Giáo dục

Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào? là câu hỏi trắc nghiệm trong cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai THCS 2022-2023. Dưới đây là đáp án đúng cùng những thông tin hữu ích phục vụ các em trong cuộc thi. Mời các em tham khảo ngay.

Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào?

Câu hỏi: Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào?

A. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

B. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

C. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo.

D. Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo và bị tạm giữ phương tiện 07 ngày

Đáp án đúng: C – Người điều khiển phương tiện bị phạt cảnh cáo.

Giải thích:

Theo quy định mới nhất được ban hành là Nghị định 123/2021/NĐ-CP tại khoản 11 điều 2 về xử phạt các hành vi vi phạm của người điều khiển xe cơ giới như sau:

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào?

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm giao thông xử phạt thế nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Pháp luật quy định độ tuổi lái xe như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe như sau:

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm giao thông xử phạt thế nào?

Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định như sau:

– Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

– Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy sẽ áp dụng hình thức xử phạt hành chính nhẹ nhất đó là phạt cảnh cáo. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có thể bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định nguyên tắc xử lý như sau:

Ngoài những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 3 của Luật này, việc xử lý đối với người chưa thành niên còn được áp dụng các nguyên tắc sau đây:

– Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong quá trình xem xét xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng chỉ được áp dụng khi xét thấy không có biện pháp xử lý khác phù hợp hơn;

– Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính còn căn cứ vào khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp;

– Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.

Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.

Chưa đủ tuổi lái xe có bị giam xe không?

Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định như sau:

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.

Hành vi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi là hành vi vi phạm giao thông theo khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Theo quy định trên, để ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt. Ngoài ra, trong các trường hợp cần thiết như nhằm đảm bảo cho việc thi hành quyết định xử phạt, việc tạm giữ phương tiện vẫn có thể được thực hiện sau khi có quyết định xử phạt.

Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển mà gây tai nạn, chủ xe có thể bị đi tù?

Căn cứ Điều 264 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bởi khoản 76 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người nào giao phương tiện giao thông cho người mà biết rõ người đó không có giấy phép lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thì bị phạt như sau:

– Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm nếu người gây tai nạn vi phạm một trong các lỗi sau:

1/ Làm chết người;

2/ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

3/ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

4/ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

1/ Làm chết 02 người;

2/ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

3/ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

1/ Làm chết 03 người trở lên;

2/ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

3/ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Như vậy việc giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển mà gây tai nạn, người chủ xe có thể bị phạt tiền hoặc phạt tù tùy theo mức độ thiệt hại của sự việc.

*******

Trên đây là nội dung giúp các em trả lời câu hỏi Theo quy định hiện hành người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô xe gắn máy kể cả xe điện bị xử phạt như thế nào? Hy vọng các em sẽ làm đúng hết toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm trong cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai.

 

Nội dung bài viết được đăng tải bởi thầy cô trường thpt Ngô Thì Nhậm (trước đây là trường trung học phổ thông Sóc Trăng). Cấm sao chép dưới mọi hình thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button