Tổng hợp

Thủ tục hành chính là gì? Các loại thủ tục hành chính đang áp dụng

Thủ tục hành chính (Administrative procedures) là gì? Thủ tục hành chính được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gì? Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính? Các loại thủ tục hành chính đang được áp dụng hiện nay? Hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính?

Bạn đang xem: Thủ tục hành chính là gì? Các loại thủ tục hành chính đang áp dụng

Thủ tục được hiểu quy trình và cách thức giải quyết công việc. Thực tế, để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt các hoạt động theo thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những quy định chặt chẽ, thống nhất nhằm đạt được kết quả mong muốn.

Tương tự như vậy, hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy phạm thủ tục. Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt động quản lý nhà nước như: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính. Vậy thủ tục hành chính là gì? Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính? Nội dung bắt buộc của một thủ tục hành chính? Các loại thủ tục hành chính đang được áp dụng hiện nay? Hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính, mời Qúy bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính
  • Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

1. Thủ tục hành chính là gì?

 “Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức (Khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2010/NĐ-CP).

Như vậy, thủ tục hành chính sẽ bao gồm các bước tiến hành trong giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức, các loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính trước khi cơ quan thực hiện thủ tục hành chính giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức, hoặc những đòi hỏi mà đối tượng thực hiện thủ tục hành chính phải đáp ứng hoặc phải làm khi thực hiện một thủ tục hành chính cụ thể.

2. Thủ tục hành chính được dịch sang tiếng Anh có nghĩa là gì?

Thủ tục hành chính được dịch sang tiếng Anh có nghĩa: Administrative procedures

3. Nguyên tắc quy định thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính được quy định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

– Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện.

– Phù hợp với mục tiêu quản lý hành chính nhà nước.

– Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

– Tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước.

– Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của các quy định về thủ tục hành chính; thủ tục hành chính phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh.

4. Nội dung bắt buộc của một thủ tục hành chính

Việc quy định một thủ tục hành chính cụ thể chỉ hoàn thành khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây:

– Tên thủ tục hành chính;

– Trình tự thực hiện;

– Cách thức thực hiện;

– Hồ sơ;

– Thời hạn giải quyết;

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính;

– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính;

– Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; mẫu kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

Như vậy, nội dung bắt buộc của thủ tục hành chính phải đáp ứng đầy đủ các bộ phận nêu trên. Lúc này, việc thủ tục hành chính càng rõ ràng, công khai, minh bạch thì người dân dễ tiếp cận, đồng thời thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân.

5. Các loại thủ tục hành chính đang được áp dụng hiện nay

Việc phân loại thủ tục hành chính hiện nay là điều rất quan trọng, việc phân loại giúp nhà nước quản lý hiệu quả từng thủ tục hành chính một cách hiệu quả. Căn cứ vào từng đặc trưng thông dụng, phân loại thủ hành chính có những loại sau:

5.1.Theo đối tượng quản lý của Nhà nước

Các thủ tục hành chính được xây dựng cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước. Đồng thời được phân loại theo cơ cấu và chức năng của bộ máy quản lý nhà nước hiện hành, như: thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5.2.Theo công việc của cơ quan Nhà nước

Đối với thủ tục theo công việc của cơ quan nhà nước có khả năng áp dụng rộng rãi.

Theo cách phân loại này, thủ tục hành chính bao gồm:

  • Thủ tục thông qua và ban hành văn bản: Thủ tục này thông qua và ban hàng quyết định hành chính hoặc văn bản hành chính.
  • Thủ tục tuyển dụng cán bộ, công chức: Như thủ tục tuyển dụng cán bộ kỹ thuật, tuyển dụng các chức danh trong cơ quan…
  • Thủ tục khen thưởng cán bộ, công chức.

Tùy vào từng thủ tục trên mà gắn liền với hoạt động cụ thể của các cơ quan, phản ánh tính đặc thù trong quá trình vận dụng các thủ tục đó vào thực tiễn.

5.3.Theo chức năng chuyên môn

Thủ tục phân loại theo chức năng chuyên môn thường được áp dụng trong các cơ quan có chức năng quản lý chuyên môn, thực hiện các hoạt động của mình phải đảm bảo những thủ tục cần thiết theo yêu cầu chung của Nhà nước, như: Thủ tục cung cấp các dịch vụ thông tin; Thủ tục kiểm tra mức độ an toàn trong lao động; Thủ tục hải quan…

5.4.Theo quan hệ công tác

Theo cách phân loại này, có ba nhóm thủ tục sau đây:

Thủ tục hành chính nội bộ là trình tự thực hiện các công việc nội bộ cơ quan nhà nước.Thủ tục hành chính trong nội bộ của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa cơ quan hành chính nhà nước với nhau không liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức và thủ tục xử lý vi phạm hành chính; thủ tục thanh tra và thủ tục hành chính có nội dung bí mật nhà nước bao gồm: Thủ tục ban hành quyết định; thủ tục khen thưởng – kỷ luật; thủ tục thành lập các tổ chức, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ, công chức nhà nước.

Thủ tục hành chính liên hệ là trình tự các cơ quan hành chính, công chức, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động áp dụng pháp luật. Thủ tục hành chính liên hệ rất đa dạng, thủ tục này bao gồm:

+ Thủ tục giải quyết các yêu cầu, đề nghị của công dân, tổ chức. Đó là thủ tục kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thủ tục giải quyết các yêu cầu của các cơ quan tổ chức khác của nhà nước.

+ Thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính phải được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh lạm quyền, xâm phạm đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đó là thủ tục áp dụng những biện pháp nhằm ngăn chặn vi phạm hành chính; thủ tục xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác;

 Thủ tục văn thư là trình tự tiến hành các hoạt động lưu trữ, xử lý, cung cấp công văn giấy tờ và đưa ra các quyết định dưới các hình thức văn bản.Thủ tục văn thư mang nhiều tính chất kỹ thuật nghiệp vụ hành chính, đòi hỏi quá trình thực hiện phải tỉ mỉ, đúng thể thức, trình tự các bước tiến hành.Tóm lại, việc phân nhóm các thủ tục hành chính căn cứ vào tính chất hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình giải quyết công việc của nhà nước và của công dân như trên chỉ có tính chất tương đối.

6. Hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính

Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:

– Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

– Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;

– Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;

– Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;

– Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.

– Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

7. Hành vi bị nghiêm cấm của cán bộ, công chức khi thực hiện thủ tục hành chính

Nghiêm cấm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính thực hiện các hành vi sau đây:

– Tiết lộ thông tin về hồ sơ tài liệu và các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính mà mình biết được khi thực hiện thủ tục hành chính, trừ trường hợp được đối tượng thực hiện thủ tục hành chính đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin đó để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

– Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản;

– Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để trục lợi;

– Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục hành chính khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai;

– Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác, chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

– Nghiêm cấm đối tượng thực hiện thủ tục hành chính cản trở hoạt động của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; đưa hối lộ hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính.

– Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.

Trên đây là nội dung về thủ tục hành chính và các quy định có liên quan. Trường hợp thắc mắc nội dung chi tiết, mời quý bạn đọc liên hệ THPT Ngô Thì Nhậm để được hỗ trợ.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button