Hướng dẫn giáo viên

Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất được áp dụng từ năm học 2020-2021. Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT để giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.

Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)
Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất

TẢI VỀ FILE WORD | TẢI VỀ FILE PDF

Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo

thong-tu-27-danh-gia-hoc-sinh-tieu-hoc

Điểm mới Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học

1. Lộ trình đánh giá học sinh tiểu học

Theo đó, quy định đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện theo lộ trình như sau:

  • Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
  • Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2.
  • Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3.
  • Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4.
  • Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5.

Lưu ý: Quy định đánh giá học sinh tiểu học tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT được áp dụng đến khi các quy định tại Điều 2 Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT được thực hiện.

2. Giáo viên tiểu học được chấm 0 điểm bài kiểm tra

Cụ thể, trong đánh giá định kỳ, bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh.

So với quy định hiện hành tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT đã bỏ quy định “không cho điểm 0” đối với bài kiểm tra của học sinh tiểu học.

3. Đề kiểm tra của học sinh tiểu học chỉ còn 03 mức độ

Trong đó, quy định đề kiểm tra định kỳ của học sinh tiểu học được thiết kế phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập theo các mức:

– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

– Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Như vậy, thay vì quy định 4 mức độ của đề kiểm tra như hiện hành tại Thông tư 22/2016 thì quy định mới chỉ còn 03 mức độ.

4. Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá

Theo đó, trong đánh giá thường xuyên:

– Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.

– Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực: Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.

5. Vai trò của phụ huynh trong đánh giá thường xuyên

– Về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục:

Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện. (Thông tư 22/2016 quy định khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên).

– Về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực:

Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển

6. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức

Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

– Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

– Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

– Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

– Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

7. Khen thưởng cuối năm học

– Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành xuất sắc;

– Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận.

************************

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học và những điểm mới về đánh giá học sinh mới nhất theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT. Hy vọng sẽ giúp ích cho các giáo viên trong việc đánh giá, xếp loại học tập của các em học sinh.

Đăng bởi: Trường THPT Ngô Thì Nhậm

Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Bạn đang xem: Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất (Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button