Giáo dụcLớp 9

Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?

Thuyết minh là gì?

Thuyết minh là giải thích, giới thiệu về đặc điểm tính chất nguyên nhân của sự việc, hiện tượng. Ngoài ra thuyết minh còn có nghĩa là hướng dẫn cách dùng. Thông thường thuyết minh có hai dạng chính là dạng nói và dạng viết.

Ở dạng nói thì thuyết minh dùng để giải thích các vấn đề đã nêu ra. Hoặc gần gũi hơn đó là sử dụng lời thời thoại dịch các loại ngôn ngữ khác để người xem có thể hiểu được nội dung của sự việc. Về dạng viết văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng trong mọi lĩnh vực.

Thuyết minh tiếng Anh là present

Các phương pháp thuyết minh: Để có một văn bản thuyết minh mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu cũng như thuyết phục, bạn cần nắm rõ các phương pháp thuyết minh để ứng dụng một cách tốt nhất.

  • Phương pháp liệt kê: Phương pháp liệt kê các măt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất.
  • Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp giúp so sánh đối tượng hay các khía cạnh của đối tượng… đối với những cái gần gũi và cụ thể đề giúp cho người đọc có thể tiếp cận vấn đề một cách dễ hiệu và nhanh chóng.
  • Phương pháp nêu ví dụ: Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, một cách chính xác và cụ thể, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.
  • Phương pháp nêu số liệu: Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng.
  • Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa: Phương pháp này sử dụng kiểu câu trần thuật với từ “là” nhằm giải thích, định nghĩa hay giới thiệu sự vật, hiện hượng, vấn đề nào đó.
  • Phương pháp phân tích hay phân loại: Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích này có ưu điểm là mang tính khách quan, lại đầy đủ và dễ hiểu với đối tượng người đọc.

Văn bản thuyết minh là gì?

Văn bản thuyết minh là loại văn bản có tác dụng cung cấp kiến thức về những đặc điểm, tính chất hoặc nguyên nhân của những sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên hoặc xã hội bằng những phương pháp của mình.

Kiến thức được nêu ra trong văn bản thuyết minh phải là khách quan, chính xác, có tác dụng hữu ích cho mọi người.. Văn thuyết minh cần phải được trình bày chuẩn xác, cụ thể, rõ ràng, kết cấu chặt chẽ nhưng nội dung cũng phải hấp dẫn.

Văn bản thuyết minh cần tuyệt đối trung thành với đặc điểm của sự vật, hiện tượng. Chỉ tập trung vào đối tượng được nhắc đến, ít so sánh, liên tưởng các sự vật, hiện tượng khác không liên quan. Tuyệt đối đảm bảo tính khách quan, khoa học, không dùng cảm nhận của chủ quan để làm sai lệch vấn đề, sự vật, hiện tượng,… được thuyết minh. Dùng số liệu cụ thể khi thuyết minh về đối tượng.

Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?
Thuyết minh là gì? Văn bản thuyết minh là gì?

Đặc điểm của văn bản thuyết minh

Văn bản thuyết minh thường có những đặc điểm sau đây:

Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật hay hiện tượng trong đời sống, xã hội

Từ vấn đề đã được đặt ra, người thuyết minh sẽ trình bày một cách khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,… của sự vật, hiện tượng nhằm giúp người nghe hiểu rõ về đối tượng đang được thuyết minh. Người thuyết minh có thể dùng phương pháp nói, viết hoặc kết hợp giữa nói và viết.

Văn bản thuyết minh có phạm vi sử dụng rộng rãi

Đối tượng của văn bản thuyết minh bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng trong đời sống tự nhiên hay xã hội. Với phạm vi đối tượng rộng lớn, bao quát thì văn bản thuyết minh cũng được sử dụng rộng rãi. Người viết cũng không cần vận dụng quá nhiều kiến thức hay đòi hỏi học vấn uyên thâm để thuyết minh về đối tượng.

