Tổng hợp

Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ

Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ đối với công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao:

1. Trình tự thực hiện:

– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và phí thẩm định đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ.

– Bộ Khoa học và Công nghệ (Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ) tổ chức thẩm định hồ sơ:

Bạn đang xem: Thủ tục chấp thuận chuyển giao công nghệ

+ Nếu tổ chức, cá nhân đáp ứng các yêu cầu theo những quy định hiện hành, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ.

+ Trong trường hợp không chấp thuận chuyển giao công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc gửi qua đường bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ (theo mẫu);

+ Văn bản về tư cách pháp lý của bên đề nghị: bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động;

+ Tài liệu giải trình về công nghệ (theo mẫu);

+ Tài liệu giải trình về việc đáp ứng các điều kiện tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao;

+ Ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (nếu có sử dụng vốn Nhà nước Việt Nam);

+ Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.

4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức, cá nhân tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ thuộc đanh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Khoa học và Công nghệ.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện: Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản chấp thuận chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

8. Lệ phí: Theo văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính (đang trong quá trình soạn thảo).

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

– Đơn đề nghị chấp thuận chuyển giao công nghệ (mẫu kèm theo).

– Tài liệu giải trình công nghệ (mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

– Đối với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận công nghệ phải có chức năng, nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc sử dụng công nghệ tiếp nhận; có đủ điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực đủ trình độ để tiếp nhận, vận hành công nghệ một cách an toàn và phải chấp hành nghiêm chỉnh tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

– Đối với công nghệ chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển giao công nghệ phải bảo đảm không gây phương hại đến lợi ích quốc gia.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật Chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH1 ngày 29/11/2006;

– Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Đăng bởi: THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Tổng hợp

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button