tâm của nhiều vị khách du lịch đến tham quan và viếng điện.
– Gắn với những câu chuyện văn hoá truyền thuyết đầy huyền bí
– Các di vật cổ như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê, đầu đao Kim nóc,…..
– Là “chứng nhân” cho một thời kỳ lịch sử thịnh trụ, hào hùng

3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về thành điện Lam Kinh

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hóa

Thanh Hoá là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi đây đã sản sinh ra bao người con ưu tú của dân tộc như: Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Thánh Tông…….Không chỉ được biết đến là vùng đất giàu văn hoá, nhân kiệt mà nơi đây còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, có thể kể đến như Hàm Rồng, bãi biển Sầm Sơn,……Khu di tích lịch sử Lam Kinh cũng là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nơi đây.

Từ trung tâm thành phố Thanh Hoá, mất khoảng hơn một giờ đi xe theo hướng Tây Bắc là có thể đến Lam Kinh. Khu di tích lịch sử thuộc thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân. Phía Bắc của thành điện hướng về sông Chu, phía Tây là núi Hàm Rồng, phái bên trái thành là rừng Phú Lâm và núi Hương hướng về bên phải . Nơi đây có tổng diện tích hơn 30 ha, bao gồm nhiều đền miếu, lăng tẩm,…..

Thành điện Lam Kinh được xây dựng theo quyết định của vua Lê Thái Tổ. Hơn 10 năm sau thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn, nhà vua đóng đô tại kinh thành Thăng Long và đưa ra những quyết sách để phát triển, xây dựng quê hương, trong đó có quyết định xây kinh thành Lam Kinh trên đất Lam Sơn. Thành điện Lam Kinh còn có một trên gọi khác, đó là Tây Kinh. Vào năm 1962, khu di tích này được nhà nước công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Cách đây 7 năm, Lam Kinh được công nhận lên là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Cổng vào của hoàng thành rộng hơn 6 mét, hai phía cổng được xây dựng hai bức tường thành dài, dày và chắc chắn có hình cánh cung với ý nghĩa bảo vệ bên trong thành. Vào trong thành khoảng hơn 10 mét là gặp một con sông nhỏ có chiếc cầu Tiên Loan Kiều bắc ngang. Đi qua cầu rồi tiến vào sâu sẽ gặp một chiếc giếng xanh mát, đẹp mắt được lát các bậc đá lên xuống. Ngọ Môn của thành điện Lam Kinh có 3 cửa ra vào, cửa chính giữa rộng nhất với gần 4 mét, các cửa khác có chiều rộng nhỏ hơn, khoảng gần 2,8 mét. Các cột giữa của Ngọ môn rất lớn, được xem như những người hùng vững chãi nâng đỡ thành điện. Có hai chú nghê được làm từ đá đặt trước cổng Ngọ môn với nhiệm vụ canh gác. Sân rồng của Ngọ Môn có tổng diện tích gần 3.600 mét vuông. Có 3 toà điện lớn trong khu chính điện được bố trí theo hình chữ công. Các toà điện có tên gọi lần lượt là điện Diên Khánh, điện Sùng Hiếu và điện Quang Đức.

Trong thành điện Lam Kinh có nhiều lăng tẩm, đền miếu,…tiêu biểu nhất phải kể đến Vĩnh Lăng, đây là lăng của vua Lê Thái Tổ, được xây dựng tại vị trí có thế “hổ phục, rồng chầu” rất đẹp. Vĩnh Lăng có hình lập phương, được bài trí đơn giản nhưng không kém phần trang trọng, tôn nghiêm. Bia Vĩnh Lăng nằm ở phía Tây Nam của thành điện, được làm từ đá trầm tích biển. Nhà bia Vĩnh Lăng được trang trí rất tinh xảo, phù hợp với các nội dung về công lao, sự nghiệp của nhà vua được ghi trên văn bia. Ngoài Vĩnh Lăng, còn có thể kế đến các lăng mộ độc đáo khác như Chiêu Lăng, Kính Lăng, Hựu Lăng,……

Hàng năm, khu di tích thành điện Lam Kinh được sự quan tâm của nhiều vị khách du lịch đến tham quan và viếng điện. Nơi đây thu hút khách không chỉ từ những kiến trúc độc đáo, quy mô, đậm chất phương Đông mà còn hấp dẫn bởi những câu chuyện văn hoá truyền thuyết đầy huyền bí như câu chuyện về cây lim hiến thân hay cây ổi biết cười, chuyện tình của cây Đa Thị…. Đến đây, các vị khách cũng được thoả sức khám phá và thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích, ngắm nhìn các di vật cổ như Đế móng cầu Bạch, ấm chén thời Lê, đầu đao Kim nóc,…..

Lịch sử trải qua hàng ngàn năm với bao thăng trầm, biến đổi, nhưng những dấu tích của khu thành điện Lam Kinh vẫn còn đó, mãi là chứng nhân của một thời kì đầy hào hùng, thịnh trị của dân tộc. Tìm về với thành điện Lam Kinh Thánh Hoá em như được sống lại lịch sử dân tộc, được về với cội nguồn xa xưa của đất Việt quê hương.

-Hết-

Các em vừa làm quen với cách làm bài văn thuyết minh qua bài viết Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Thanh Hoá. Để rèn luyện hơn nữa với nhiều dạng đề thuyết minh lớp 8 phong phú, các em cùng tham khảo thêm bài viết Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Sóc Trăng, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở tỉnh Đồng Nai, Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Hà Nội.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button