Trình bày rõ ràng, chính xác, cô đọng , chặt chẽ và sinh động

Khi thuyết minh về một đối tượng, vấn đề, sự vật, hiện tượng cụ thể thì văn bản thuyết minh phải trình bày khách quan, chính xác về đối tượng đó. Từ ngữ khi thuyết minh phải rõ ràng, đặc điểm và tính chất phải chuẩn xác, nội dung cô đọng không lan man, kết cấu chặt chẽ. Để đảm bảo diễn đạt sinh động khi thuyết minh, người trình bày có thể kể những câu chuyện khách quan, có thật về các di tích, địa danh lịch sử khi thuyết minh vấn đề có liên quan.

Phương pháp thuyết minh
Phương pháp thuyết minh

Phương pháp thuyết minh

Muốn viết một văn bản thuyết minh, cần nắm rõ các phương pháp thuyết minh. Theo đó, người viết có thể sử dụng một trong các phương pháp dưới đây để viết văn bản thuyết minh hoặc kết hợp các phương pháp này với nhau để văn bản thuyết mình thêm sinh động hơn:

– Phương pháp thuyết minh định nghĩa, giải thích:

Với phương pháp này, người viết sẽ nêu định nghĩa, giải thích về một sự vật, sự việc, hiện tượng hay một khái niệm nào đó. Ví dụ, nêu định nghĩa về tội phạm, căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 định nhĩa về tội phạm như sau: ” 1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Ví dụ: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.

– Phương pháp liệt kê:

Với phương pháp liệt kê, người viết sẽ liệt kê các mặt, hoặc các phần, các tính chất hay các phương diện… của đối tượng theo một trình tự nhất định. Điều này giúp cung cấp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về đối tượng một cách khách quan nhất. Ví dụ, có thể sử dụng phương pháp liệt kê để nói về các loại tội phạm. Theo đó, tội phạm được phân thành 04 loại: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Ví dụ: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm…

– Phương pháp nêu ví dụ:

Đây là phương pháp giúp đưa ra những ví dụ thực tiễn và sinh động, giúp người đọc có được một cách nhìn chính xác và cụ thể hơn về đối tượng được thuyết minh, đồng thời cũng có tác dụng thuyết phục cao, làm cho người đọc tin cậy.

Ví dụ: Người ta cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)

– Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh dùng để nhấn manh và làm nổi bật về sự vật, hiện tượng, người viết có thể so sánh hiện tượng này với những hiện tượng khác có nét tương đồng. Việc sử dụng phương pháp so sánh sẽ giúp người đọc dễ hình dung về vấn đề thuyết minh. Ngoài ra, giúp người đọc có được cái nhìn khái quát hơn về vấn đề.

Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích lớn bằng ba đại dương khác cộng lại và lớn gấp 14 lần diện tích biển Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.

– Phương pháp phân loại, phân tích:

Phương pháp này bản chất chính là việc phân loại hay chia ra từng phần theo những đặc điểm của đối tượng thuyết minh. Phương pháp phân loại hay phân tích có ưu điểm là giúp người đọc hiểu cụ thể, chi tiết hơn về vấn đề được thuyết minh.

Ví dụ: Muốn thuyết minh về một thành phố, có thể đi từng mặt: vị trí địa lý, khí hậu, dân số, lịch sử, con người, sản vật…

– Phương pháp dùng số liệu:

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến khi viết văn bản thuyết minh. Phương pháp nêu con số (số liệu) có tác dụng giúp làm cụ thể và sáng tỏ vấn đề đồng thời có sức thuyết phục nhất về đặc điểm cũng như vai trò nào đó của đối tượng. Ví dụ, khi nói về tình trạng tội phạm ma túy, để tăng độ tin cậy và tính thuyết phục, người viết cần đưa ra các số liệu cụ thể, chính xác về tình trạng tội phạm ma túy. Các số liệu này có thể được thu thập ở nhiều nguồn khác nhau nhưng cần lưu ý các nguồn thông tin này phải uy tín và chính xác. Khi thuyết minh một sự vật, sự việc, đối tượng, thường sử dụng đan xen kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau nhằm thoả mãn các yêu cầu trình bày hoặc giới thiệu, giải thích.

Văn thuyết minh và những điều cần biết
Văn thuyết minh và những điều cần biết

Các yếu tố xen kẽ trong văn thuyết minh

Để một văn bản thuyết minh trở nên hấp dẫn hơn, người viết có thể dụng dụng xen kẽ nhiều yếu tố, thể loại văn bản khác nhau.

  • Sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ: Với mục đích giúp văn bản thuyết minh được sinh động, cụ thể và hấp dẫn hơn, ta có thể thêm một số biện pháp tu từ trong văn bản, điển hình như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh…. Theo đó, các biện pháp này khi được kết hợp sẽ giúp người đọc cảm thụ tốt về đối tượng thuyết minh, giúp văn bản thuyết minh không bị khô khan, nhàm chán.
  • Yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh: Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh… như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) có thể hình dung được một cách cụ thể, sinh động. Biện pháp miêu tả được sử dụng trong văn bản thuyết minh giúp hiện tượng, sự vật trở nên chân thực, rõ nét và khách quan hơn. Với sắc tố, đường nét, âm thanh hay mùi vị từ miêu tả mà giúp người đọc hoàn toàn có thể cảm nhận được rõ nét và chân thực hơn.

Chi tiết cách viết một văn bản thuyết minh:

– Tìm hiểu bố cục tổng quan: Kết cấu của văn bản thuyết minh được giải thích hầu hết là tương tự như nhau. Hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh phải phù hợp với mối liên hệ bên trong của đối tượng, với môi trường xung quanh và có quá trình nhận thức của con người. Văn bản thuyết minh có các hình thức kết cấu sau:

  • Kết cấu theo thời gian;
  • Kết cấu theo không gian;
  • Kết cấu theo trật tự logic của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc;
  • Kết cấu hỗn hợp.

Việc sắp xếp ý trong bài văn thuyết minh là việc rất quan trọng. Đối tượng thuyết minh rất đa dạng, vì thế việc sắp xếp ý cũng đa dạng. Khi sắp xếp ý, cần lưu ý dựa vào từng dạng bài thuyết minh để có cách sắp xếp ý cho phù hợp. Một số cách sắp xếp ý cơ bản như sau:

  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm – cấu tạo – công dụng. Cách sắp xếp ý này phù hợp với văn bản thuyết minh về đồ vật.
  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm – cấu tạo – sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển trong lịch sử. Cách sắp xếp này phù hợp với kiểu bài thuyết minh các đối tượng gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc.
  • Sắp xếp ý theo trình tự: Đặc điểm không gian (bên trái, bên phải, đằng trước, đằng sau ). Cách sắp xếp ý này phù hợp với kiểu bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
  • Sắp xếp ý theo trình tự các công việc: Nguyên liệu – cách chế biến – yêu cầu về thành phẩm. Cách này thường áp dụng với các trường hợp giới thiệu về phương pháp, cách làm.

– Yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh: Khi soạn văn bản thuyết ninh, người viết cần phải chú ý một số yêu cầu sau:

  • Khi bắt đầu viết văn bản thuyết minh về một vấn đề, hiện tượng nào đó trong đời sống, người viết trước hết phải quan sát sự vật, hiện trượng đó để tìm hiểu về tính chất, đặc điểm của chúng;
  • Người viết cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh;
  • Trong quá trình viết, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.
  • Văn bản thuyết minh cần được phản ánh một cách trung thực, khách quan và chính xác về các sư vật, hiện tượng,… thuyết minh.

– Các bước viết văn bản thuyết minh:

  • Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh. Ở bước này, người viết cần: Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết. Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
  • Bước 2: Lập dàn ý chi tiết
  • Bước 3: Viết bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

Trong đó, tương tự như các loại văn bản khác, khi viết văn bản thuyết minh cũng chia thành 03 phần gồm:

  • Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
  • Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng… của đối tượng cụ thể.
  • Kết bài: Trình bày thái độ với đối tượng.

********************

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Giáo Dục

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button